Thu hút nhân tài vào Nhật Bản: Đơn giản hóa thủ tục visa thôi chưa đủ

Thu hút nhân tài vào Nhật Bản: Đơn giản hóa thủ tục visa thôi chưa đủ

Chủ nhật, 16/04/2023 | 06:00
0
Theo Cơ quan dịch vụ nhập cư Nhật Bản, quốc gia này chỉ có hơn 16.000 người có thị thực chuyên gia tay nghề cao cấp 1 tính đến cuối tháng 6/2022.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ giới thiệu một lộ trình mới đơn giản hơn vào ngày 21/4 để cấp thị thực cho lao động nước ngoài có tay nghề cao, nhằm thu hút nhân tài vào quốc gia này, cơ quan dịch vụ nhập cư Nhật Bản cho biết hôm 14/4.

Theo quy định mới, các ứng viên tiến hành nghiên cứu học thuật hoặc hoạt động chuyên ngành nâng cao sẽ được cấp thị thực 5 năm nếu họ có bằng thạc sĩ trở lên và thu nhập hàng năm từ 20 triệu yên trở lên, hoặc kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên và thu nhập hàng năm từ 20 triệu yên trở lên.

Những người đăng ký các hoạt động quản lý và kinh doanh nâng cao cũng sẽ được cấp thị thực 5 năm nếu họ có hồ sơ việc làm từ 5 năm trở lên và thu nhập hàng năm từ 40 triệu yên trở lên.

Bên cạnh đó, những người được cấp thị thực 5 năm cũng sẽ đủ điều kiện để được cấp thị thực vĩnh viễn sau khi cư trú tại Nhật Bản một năm, rút ngắn 2 năm so với quy định hiện tại.

Khủng hoảng nguồn nhân lực

Thị trường lao động Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có lực lượng lao động bị thu hẹp, năng suất thấp do thiếu tay nghề.

Viện nghiên cứu Mitsubishi ước tính, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ thừa 2,1 triệu lao động trong các ngành nghề sản xuất và văn phòng, vốn trước đây chiếm phần lớn lực lượng lao động nước này, và thiếu hụt khoảng 1,7 triệu nhân lực trong các lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn vào năm 2030.

Thế giới - Thu hút nhân tài vào Nhật Bản: Đơn giản hóa thủ tục visa thôi chưa đủ

Là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới với lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, Nhật Bản đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu lao động. Ảnh: Japan Times

Theo một cuộc khảo sát 196 công ty Nhật Bản mới được công ty tuyển dụng chuyên nghiệp Robert Walters Nhật Bản công bố đầu tháng 3, 57% công ty cho biết họ “rất lo lắng” về tình trạng thiếu nhân viên có kỹ năng và sẵn sàng làm việc. Con số này cao hơn 9% so với một cuộc khảo sát tương tự vào năm 2022.

Một trong những nguyên nhân cho việc này xuất phát từ một thực tế là các công ty Nhật Bản thường áp dụng hệ thống việc làm trọn đời và trả lương theo thâm niên.

Họ thường thuê một số lượng lớn sinh viên mới tốt nghiệp cùng một lúc và để họ trải nghiệm các vị trí khác nhau trong mọi lĩnh vực thông qua việc luân chuyển công tác vài ba năm một lần. Do đó, nhiều người lao động không cảm thấy họ cần phải xây dựng sự nghiệp hay phát triển chuyên môn một cách nghiêm túc.  

Bên cạnh đó, lực lượng lao động Nhật Bản cũng ngày càng thu hẹp. Dân số trong độ tuổi lao động nước này vào năm 2030 dự kiến chỉ bằng 92% so với năm 2020. Con số này dự kiến giảm xuống còn 68% vào năm 2050, do dân số ngày càng già đi, và tỉ lệ sinh ngày càng giảm xuống. Số người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm khoảng 59,4% dân số trong năm 2022.

Thủ tướng Fumio Kishida năm 2022 đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan xem xét các cải cách để tuyển dụng nguồn nhân lực có tay nghề cao, bao gồm cả việc thiết lập một hệ thống mới “được xếp vào hàng tốt nhất trên thế giới”.

Đứng trước nguy cơ nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, Nhật Bản đã tham gia vào cuộc đua tìm kiếm nhân tài toàn cầu, thực hiện nhiều giải pháp để thu hút nguồn lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động có kỹ năng.

Cần nhiều thứ hơn visa

Các quy định về visa dành cho lao động nước ngoài mà Nhật Bản sắp đưa ra được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi trở lại. Người lao động có tay nghề cao hơn sẽ góp phần đổi các nghiên cứu học thuật và nền kinh tế công nghiệp của nước này, theo Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Ken Saito.

Mặc dù nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vẫn có sức hút đối với lao động nước ngoài nhờ sự ổn định và lối sống của người dân nơi đây.

Bất chấp đại dịch hoành hành trong mấy năm vừa qua, nhiều sinh viên nước ngoài tại các trường đại học Nhật Bản vẫn chọn ở lại đây sau khi tốt nghiệp vì họ đã có được các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, tận hưởng lối sống ở Nhật Bản và rèn luyện các mối quan hệ kinh doanh.

Tuy nhiên, đồng yên hiện đang yếu hơn nhiều so với các loại tiền tệ quốc tế khác, khiến tiền lương của người lao động ở đây tương đối thấp, do đó quốc gia này trở nên kém hấp dẫn hơn đối với một số người, theo ông Martin Schulz, trưởng bộ phận kinh tế chính sách của Bộ phận thông tin thị trường oàn cầu thuộc tập đoàn Fujitsu nhận định.

Những kỹ sư công nghệ thông tin Ấn Độ rời Nhật Bản trong thời kỳ đại dịch hiện đang có thu nhập cao hơn 30% ở quê hương mình, do đó họ có rất ít động lực để quay trở lại quốc gia này.

Thế giới - Thu hút nhân tài vào Nhật Bản: Đơn giản hóa thủ tục visa thôi chưa đủ (Hình 2).

Theo quy định mới dự kiến được công bố vào ngày 21/4, lao động nước ngoài được cấp thị thực 5 năm sẽ được cấp thị thực vĩnh viễn sau khi cư trú tại Nhật Bản một năm. Ảnh: Nikkei Asia

Trong 30 năm qua, lao động Nhật Bản gần như không được tăng lương do già hóa dân số và lạm phát. Do đó, việc việc tăng lương cho người lao động nước ngoài là một yêu cầu khó thực hiện được đối với đất nước mặt trời mọc ở thời điểm này.

Tuy nhiên, quốc gia này vẫn được khuyến cáo nên đưa ra các ưu đãi và động lực tốt hơn cho người nước ngoài làm việc ở đây.

“Cần có nhiều hỗ trợ hơn cho những người lao động nước ngoài muốn đến Nhật Bản. Ví dụ, vợ hoặc chồng của họ cũng nên được cấp phép làm việc ở đây, và thủ tục nhập cư cần được đơn giản hóa”, ông Schulz cho biết.

Bên cạnh việc nới lỏng các yêu cầu về thị thực, Nhật Bản nên xem xét lại các phương thức tuyển dụng và phong cách làm việc, bởi quốc gia này từ lâu đã nổi tiếng toàn cầu về thời gian làm việc dài, tư duy làm việc là trên hết, cũng như những nghi thức nơi làm việc khó hiểu đối với người nước ngoài.

“Những điều này nghe có vẻ khá ngột ngạt đối với nhiều người trẻ có tay nghề cao từ nước ngoài. Do đó, Nhật Bản cần phải trở thành một nơi thú vị may ra mới thu hút được họ sang làm việc ở đó”, ông Richard Dasher, giám đốc trung tâm quản lý công nghệ châu Á của Đại học Stanford, Mỹ, nhận định.

Nguyễn Tuyết (Theo Japan Times, SCMP, weforum)

[E] “Cơ hội cuối cùng” để giải bài toán dân số ở Nhật Bản

Thứ 7, 08/04/2023 | 09:00
Nhật Bản đang đứng bên bờ vực “không thể duy trì các chức năng xã hội” khi tỉ lệ sinh hàng năm rơi xuống mức dưới 800,000 vào năm 2022, lần đầu tiên sau 40 năm.

Điều gì chờ đợi nền kinh tế Nhật Bản năm 2023?

Thứ 7, 14/01/2023 | 11:00
Những thách thức kinh tế như giá cả leo thang, đồng Yên yếu do đại dịch và xung đột dự kiến sẽ lùi lại phía sau để nền kinh tế Nhật Bản phục hồi trong năm 2023.

Nhật Bản: Đằng sau nguy cơ robot "cướp" việc của người lao động

Thứ 5, 01/02/2018 | 11:18
Lâu nay Nhật Bản đã sử dụng robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Số lượng robot của Nhật Bản được xem là nhiều nhất thế giới. Và với đà phát triển này, trong vòng 20 năm tới, các robot có thể sẽ “cướp” việc của một nửa lực lượng lao động Nhật Bản.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.