Thái độ thích hợp, 'thần dược' của người bệnh

Thái độ thích hợp, 'thần dược' của người bệnh

Thứ 4, 25/09/2013 | 17:02
0
Chúng ta không nên coi bệnh tật và khổ đau là thứ hoàn toàn tàn phá chúng ta, và vì thế chịu thất vọng và ngã lòng. Trái lại (nghĩa là trường hợp người Phật tử), chúng ta phải coi đó là cuộc trắc nghiệm xem chúng ta đã hiểu lời Phật dạy tốt đến đâu, và chúng ta có thể áp dụng sự hiểu biết mà chúng ta cho là đã học tốt đến mức nào.

Nếu chúng ta không đối phó được về mặt tinh thần, nếu chúng ta bị suy sụp, nó cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về Phật Pháp, sự thực hành của chúng ta, vẫn còn yếu. Vì vậy bằng cách này, đó là cuộc trắc nghiệm và cơ hội cho chúng ta thấy mức độ chúng ta đã quán triệt sự thực hành của chúng ta.

Rồi bệnh cũng là cơ hội cho chúng ta nâng cao hơn nữa sự thực hành kiên nhẫn và khoan dung của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể thực hành và phát triển đến viên mãn (toàn hảo) ví như lòng kiên nhẫn nếu chúng ta không trắc nghiệm, nếu chúng ta không bị đặt vào những hoàn cảnh khó khăn và khốc liệt? Vậy nên bằng cách này, chúng ta có thể coi bệnh là cơ hội cho chúng ta trau dồi thêm nhẫn nại.

Thiền++ - Thái độ thích hợp, 'thần dược' của người bệnh

Chúng ta cũng có thể nhìn vào sức khỏe không phải chỉ là sự vắng bóng của bệnh tật mà còn là khả năng trải qua bệnh, và học hỏi và phát triển từ đó. Đúng, một định nghĩa mới lạ về sức khỏe như thế bắt nguồn từ một số chuyên gia y tế như Bác Sĩ Paul Pearsall của Bệnh viện Sinai tại Detroit, Hoa Kỳ. Thấy bệnh không bao giờ trừ tiệt được và cuối cùng chúng ta phải gục ngã bằng cách này hay cách khác ra sao, những bác sĩ này đã đi đến định nghĩa về sức khỏe có thể giúp ta có thể thích nghi với bệnh khi nó đến. Điều đó đúng phải không? Cho dù nhiều máy móc, phương pháp và thuốc men tinh vi đến thế nào đi nữa, người ta vẫn cứ gục ngã trước ung thư, bệnh AIDS, bệnh đau tim và nhiều bệnh khác.

Cuối cùng, không có lối thoát. Chúng ta phải hiểu và chấp nhận sự thật, để khi nó đến và chúng ta phải gục ngã, chúng ta có thể gục ngã một cách thanh tao. Chắc chắn, chúng ta sẽ chữa trị bệnh bằng hết sức mình, nhưng khi bất chấp những cố gắng cao nhất của chúng ta, chúng ta thất bại và bệnh tiếp tục gia tăng, chúng ta phải chấp nhận và cam chịu với cái không thể tránh được.

Phân tích đến cùng, không phải vấn đề là chúng ta sống lâu bao nhiêu mà là chúng ta sống tốt đẹp ra sao mới đáng kể, và điều đó gồm cả cách chúng ta có thể chấp nhận bệnh tật của chúng ta đến mức nào, và sau hết chúng ta có thể chết ra sao. Về mặt này, Bác sĩ Bernie S. Siegel trong cuốn sách của ông, “Hòa Bình, Tình Thương và Chữa Bệnh”, viết:

Những bệnh nhân khác thường không cố gắng để không chết. Họ cố gắng để sống cho đến khi họ chết. Họ đã thành công, mặc dù hậu quả bệnh tình như thế nào, vì họ đã chữa lành đời sống của họ, chơ dù họ không chữa được bệnh của họ.

Và ông cũng nói:

Một cuộc đời thành công không phải về cái chết. Đó là về sống tốt đẹp. Tôi đã thấy có người mới hai tuổi và chín tuổi đã thay đổi được người ta và cả các cộng đồng bởi khả năng của họ về tình thương, và đời sống của họ thành công dù ngắn ngủi. Mặt khác, tôi biết nhiều người sống lâu hơn rất nhiều và không để lại gì ngoài sự trống rỗng.

Cho nên thật tuyệt vời rốt cuộc là đời sống của chúng ta có thể được chữa lành mặc dầu bệnh của chúng ta có thể không được chữa khỏi. Sao vậy? vì khổ đau là vị thầy giáo và nếu chúng ta học bài thuộc, chúng ta có thể trở nên thành người tốt hơn một cách đáng ngạc nhiên.Chúng ta đã không nghe những chuyện có những người trải qua đau đớn nhiều, thoát khỏi, đã thay đổi thành người tốt hơn ư? Nếu họ không kiên tâm, ích kỷ, cao ngạo và không thận trọng trước đó, bây giờ họ có thể trở nên kiên nhẫn, tử tế, lịch thiệp, và nhũn nhặn hơn. Đôi khi họ nhận thấy bệnh là một điều tốt cho họ – bệnh đã cho họ cơ hội để xem xét lại lối sống và những giá trị quan trọng hơn trong đời sống. Họ đi đến đánh giá cao gia đình và bạn hữu hơn, và quý trọng thời gian họ đã sống với những người thân yêu. Và nếu họ bình phục lại được, họ sẽ dành nhiều thì giờ hơn cho những người thân, và làm những việc thực sự quan trọng và có ý nghĩa nhiều hơn.

Nhưng cho dù chúng ta bị gục ngã vì bệnh chúng ta vẫn có thể học hỏi và phát triển từ nó. Chúng ta có thể hiểu được cái mong manh của sự sống và lời dạy của Đức Phật đúng ra sao – có một yếu điểm trong sự sống. Chúng ta có thể trở nên tử tế hơn, cảm niệm nhiều hơn về lòng khả ái mà chúng ta nhận được từ người khác. Chúng ta có thể tha thứ những ai đã làm cho chúng ta đau đớn. Chúng ta có thể thương yêu một cách hào phóng và sâu xa hơn. Và khi cái chết đến, chúng ta có thể chết bằng sự chấp nhận và an bình. Bằng cách đó, chúng ta có thể nói đời sống của chúng ta được chữa lành vì chúng ta hòa hợp với thế giới và chúng ta sống trong bình an.

> Thiền sư nổi tiếng nói về sex

Theo Ven.Visuddhacara

Những sao nam Việt bất lực chống chọi với bệnh tật

Thứ 5, 25/07/2013 | 09:12
Nhiều nghệ sĩ tài hoa đã ra đi sau một thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo.

Xét nghiệm máu giúp tiên đoán bệnh tật, tuổi thọ

Thứ 3, 16/07/2013 | 15:52
Chỉ cần thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản, bạn có thể biết được mình sống được bao lâu, sẽ bị bệnh gì và tốc độ lão hóa như thế nào để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Tài tử Hong Kong sống nghèo khó, bán nhà vì bệnh tật

Thứ 2, 15/04/2013 | 11:48
Không có tiền chi trả các hóa đơn nằm viện, diễn viên Hong Kong đang đứng trước khó khăn lớn về tài chính.

Xem tử vi 'đoán' bệnh tật: Sợ hãi trong... tưởng tượng

Chủ nhật, 24/03/2013 | 13:05
Xem bói tử vi- đoán bệnh tật. Câu chuyện tưởng chừng khó tin nhưng lại được rất nhiều "tín đồ" của "binh pháp tử vi" sùng bái. Chỉ cần muốn biết vận hạn, bệnh tật trong một năm, những "tín đồ" này lại tìm đến các "thầy" tử vi để nghe thầy phán. Chưa biết, bệnh tật trong tương lai ra sao, nhưng không ít người đã bi lụy, sầu não đến sinh bệnh.

Đói nghèo và bệnh tật 'bủa vây' xóm nghĩa địa

Thứ 3, 26/02/2013 | 16:06
Xóm Gò Mả (khu phố 4, phường 15, quận 8, TP.HCM) len lỏi sâu giữa trung tâm thành phố lại là bến đỗ của nhiều mảnh đời bất hạnh. Sống chung với mảnh đất của những người chết, người dân xóm Gò Mả đã phải đối diện với nhiều khó khăn về cả tinh thần và vật chất.

Luân hồi: Nghiệp lực đời trước và bệnh tật đời này

Thứ 7, 06/07/2013 | 00:25
Những điều xấu gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Gieo gì thì gặt nấy. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ, cũng chính là giải thích về quy luật nhân quả trong cuộc sống.

Những hội chứng bệnh tật khiến con người trở nên đặc biệt

Thứ 2, 22/07/2013 | 20:32
Đó là hội chứng 'Superman', hội chứng 'không biết sợ', hội chứng bác học... là những căn bệnh kỳ lạ...

Bệnh tật kỳ lạ của nam thanh niên dẫn bạn gái đi phá thai

Thứ 6, 17/05/2013 | 10:14
Khoảng năm 1987, chính phủ Đài Loan bắt đầu có một loạt cải cách, luật lệ được cởi mở trong nhà trường. Trước đây, cách thức điều hành sinh hoạt sinh viên rất nghiêm túc. Thí dụ, có những luật không cho phép sinh viên để tóc dài, cấm nam nữ có liên hệ trong sân trường, và sinh viên không được vào vũ trường.