Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thế nào cho đúng?

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thế nào cho đúng?

Thứ 4, 28/12/2016 | 15:56
0
Với những người không theo tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ coi đây là hiện tượng tâm linh còn chứa nhiều “bí ẩn” cho nên nhiều người coi đây là trò “mê tín, dị đoan”, ngay cả khi được UNESCO vinh danh?

Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác của những người chưa hiểu về hầu đồng. Bởi trong nghi thức hầu đồng, thờ Mẫu Tam phủ không chỉ có nghi thức nhảy đồng mà trong đó còn cả một thế giớ tâm linh, nghệ thuật mang đậm bản sắc của văn hóa nội sinh dân tộc Việt Nam. Cũng chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được bảo tồn và phát huy giá trị rộng rãi kể từ ngày 1/12/2016.

Tín ngưỡng thờ Mẫu và việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vốn rất thuần túy và đẹp đẽ, là một cuộc hội nhập của nhiều thành tố văn hóa: Từ thi ca (hát văn, hát nói, thâu nhận tất cả dân ca của các miền); ngưng kết đầy đủ các loại múa cổ của dân gian cho đến những yếu tố của hội họa.

Văn hoá - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thế nào cho đúng?

Hầu đồng là tín ngưỡng có nhiều sức sống nội sinh nhưng cũng rất dễ bị lợi dụng.

Thế nhưng việc hiểu thế nào cho đúng và tránh bị lợi dụng biến tướng đang là nhiều nỗi lo không của riêng ai với tín ngưỡng hầu đồng. Cũng chính vì còn có nhiều hiểu biết chưa đúng về hầu đồng nên từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và hoạt động hầu đồng nói chung đang có nhiều thách thức nghiêm trọng. Nhất là trong thời điểm vì lợi ích kinh tế, rất nhiều biến tướng đã xảy ra, các hoạt động kiểu “đồng đua, đồng đú” không chỉ làm biến tướng hình ảnh của một hoạt động văn hóa tâm linh mà mà còn gây bức xúc trong xã hội.

Nhưng để hiểu được điều này không phải ai cũng rõ, kể cả những người đi theo tín ngưỡng dân gian này. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền, Phó viện trưởng, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, người tham gia dịch hồ sơ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt từ tiếng Việt sang tiếng Anh để trình UNESCO đã giải thích về lý do tỉnh Nam Định được chọn là địa phương được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ VH-TT&DL thực hiện hồ sơ, bởi Phủ Dầy được coi là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với vị thần chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh với những nơi lưu dấu vết giáng thế như Phủ Dầy, Phủ Nấp.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền: “Thực hành của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ không chỉ có lên đồng mà còn bao gồm nhiều hình thức như: lễ hội, lên đồng, hát văn, cầu cúng, đi lễ… với những yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, múa được kết hợp một cách nghệ thuật như là “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe”.

Tuy nhiên, cũng vì trong niềm tin và sinh lời mà nhiều phần tử xấu đã lợi dụng đức tin của nhân dân vào niềm tin đức Thánh Mẫu. Bởi tín ngưỡng là đức tin, luôn ẩn chứa yêu tố huyền bí và ranh giới giữa đức tin và mê tín rất mong manh. 

Văn hoá - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thế nào cho đúng? (Hình 2).

 Hiểu đúng về hầu đồng sẽ nhận rõ giá trị văn hóa thuật sự của hoạt động tín ngưỡng nội sinh.

Lo ngại hiện tượng hầu đồng bị biến tướng, ông Phạm Sanh Châu, vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao), cho biết:  “UNESCO đã khuyến cáo hiện đang có tình trạng thương mại hóa quá mức di sản để biến thành hình thức kinh doanh, kiếm tiền. Bản thân tôi lo ngại sau vinh danh nhiều người nhảy ra mở phủ, lên đồng. Không thể coi việc UNESCO công nhận di sản như bảo hiểm được. Gánh nặng rất lớn đặt lên vai Bộ VHTTDL, các nhà quản lý địa phương. Các nhà quản lý cần thảo luận nhiều hơn để nhận rõ giá trị văn hóa thật sự, để sự vinh danh này không phản tác dụng, làm xấu xí hình ảnh đất nước”, ông Châu trăn trở.

Còn theo TS. Vũ Hồng Thuận (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) cho biết:  “Có không ít thanh đồng hiện nay thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu quá tốn kém. Trong khi hầu bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu là một hoạt động tâm linh, ở đó người ta thả mình trong thế giới ảo với sự thành tâm. Và đã gọi là thành tâm thì không yêu cầu phải mâm cao cỗ đầy, có lễ vật nhưng không nhất thiết phải lễ vật quá to như nhiều người vẫn nghĩ”.

Ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho rằng: “TP. Hà Nội thời gian qua tương đối thắt chặt tín ngưỡng, một phần do nhiều người chưa thực sự am hiểu tín ngưỡng, rồi việc lợi dụng, thương mại hóa tín ngưỡng cũng không hiếm. Liên quan đến tín ngưỡng thờ mẫu chưa có quy định pháp quy, với tư cách nhà quản lý chúng tôi mong có quy định rõ ràng hơn”, ông Tài nói. Vì thế các nhà tổ chức mong nghe thêm các ý kiến đóng góp để bảo tồn và phát huy giá trị.

Trần Phương

Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.
Cùng chuyên mục

Phố biển Bình Định tăng khách dịp lễ

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:26
Nhiều địa phương nắng nóng gay gắt, khiến nhu cầu đổ về Bình Định du lịch dịp lễ 30/4-1/5 tăng cao nhờ lợi thế biển.

Ninh Dương Lan Ngọc sang Australia du học vào đầu tháng 5

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:12
Phía Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên sẽ tạm gác công việc nghệ thuật để đi du học ở Australia trong vài ngày tới.

Mỹ nhân “Tây Du Ký 1986” – Na Tra Thải tử và cuộc sống viên mãn bên chồng doanh nhân giàu có

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:30
Người đẹp đóng Na Tra Thái tử chính là diễn viên Ngải Kim Mai. Bà gây ấn tượng bởi lối diễn xuất tự nhiên cùng nhan sắc trẻ trung cuốn hút.

Lily Chen: “Tôi không phải tiểu thư cành vàng lá ngọc"

Thứ 4, 01/05/2024 | 11:15
Không như nhiều người nghĩ, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Lily Chen đã vất vả ngược xuôi để vừa lo cho gia đình vừa lo chuyện học hành của bản thân.

Thiết lập mô hình 3 bên khi phát triển du lịch bền vững

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Mô hình chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân sẽ tạo tiền đề cơ bản để phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Phố biển Bình Định tăng khách dịp lễ

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:26
Nhiều địa phương nắng nóng gay gắt, khiến nhu cầu đổ về Bình Định du lịch dịp lễ 30/4-1/5 tăng cao nhờ lợi thế biển.

Đón không khí lạnh, miền Bắc thời tiết "lý tưởng" đến khi nào?

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:06
Đợt không khí lạnh tràn về khiến miền Bắc giảm nhiệt đột ngột từ 40 độ C xuống mức 25-27 độ C tạo nên sự chênh lệch 10 độ C - 15 độ C thấp hơn so với ngày hôm qua.

Thiết lập mô hình 3 bên khi phát triển du lịch bền vững

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:10
Mô hình chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân sẽ tạo tiền đề cơ bản để phát triển du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường.

Bản tin 1/5: Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024; Rủ nhau đi tắm "biển trên núi", 3 nạn nhân đuối nước thương tâm...