"Thầy cô giáo phải như một người kỹ sư tâm hồn, người nghệ sĩ trên bục giảng"

Hà Công Luân
Thứ 3, 20/11/2018 | 08:34
1
Từng là một học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà đã gạt bỏ đi rất nhiều cơ hội tại Hà Nội phồn hoa để trở về quê hương “gieo mầm” tình yêu Lịch sử với những học sinh nơi đây.

Cái duyên với nghề giáo

Trở lại 15 năm về trước, năm 2003 chị Nguyễn Thị Ngọc Hà khi đó là một cô học sinh chuyên Sử của trường THPT Chuyên Thái Nguyên, năm đó chị đạt được giải Nhì trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử. Đạt HSG Quốc gia đồng nghĩa với việc sẽ được một “vé đặc cách” vào một trường đại học, khi đó chị Hà trăn trở về việc sẽ trở thành một người nghiên cứu Sử hay thành một giáo viên.

Chị Hà cho biết, dù là nghề giáo viên hay là nhà nghiên cứu thì chị cũng đều vui khi được sống cùng tình yêu với Sử. “Khi đó, tôi nghĩ về những thầy cô của mình, nghĩ về niềm đam mê Sử được ảnh hưởng từ những người thầy, người cô của mình. Nhưng lại cũng thích thành một người nghiên cứu sử, khi nghĩ về những cuốn sách quý báu mình đã được đọc”, chị Hà cho hay.

Giáo dục - 'Thầy cô giáo phải như một người kỹ sư tâm hồn, người nghệ sĩ trên bục giảng'

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Hà, giáo viên Lịch sử trường THPT Hoàng Quốc Việt (Thái Nguyên).

Để rồi, sau nhiều đêm suy nghĩ, cô học sinh ngày đó quyết định đi đăng ký theo học trường đại học Sư phạm Hà Nội, chị Hà chia sẻ: “Em quyết định học Sư phạm để trở thành một cô giáo, để có thể đem tình yêu Sử tới những bạn thế hệ sau”.

Thời gian đầu học trường Sư phạm quả là quãng thời gian khó khăn đối với cô sinh viên nhỏ bé. Bố mẹ đã già nên không thể nuôi được chị ăn học với chi phí đắt đỏ tại Thủ đô. Vì vậy, chị đã phải bươn chải với nhiều nghề khác nhau sau mỗi giờ ngồi ghế giảng đường để có tiền sinh sống.

Nhớ về khoảng thời gian ấy, chị không khỏi bồi hồi: “Sáng tôi đi học, chiều lại đạp xe bán kem ở gần trường trong suốt năm học đầu tiên. Số tiền kiếm được cũng đủ để trang trải cho cuộc sống. Sau đó, tôi đã chuyển đi làm gia sư để có thể quen với nghề, mà thu nhập cũng khá hơn trước”.

Ra trường năm 2007, chị xung phong lên công tác tại Trường THPT Hoàng Quốc Việt của huyện vùng cao Võ Nhai. Khi đó, trường mới thành lập 1 năm, cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học còn muôn vàn khó khăn. Chị cho biết, ngày đó chị đã phải đắn đo giữa việc về quê hương hoặc ở Hà Nội để giảng dạy.

“Ngày đó cũng có vài cơ hội để tôi có thể đi dạy ở Hà Nội với thu nhập khá cao, nhưng tôi đã quyết định chọn về để đem tình yêu lịch Sử tới các em còn thiếu nhiều khó khăn về điều kiện học tập nơi quê nhà”, chị Hà tâm sự.

Trong 10 năm công tác, dưới sự dìu dắt của chị, năm học vừa qua, các thế hệ học sinh đã giành được 56 giải tỉnh, có 53 giải HSG cấp tỉnh, 3 giải liên môn cấp tỉnh, 2 giải liên môn quốc gia trong đó 1 nhì lĩnh vực, 1 giải ba toàn cuộc. Bản thân chị là giáo viên giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích quốc gia trong cuộc thi dạy học tích hợp, giải nhì quốc gia cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, giải đặc biệt thi tìm hiểu lịch sử 80 năm Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Thái Nguyên... Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết dù là tham dự cuộc thi gì đi nữa thì mục đích cuối cùng cũng là giúp mình có thêm kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường.

Cần có nhiều phương pháp dạy khác nhau để dạy học

Chị Hà cho hay: “Tham gia các cuộc thi tìm hiểu lịch sử không đơn thuần là khẳng định bản thân, quan trọng hơn đó là cách tôi có cơ hội tích lũy, bồi đắp thêm kiến thức phục vụ cho công tác chuyên môn. Để từ đó tiếp tục truyền ngọn lửa của tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông đến các thế hệ học sinh của mình”.

Nói về việc giảng dạy môn Lịch sử, chị Hà khẳng định, những người giáo viên Lịch sử đều chung một niềm mong mỏi là làm thế nào để các em học sinh có hiểu biết và đam mê môn Lịch sử, từ đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Nhưng cách thức tổ chức như thế nào cho hiệu quả lại phụ thuộc vào phương pháp vận dụng các hình thức dạy học của từng giáo viên.

“So với các bộ môn khác, môn Lịch sử có những đặc trưng riêng nên nhiều em học sinh có tâm lí sợ khó, ngại học môn Lịch sử. Thầy cô giáo phải như một người kĩ sư tâm hồn, người nghệ sĩ trên bục giảng. Môn Lịch sử với nhiệm vụ khôi phục lại bức tranh quá khứ chân thực bao nhiêu, sinh động và hấp dẫn bao nhiêu lại không thể thiếu đi tài năng và tâm huyết của người giáo viên dạy Sử. Để một giờ học Lịch sử thành công, không thể thiếu một chút “gia vị” đó chính là ánh mắt, cử chỉ, sự dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học qua việc sử dụng thơ văn, âm nhạc, câu chuyện lịch sử hấp dẫn…", chị nói.

Giáo dục - 'Thầy cô giáo phải như một người kỹ sư tâm hồn, người nghệ sĩ trên bục giảng' (Hình 2).

Một tiết học mà cô giáo Ngọc Hà cho các em học sinh nhập vai nhân vật.

Cũng theo chị Hà, đổi mới phương pháp dạy là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là Chương trình Giáo dục phổ thông mới sắp đi vào thực tế đề cao những phương pháp trực quan sinh động trong việc dạy và học: "Để tổ chức dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì người giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập theo dự án, cho học sinh tìm hiểu các tư liệu, hình ảnh về sự kiện, nhân vật... trước ở nhà. Đó là điều rất quan trọng để quyết định thành công của một giờ học. Từ đó, khi tổ chức dạy học trên lớp giáo viên giáo viên có thể kết hợp các phương pháp trực quan sinh động như: phương pháp đóng vai, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng công nghệ thông tin....

Trên cơ sở đó hình thành cho các em năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác trong thảo luận nhóm, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; thực hành với đồ dùng trực quan; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử, vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn, thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử...".

Xem video: Một tiết dạy của cô Nguyễn Thị Ngọc Hà:

Thầy cô giáo phải như một người kĩ sư tâm hồn, người nghệ sĩ trên bục giảng

Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh

Thứ 3, 20/11/2018 | 06:35
Đôi khi không cần phải tìm những món quà quá xa xỉ để thể hiện lòng biết ơn đối với các vị giáo viên. Hãy lựa chọn những món đồ đơn giản nhưng thiết thực, đảm bảo sẽ khiến thầy cô vô cùng hài lòng.

Ngày 20/11: Tình yêu của Song Tử và người ấy đang phát triển khá tốt

Thứ 3, 20/11/2018 | 06:34
Tình yêu của bạn và người ấy đang phát triển khá tốt. Bạn thông minh và biết cách nuôi dưỡng tình cảm của mình một cách khéo léo. Người ấy có thể ban đầu không thực sự mê đắm nhưng theo thời gian khó có thể thoát khỏi lưới tình.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:00
Trong lúc đi bắt ếch trên đồng, người đàn ông bị sét đánh trúng, ngã gục tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất.