Tôn sư trọng đạo xưa và nay có quá nhiều đổi khác

Tôn sư trọng đạo xưa và nay có quá nhiều đổi khác

Thứ 3, 14/11/2017 | 15:41
0
Đằng sau sự thành công của mỗi người đều có sự đóng góp, nền tảng của những người thầy là kết quả của một nền giáo dục.

Mỗi nước trên thế giới đều chọn cho mình một ngày lễ khác nhau để tôn vinh người thầy. Thế giới có biết bao tượng đài nhà giáo được tôn vinh.

Trước khi có ngày hiến chương các nhà giáo, lịch sử giáo dục phong kiến Việt Nam biết đến với truyền thống tôn sư trọng đạo: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy và cũng chọn ngày mùng ba tháng giêng hàng năm là ngày “tết thầy”.

Xi nhan Trái Phải - Tôn sư trọng đạo xưa và nay có quá nhiều đổi khác

Tôn sư trọng đạo có nhiều đổi khác (Ảnh minh họa).

Với người xưa hai chữ “tết thầy” thể hiện đầy sự kính trọng coi thầy cô ngang với cha mẹ của mình. Học trò đến với thầy không phải bởi vật chất mà bởi sự tri ân. Người xưa quan niệm “nhân bất học bất tri lý” – không học thì không biết đến đạo lý ở đời.

Vì thế, nhờ ơn thầy mà trò mới nên người. Và dù người trò sau này có thành công có quyền cao chức trọng như thế nào vẫn phải tôn kính cúi đầu trước thầy mình.

Ngày nay xã hội đã thay đổi, mục đích của sự học đã khác thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng có nhiều đổi thay. Ngày xưa thầy dạy chữ và đạo lý thánh hiền để trò làm người mong có được cái “danh ở trong trời đất”. Ngày nay nhiều người coi trọng việc học để thành công, học để làm giàu hơn là học để làm người, vì thế họ quan niệm không cần học vẫn có thể thành công.

Người thầy đứng lớp phải mất 12 năm đèn sách, 4 năm miệt mài trong các trường sư phạm và cả đời bên trang giáo án nhưng đồng lương vẫn không bằng thu nhập một công nhân có trình độ phổ thông. Con người sống thực dụng hơn, khi tri thức bị xem nhẹ thì người thầy cũng ít được coi trọng như trước.

Trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi, giáo dục đang dần trở thành một thứ dịch vụ. Dịch vụ nghĩa là có cung có cầu, khách hàng ở đó mới là tối thượng. Người giáo viên phải đáp ứng mọi yêu cầu của phụ huynh và học sinh.

Nội dung bài giảng của thầy cô cũng phải thay đổi, đáp ứng với nhu cầu của người học. Nếu nhẹ nhàng tự do có thể kết quả học tập sa sút thầy cô bị đánh giá chất lượng, nếu thi hành kỷ luật với những nội quy khó tính thầy cô sẽ không được học sinh yêu quý. Bước ra khỏi lớp người giáo viên phải học cách ứng xử khéo léo với phụ huynh từng tin nhắn.

Là người chở đò đưa khách qua sông, thầy cô nào nghĩ đến việc người qua đò phải ghi nhớ biết ơn. Sự trưởng thành của mỗi học sinh đã là niềm vinh dự, động viên xứng đáng cho tâm huyết của người thầy. Chẳng có thầy cô nào mong muốn nhận được những món quà như một món tiền chi cho “dịch vụ” của phụ huynh mang lại.

Mỗi lần gặp gỡ thầy cô, phụ huynh lại gửi gắm thông điệp “trăm sự nhờ thầy” và khi trăm sự đó không thành thì lỗi ở người thầy.

Ngay cả lúc đó, người giáo viên vẫn hăng say và nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của mình.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Trịnh Quỳnh

“Tình yêu Hóa học” đầy sáng tạo của thầy giáo Bình Định

Thứ 6, 10/11/2017 | 13:31
Với mong muốn học trò của mình ghi nhớ được những thành phần hóa học, ứng dụng thực tiễn vào đời sống. Thầy giáo Tôn Sỹ Dũng đã sáng tác bài thơ “Tình yêu Hóa học”.

Bài thơ “Quê tôi mùa nước lũ” của thầy giáo Bình Định khiến dân mạng xúc động

Thứ 3, 07/11/2017 | 19:00
Trước hình ảnh tan hoang sau cơn bão số 12- Bão Con Voi, thầy giáo ở Bình Định đã viết lên những vần thơ mang nhiều tâm sự.

101 giáo viên, nhân viên bị nợ lương 7 tháng: Có làm vẫn không có ăn

Thứ 2, 06/11/2017 | 09:23
Suốt từ tháng 4 đến giờ, 89 giáo viên và 12 nhân viên đô thị hợp đồng tại thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) chưa được trả lương.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.