Thương vụ thâu tóm Eximbank – Sacombank là “bình thường”?

Thương vụ thâu tóm Eximbank – Sacombank là “bình thường”?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Trường hợp Sacombank, mặc dù Eximbank đã mua lại 9,73% vốn điều lệ của ngân hàng này, và cứ cho rằng đã đạt được hai yếu tố nữa là cổ đông đại diện ủy quyền đạt 51% đồng thời có đến 17% đủ thời gian nắm cổ phần trên 6 tháng, thì mục tiêu của Eximbank không hề đặt ra là thôn tính thương hiệu.

Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thực ra chẳng có gì lạ lùng. Chỉ có điều ở Việt Nam, tuy đã có từ khoảng chục năm nay nhưng vẫn còn khá mới mẻ nên người ta phát hoảng khi nghe những từ như "thôn tính, thâu tóm"... Kỳ thực đó chỉ là những thuật ngữ chỉ tính chất trong hoạt động mua bán sáp nhập, có điều, hoạt động này lần đầu xảy ra với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, là lĩnh vực quá "nhạy cảm", lại xảy ra với hai đại gia đứng đầu trong top, nên cũng gây ra sự ngỡ ngàng và "bị" xem là sự kiện lớn.

M&A, hoạt động thường xuyên và bình thường của doanh nghiệp

M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Khi nền kinh tế đi vào điều chỉnh thì cuộc “cạnh tranh xuống đáy” là điều có thể nhìn thấy. Vì thế, để tránh tình huống ngoài mong muốn này, các DN có xu hướng liên kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh chống đỡ. Đó là một giải pháp mà các DN trên thế giới đã sử dụng từ lâu.

Ở Việt Nam, M&A đã xuất hiện từ năm 1999, tuy nhiên đó chỉ là những hoạt động nhỏ, lẻ loi tự phát. Đến những năm 2005 trở lại đây hoạt động M&A cũng dần dần được làm quen, nhưng giới kinh doanh không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Vì vậy nghe đến các từ “mua bán DN”, “sáp nhập DN, “thâu tóm”, ‘thôn tính”…, người ta có vẻ lo sợ.

Bất động sản - Thương vụ thâu tóm Eximbank – Sacombank là “bình thường”?

Không quá lo ngại rằng Sacombank sẽ biến mất

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài việc một số ngân hàng trong nước bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài nhằm huy động nghiệp vụ, công nghệ kinh doanh của đối tác, thì trong nước từ nhiều năm qua vẫn chưa có phi vụ mua bán sáp nhập nào. Mới đây nhất là việc sáp nhập 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất và Sài Gòn gây sự chú ý bởi lần đầu tiên lĩnh vực này có mua bán sáp nhập. Và lâu nay trong quan niệm của người ta là hoạt động mua bán sáp nhập chỉ diễn ra với những DN nhỏ, yếu ớt (nếu có DN mạnh thì đó sẽ là bên mua), nên khi xuất hiện thương vụ Eximbank - Sacombank, người ta khá ngỡ ngàng và gây ồn ào cũng là điều dễ hiểu bởi đây lại là hai đại gia lớn nhất trong một lĩnh vực mà có sự ảnh hưởng rất lớn đến các DN khác, hay có thể nói, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước.

Kể cả có trường hợp DN đang mạnh vẫn có thể bán một phần vốn của mình như có một thời kỳ, các ngân hàng Việt Nam vẫn bán cổ phần của mình cho các ngân hàng nước ngoài. Việc bán cổ phần này nhằm mục tiêu huy động nghiệp vụ, công nghệ kinh doanh của các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trên thế giới. Vì thế cách đây chừng 5 năm, việc liên kết với ngân hàng nước ngoài (mà thực chất là bán cổ phần) được xem là “mốt” của các ngân hàng cổ phần Việt Nam. Còn nhớ lúc đó, rất phổ biến là khi tiếp thị quảng bá về mình, ngân hàng nào cũng tranh thủ khoe là có “liên kết với ngân hàng X của Anh”, “có tham gia của ngân hàng Y của Mỹ”, “được sự tư vấn của ngân hàng Z của Úc”…, xem như đó là một lợi thế.

Theo ông Lê Trí Hiếu, người Việt Nam đầu tiên thành lập ngân hàng ở Mỹ, do đặc điểm này của M&A, quan niệm DN đi thâu tóm trở thành “con ngáo ộp”, có tính chất đe dọa cho người bị thâu tóm, là không đúng. Bởi lẽ, khi đã có hoạt động mua bán sáp nhập, thì việc “giành” quyền điều hành là lẽ đương nhiên, chỉ có điều nó được diễn ra theo phương thức thương lượng hòa bình thân thiện hay “giành giật, tranh chấp”. Điều đó phụ thuộc vào phương thức mua bán là thân hữu hay thù địch. Tuy nhiên dù với phương thức nào đi nữa thì nó vẫn là một diễn biến trong hoạt động mua bán sáp nhập, không thể xem đó là hành động tiêu cực. Và vì vậy, cũng không nên xem những tranh chấp, tranh cãi qua lại thời gian qua của Sacombank và Eximbank là gì lớn lao và đáng ngại.

Nói về quyền tham gia điều hành, theo đa số điều lệ của các DN cổ phần hóa, là cá nhân hay DN khi vốn góp chiếm 10% vốn điều lệ là được quyền ứng cử, đề cử, được bầu vào thành viên Hội đồng Quản trị. Mà đã được bầu vào thành viên HĐQT, thì việc được bầu vào làm chủ tịch HĐQT cũng là điều có thể. Như vậy, nói về lý thuyết (chỉ là lý thuyết theo điều lệ của DN, còn thực chất thì có thể một số quy định khác của cơ quan quản lý tùy ngành nghề), thì kể cả người đại diện của ngân hàng Standard Chartered (Anh) cũng có quyền được bầu làm chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) nếu họ đã tham gia ít nhất 10% vốn điều lệ.

“Người mua thì dĩ nhiên là họ phải có quyền lợi của họ. Ngoài việc họ bỏ đồng tiền của mình đầu tư vào một giao dịch M&A thì họ cũng cần phải có quyền lợi, trong đó có uy quyền trong vấn đề quản trị”, ông Lê Trí Hiếu nói.

Thôn tính thương hiệu mới là điều đáng lo

Mặc dù Eximbank đã mua lại 9,73% vốn điều lệ của Sacombank, và cứ cho rằng đã đạt được hai yếu tố nữa là cổ đông đại diện ủy quyền đạt 51% đồng thời có đến 17% đủ thời gian nắm cổ phần trên 6 tháng, thì mục tiêu của Eximbank không hề đặt ra là thôn tính thương hiệu.

Bởi lẽ, chính Eximbank cũng thừa hiểu, không điên gì lại đi làm biến mất một Sacombank, một thương hiệu đã vượt ra ngoài phạm vi trong nước, với tổng tài sản 160.000 tỷ đồng, 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh và đơn vị giao dịch. Chỉ với chừng đó quy mô, đủ có thể hình dung thương hiệu này là một tầm cỡ. Thậm chí, Eximbank bỏ tiền ra mua Sacombank, một phần chính vì thương hiệu và tầm cỡ của ngân hàng này. Điều này dễ thấy nhất khi hiện nay, có nhiều “ngân hàng cấp 4” nhưng Eximbank không thèm ngó ngàng tới, mà chỉ nhắm vào Sacombank là ngân hàng trong top đầu. Sacombank từ một DN gia đình thành lập vào cuối 1991 đầu 1992, với số vốn chỉ 3 tỷ đồng, là một ngân hàng nhỏ lúc đó chỉ dám hoạt động ở các vùng ven TP HCM với hoạt động cho vay nhỏ lẻ. Nhưng đến năm 2000, ông Đặng Văn Thành đã đưa ra chiến lược 2010 tầm nhìn đến 2015, là vươn cánh tay ra khu vực và hiện đã có mặt ở 3 nước Đông Dương. Với chừng đó cuộc hành trình, đủ để khẳng định một thương hiệu có giá trị hàng chục triệu đô, đương nhiên không một ai bỏ tiền vào để làm cho nó biến mất ngoại trừ cạnh tranh tiêu diệt.

Eximbank trở thành thành viên Sacombank và có thể ngồi vào ghế chủ tịch HĐQT, cũng không là điều lạ, chỉ có điều là sớm hay muộn, và việc này diễn ra trong êm thấm hay ồn ào. Chỉ có điều lạ, là với DN nước ngoài, việc mua bán sáp nhập thường diễn ra trong âm thầm, sau khi hoàn tất rồi mới công bố; trong khi đó ở Việt Nam ngược lại, vụ việc Eximbank - Sacombank lại ồn ào ngay từ đầu thành một sự kiện thông tin, khi bất cứ quan điểm nào, ý kiến nào cũng được chính các ngân hàng chủ động chuyển đến cho báo chí. Cách làm này của ông Lê Hùng Dũng thực sự là điều không tốt cho Eximbank, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến thương hiệu Sacombank mà ông đang nhắm tới.

Có lẽ cũng chính vì vậy mà sau những thông tin ồn ào có vẻ sắp trở thành cuộc chiến truyền thông theo kiểu VFF và VPF, ngân hàng Nhà nước đã phải lên tiếng để bảo vệ thương hiệu cho Sacombank. Ngày 22/2, NHNN phát đi thông tin: “Trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam hiện nay, Sacombank là một trong số các ngân hàng có quy mô tổng tài sản và mạng lưới lớn nhất. Theo số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy hiện nay Sacombank có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động ổn định, hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN; triển vọng đối với các xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm quốc tế như Moody’s và S&P đối với ngân hàng này là “ổn định”.

Chiến lược kinh doanh, quyền lợi cổ đông

Hoạt động thâu tóm là một quá trình và Eximbank đã làm, như mua gom cổ phiếu và thiết lập quyền đại diện cổ đông; cũng như chống lại thâu tóm cũng là một quá trình mà ông Đặng Văn Thành đã làm, như là tập trung mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, thu mua gom cổ phiếu trên thị trường về cho người nhà là bà vợ, chủ tịch HĐQT Công ty Thành Thành Công… Đây là cuộc giằng co cũng không khó hiểu và cũng là hoạt động tự nhiên.

Tuy nhiên, điều rất lạ là thông tin trong suốt những ngày qua trên các phương tiện truyền thông, chỉ là chuyện tranh qua cãi lại giữa lãnh đạo hai ngân hàng đứng đầu này về việc giành quyền điều hành, mà gần như rất ít đề cập đến phương hướng, chiến lược kinh doanh sau khi Eximbank tham gia vào điều hành trong Sacombank, trong khi đây mới là yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vẫn có một phần, là ông Lê Hùng Dũng đã nói thẳng ý nghĩ là tham gia vào HĐQT để điều chỉnh các giải pháp về chiến lược kinh doanh, bởi lẽ ông cho rằng với một số hoạt động năm qua của Sacombank như đầu tư vào chứng khoán, địa ốc là không đúng hướng, hoặc việc gần đây Sacombank đã thực hiện một số các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông như quyết định mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, thoái vốn tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS)... Đây là những lý lẽ có thể dễ làm cho cổ đông chấp nhận để Eximbank nhanh chóng bước vào HĐQT Sacombank, để ngân hàng này thực hiện việc bầu lại HĐQT, Ban kiểm soát theo ý mình.

Câu chuyện đơn giản nhưng trở nên “lùm xùm” Eximbank - Sacombank vừa qua, với cái nhìn như trên, thì cũng không đến nỗi phải quá lo lắng. Việc Eximbank đưa ra một số yêu cầu như năm 2012 Sacombank phải tăng lợi nhuận lên 15%, hay phải bầu lại HĐQT… là quyền của cổ đông, còn việc thực hiện như thế nào thì còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật tổ chức tín dụng, kể cả quản lý của NHNN, và cốt yếu nhất là điều lệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương tín.

Đặng Vỹ


Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 30/4: Biến động khó lường

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:48
Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu vào ngày 30/4.

Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm đạt 3.000 ha

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:45
Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn đạt khoảng 3.000 ha.