Thống nhất ý chí và hành động về phòng, chống tham nhũng

Thống nhất ý chí và hành động về phòng, chống tham nhũng

Thứ 3, 26/06/2018 | 15:48
0
Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, nhiều đại biểu đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, loại khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa, kiên quyết không có "vùng cấm" trong xử lý vụ án tham nhũng.

Ngày 25/6, tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì, nhiều đại biểu đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, loại khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa, kiên quyết không có "vùng cấm" trong xử lý vụ án tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra bộ Công an để hạn chế thất thoát tài sản Nhà nước, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu; đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Xác định cụ thể vai trò, trách nhiệm người đứng đầu

Nhiều ý kiến cho rằng bài học thành công trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua là phải biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng; gắn đấu tranh phòng, chống tham nhũng với đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thống nhất ý chí và hành động về phòng, chống tham nhũng

Đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Từ thực tế thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng: Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng là rất quan trọng và cấp thiết. Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, đồng thời yêu cầu người đứng đầu cấp ủy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải gương mẫu thực hiện xác định trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, chủ động tự phát hiện vụ việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương do mình phụ trách, xác định kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là tiêu chí, thước đo, phẩm chất và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. Đồng chí Nguyễn Thành Phong đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên đối với sai phạm của người đứng đầu cơ quan cấp dưới hoặc trong trường hợp sai phạm liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cơ quan, đơn vị theo quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng nhằm xác định cụ thể hơn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng tại đơn vị mình phụ trách.

Thống nhất ý chí và hành động về phòng, chống tham nhũng (Hình 2).

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tham luận. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Các đại biểu đề nghị thời gian tới cần tiếp tục triển khai Nghị quyết của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, coi đây là công việc thường xuyên, liên tục, cần có quyết tâm chính trị cao; rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế- xã hội, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; hoàn thiện dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Ngô Sách Thực, luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cần giải quyết thấu đáo những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra với cơ chế rõ rệt, đủ mạnh, để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua. "Làm sao để nhân dân thấy được kết quả đột phá từ công tác này. Và cơ chế nào để bảo vệ người tố cáo tham nhũng? Cơ chế vinh danh, khen thưởng? đều là những nội dung hết sức thiết thực, cần được kịp thời hoàn thiện. Để người dân không "đơn độc" và hệ thống chính trị không "độc thoại" trong công tác này"- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh và nêu rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ý thức được vai trò, trách nhiệm "cầu nối" của mình cần được phát huy tốt hơn; sớm xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Ông Ngô Sách Thực cho biết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đồng tình và sẵn sàng thực hiện tốt trách nhiệm của mình, một trong những yếu tố phát huy quyền làm chủ của nhân dân thì phải có cơ chế thỏa đáng để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có điều kiện và thực lực để thực hiện giám sát, phản biện xã hội về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhân dân phải có điều kiện được tham gia rộng rãi và phát huy vai trò giám sát, phản biện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua các tổ chức thành viên. "Vấn đề đặt ra ở đây là câu chuyện về công khai, minh bạch, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí và cơ chế hậu giám sát, phản biện xã hội cần được quan tâm hơn"- ông Ngô Sách Thực kiến nghị.

Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ

Cho rằng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra, giám sát quyền lực chặt chẽ; nghiên cứu bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, kể cả người nghỉ hưu. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác, minh bạch tài sản thu nhập…

Thống nhất ý chí và hành động về phòng, chống tham nhũng (Hình 3).

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tham luận. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Giải pháp được Tổng Thanh tra nêu là hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ; nghiên cứu, bổ sung quy định về xử lý nghiêm đối với cán bộ công chức, viên chức có vi phạm kể cả người đã thôi việc, nghỉ hưu; thực hiện đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu đảm bảo công khai, minh bạch. “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, loại khỏi bộ máy những cán bộ công chức, viên chức thoái hóa, biến chất; thực hiện nghiêm phòng chống tội phạm trong các cơ quan phòng, chống tội phạm; kiên quyết không có vùng cấm trong xử lý các hành vi tham nhũng”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Đi cùng với đó là giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng; khắc phục tình trạng tuyên truyền hình thức, kém hiệu quả; tuyên truyền bằng hành động, thực tiễn, nêu cao tính gương mẫu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên.

Thứ trưởng bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng trong việc thu hồi tài sản cần chủ động phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm toán để sớm tiếp nhận vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự nhằm kịp thời có biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản, bảo đảm việc thu hồi không để các đối tượng hợp thức hóa, tẩu tán tài sản. Thứ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước tăng cường kiểm toán chuyên đề, đột xuất đối với những dự án có liên quan đến đất đai, đầu tư công, mua sắm công có giá trị lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án thua lỗ lớn… Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra bộ Công an để hạn chế thất thoát tài sản nhà nước, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu chứng cứ tẩu tán tài sản và điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng; tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý tham nhũng của các cơ quan, đơn vị chức năng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng trong phòng, chống tham nhũng, nhằm ngăn ngừa tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.

Theo TTXVN

Công tác phòng, chống tham nhũng cần chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn, hiệu quả cao hơn

Thứ 2, 25/06/2018 | 12:25
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì Hội nghị.

Phòng, chống tham nhũng: Chủ động hơn nữa, kiên quyết hơn nữa

Chủ nhật, 24/06/2018 | 07:00
Để công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí đạt được kết quả cao, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, quan trọng nhất, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm việc đưa tất cả các vụ việc tiêu cực ra pháp luật.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Đề xuất phạt tới 50 triệu nếu lập hội, nhóm trên mạng vu khống người khác

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:00
Ngày 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:05
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.
     
Nổi bật trong ngày

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Các trường hợp người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được cấp "sổ đỏ"

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:36
Quy định “các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là điểm mới của Luật Đất đai 2024.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói?

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:28
Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Phát huy nguồn lực từ kiều bào: Định vị và xây dựng thương hiệu Tp.HCM

Thứ 5, 02/05/2024 | 09:00
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Tp.HCM sẽ được tăng cường hơn, nhằm thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho Tp.HCM.