Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet

Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet

Chủ nhật, 17/03/2019 | 19:00
0
Bức tranh thị trường ứng dụng giao đồ ăn đầu năm 2019 đang có sự phân hoá rõ rệt. Hiện tại, dễ dàng chỉ ra những cái tên đang làm mưa làm gió trên thị trường là Grab Food, Go-Food, Now. Mỗi hãng có một chiến lược kinh doanh riêng nhưng có vẻ như tiềm lực tài chính và kinh nghiệm thị trường mới là yếu tố quyết định.

Thị trường giao nhận đồ ăn có “ngon”?

Theo dự báo của Euromonitor, đến năm 2020 giá trị thị trường giao nhận đồ ăn ở Việt Nam đạt khoảng 38 triệu USD.

Bức tranh thị trường ứng dụng giao thức ăn đầu năm 2019 đang có sự phân hoá rõ rệt. Hiện tại, dễ dàng chỉ ra những cái tên đang làm mưa làm gió trên thị trường là Grab Food, Go-Food, Now.

Tiêu dùng & Dư luận - Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet

Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet.

Theo nghiên cứu của Google và Temasek đánh giá phân khúc thị trường ứng dụng đặt thức ăn còn khá khiêm tốn, dung lượng thị trường nhỏ hơn thị trường đặt xe khoảng 15 lần nhưng lại có số ứng dụng tham gia không kém gì thị trường ứng dụng đặt xe.

Khởi đầu nhiều khó khăn song thị trường giao nhận đồ ăn đã cho thấy sự bứt phát ngoạn mục. Theo thống kê từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2017, mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến tại Hà Nội và TP.HCM nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018 đã lên tới hơn 70% (đối với khối nhân viên văn phòng). Như vậy, chỉ trong 1 năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%.

Theo khảo sát được thực hiện bởi Kantar TNS vào tháng 1/2019, Grab Food hiện là dịch vụ giao thức ăn được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với 68% số người bình chọn, xếp sau là Now với 19% và Go-Food của Go-Viet với 1%.

Tiềm lực tài chính

Theo các thông tin được công bố đến thời điểm này, Grab Food vẫn có nguồn tài chính vững chắc nhất với giá trị doanh nghiệp start-up này lên đến hơn 10 tỷ USD.

Go-Viet cũng không kém gì khi có Go-Jek hậu thuẫn với giá trị doanh nghiệp vào khoảng 5 tỷ USD nhưng nhận được đầu tư từ nhiều tập đoàn Internet và công nghệ hàng đầu thế giới, còn Now về sâu xa có Tencent hậu thuẫn.

Tiêu dùng & Dư luận - Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet (Hình 2).

Giá trị doanh nghiệp của Grab lớn hơn các đối thủ trong cuộc chơi giao nhận đồ ăn.

Tuy nhiên xét theo doanh thu thực tế, các ứng dụng có nguồn thu ngay từ phí giao hàng người dùng phải trả nhưng để kích cầu thì họ phải chi đến 2, 3 chỉ để thu về 1, thậm chí là 0.

Như Go-Food và Grab Food thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mãi, đặt qua ứng dụng được giảm 50 cộng thêm miễn phí giao hàng; hay chương trình mua 1 tặng 1,… Thậm chí Grab còn chơi lớn với chương trình 999 ly trà sữa 0 đồng

Vậy nên “miếng bánh béo bở” 38 triệu USD (năm 2020) mà bị “chia năm xẻ bảy” thì mỗi ứng dụng thâu tóm cũng chẳng được là bao, cho nên tương lai “đốt” tiền hay nói theo thuật ngữ đầu tư là “lỗ theo kế hoạch” vẫn còn dài dài.

Chiêu giao hàng nhanh

Gcomm đưa ra kết luận khảo sát, người dùng Việt quan tâm nhất tới yếu tố tốc độ giao hàng. Về vấn đề này, mỗi ứng dụng lại có lợi thế riêng của mình để rút ngắn thời gian giải quyết đơn hàng, đưa thức ăn còn ấm nóng đến tay khách hàng.

Now chọn cách giảm thời gian bằng cách đặt thiết bị nhận yêu cầu món ngay tại các nhà hàng. Khi khách gọi đồ ăn trên điện thoại thì thiết bị đặt trong nhà hàng sẽ báo, món ăn sẽ được làm ngay. Khi nhân viên giao hàng đến quán cũng là lúc thức ăn đã chuẩn bị sẵn sàng giao đi.

Tiêu dùng & Dư luận - Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet (Hình 3).

Mạng lưới của Go-Viet ở thị trường TP.HCM rất phát triển.

Trong khi đó, nhờ mạng lưới 175.000 đối tác tài xế phủ rộng Grab Food chọn cách để tài xế mua hộ đồ ăn cho khách. Nhờ hệ thống tài xế dày đặc, thời gian giao hàng trung bình của Grab Food là 20 phút. Khách hàng và tài xế có thể trao đổi, gửi yêu cầu đặc biệt (không ăn cay, không lạnh,…) thông qua những đoạn hội thoại mà không cần thông qua một tổng đài trung gian như Now.

Go-Viet nhờ dòng vốn mạnh hậu thuẫn từ startup kỳ lân Go-Jek đã áp dụng chiết khấu thấp 10% trong các tháng hoạt động đầu tiên để chiêu mộ hàng chục nghìn đối tác tài xế. Các tài xế của Go-Viet cũng được hãng hỗ trợ thu nhập tối thiểu 25.000 đồng cho mỗi đơn hàng, riêng 2 khung giờ cao điểm là trưa và chiều tối mỗi ngày, số tiền này lên đến 35.000 đồng/đơn.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Thị trường giao nhận thức ăn tuy rộng nhưng thẳng thắn mà nói là cuộc chiến không khoan nhượng giữa Grab và GoViet.

Ở mảng truyền thông, Grab và GoViet được cho là ký những bản hợp đồng hàng trăm nghìn USD với gương mặt đại diện. Nếu Go-Food chọn Sơn Tùng - một trong những nghệ sĩ được giới trẻ yêu thích nhất, thì Grab cũng chọn các nhân vật thu hút sự chú ý rất lớn của khán giả như ca sĩ Mỹ Tâm, thủ môn Bùi Tiến Dũng hay tiền vệ Nguyễn Quang Hải...

Tiêu dùng & Dư luận - Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet (Hình 4).

Ca sỹ Mỹ Tâm là gương mặt quảng cáo của Grab.

Tiêu dùng & Dư luận - Thị trường giao nhận đồ ăn: Cuộc chiến không khoan nhượng của Grab và GoViet (Hình 5).

Trong khi đó Go-Food chọn ca sỹ Sơn Tùng.

5 năm chinh chiến tại thị trường Việt cho Grab sự am hiểu thị trường nhất định. Không chỉ bán hàng cho các nhà hàng, GrabFood còn sở hữu nhiều món ăn và thức uống đồng sáng tạo cùng các nhà hàng, thương hiệu nổi tiếng. Những món ăn độc quyền, chẳng hạn món ăn kết hợp giữa GrabFood với McDonald’s, tạo sự đổi mới cho người dùng, do đó các món này liên tục nằm trong top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất trong vòng một tháng kể từ khi ra mắt.

Bắt đầu được triển khai tại TP.HCM vào tháng 6/2018, đến tháng 1/2019, Grab Food đã tăng độ phủ đến 15 tỉnh thành, có thể xem là dịch vụ giao thức ăn trực tuyến lớn nhất Việt Nam về quy mô.

Theo thông tin từ Grab, so với thời điểm mới triển khai, hiện nay đơn hàng tăng gấp 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh tăng gấp 10 lần, phủ sóng 15 tỉnh thành trên cả nước, trở thành một trong những dịch vụ giao nhận thức ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam.

Trong khi đó, Go Food mới chỉ có mặt ở TP.HCM. Tuy nhiên, Go Viet cũng đầy tự tin sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi đặt mục tiêu hợp tác với hàng chục nghìn đối tác trên toàn quốc, từ tiệm ăn bình dân, hàng ăn nhanh cho đến các nhà hàng sang trọng. "Giao thức ăn và ví điện tử là hai mảng triển vọng mang lại lợi nhuận", CEO GO Viet - Nguyễn Vũ Đức từng chia sẻ vài tháng sau khi nghênh chiến với Grab.

Cới sự hậu thuẫn của “ông lớn” Go-Jek, Go Food được dự đoán cũng sẽ làm nên chuyện trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.

Đình Văn

Hủy chuyến Grab sẽ bị phạt tiền

Thứ 3, 12/03/2019 | 11:45
Theo chính sách mới nhất của Grab, khách hàng  tại Singapore sẽ bị tính phí 4 SGD nếu hủy chuyến sau khi ứng dụng tìm được tài xế từ 3-5 phút. Tài xế sẽ là người được hưởng số tiền phạt này.

Grab có phải là taxi, vi phạm luật cạnh tranh?

Thứ 4, 19/12/2018 | 20:00
Sau nhiều năm Grab thâm nhập vào thị trường vận tải Việt Nam chỉ có mức đăng ký đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Đến nay, Grab kêu lỗ tới 900 tỷ đồng khiến cho nhiều người phải giật mình đặt ra câu hỏi: Grab lấy tiền ở đâu để bù lỗ khoản này?

Tân binh GoViet "đại chiến" gã khổng lồ Grab: Khách hàng nên cẩn trọng

Thứ 7, 20/10/2018 | 10:07
Trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai hãng đặt xe công nghệ, khách hàng bối rối khi đặt xe "tân binh" GoViet nhưng tài xế đến đón lại của "gã khổng lồ" Grab. Sự việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và vi phạm luật Cạnh tranh.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc bị phạt hơn 90 triệu đồng

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:21
Tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Du lịch Huế "bội thu" dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:32
Số lượng khách du lịch đến Huế trong dịp lễ 30/4-1/5 năm nay cao hơn dịp Tết Nguyên Đán vừa qua.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng “thắng lớn” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Thế mạnh du lịch biển giúp du khách ùn ùn kéo đến Quảng Ninh và Hải Phòng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vượt xa kỳ vọng của 2 địa phương về cả số lượng lẫn doanh thu.

5 ngày nghỉ lễ, doanh thu của du lịch Đà Nẵng đạt khoảng 1.336 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:16
Do thời tiết nắng nóng, nhiều du khách đã dịch chuyển lịch trình khi đến thành phố Đà Nẵng và họ bất ngờ với những trải nghiệm mới.

Kiên Giang: QLTT thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra 330 vụ, phát hiện, xử lý 116 vụ vi phạm hành chính; thu nộp ngân sách 3,74 tỷ đồng.

Kiên Giang: Đón hơn 270 ngàn du khách dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:20
Theo thống kê trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Kiên Giang ước đón 272.547 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Mở “đường lớn” cho xe điện phát triển

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Thời của xe điện đang tới và Việt Nam không đứng ngoài lề trong cuộc cách mạng về giao thông xanh này. Cần sớm có chính sách thúc đẩy để không bị "chậm chân".