Trung Quốc lo ngại gì nhất từ cuộc gặp của ông Trump và ông Kim Jong-un?

Trung Quốc lo ngại gì nhất từ cuộc gặp của ông Trump và ông Kim Jong-un?

Thứ 2, 11/06/2018 | 13:56
0
Dù Trung Quốc có quan hệ thân thiết với Triều Tiên nhưng Bắc Kinh dường như vẫn không thể che giấu được nỗi lo lắng về những kịch bản có thể xảy ra tại cuộc gặp Mỹ-Triều, giới chuyên gia cho biết.

Theo NYTimes, nhiều chuyên gia phân tích cho biết, các lãnh đạo Trung Quốc, vốn không quen với vị thế "đứng ngoài trông vào", đang ngày càng bất an về việc liệu họ có giữ được đồng minh Triều Tiên "trong vòng tay của mình" sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không. Điều họ lo sợ nhất là ông Kim Jong-un có thể tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách kết thân với Mỹ.

Ông Kim có thể làm điều này bằng cách đưa ra một số thỏa thuận với ông Trump, chẳng hạn như cam kết phá hủy kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự giúp đỡ của Mỹ nhằm giảm bớt hoặc thậm chí là xóa bỏ sự phụ thuộc gần như hoàn toàn của Triều Tiên vào Trung Quốc.

"Bài học lịch sử cho thấy Triều Tiên không phải lúc nào cũng yên tâm với Trung Quốc...", sử gia Trung Quốc Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua), người chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, cho biết. "Kết quả tồi tệ nhất của cuộc gặp là Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên cùng đứng về một phía và Trung Quốc bị hạ gục".

Trung Quốc lo ngại gì nhất từ cuộc gặp của ông Trump và ông Kim Jong-un?

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Trung Quốc cũng có thể lo lắng rằng Mỹ sẽ tận dụng cuộc gặp ở Singapore để hướng Triều Tiên thống nhất với Hàn Quốc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Washington.

Điều này đồng nghĩa với kịch bản quân đội Mỹ sẽ hiện diện ngay trước bậc thềm của Trung Quốc sau khi xóa bỏ vai trò "vùng đệm" của Triều Tiên.

Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là Triều Tiên sẽ "đảo chiều" trong quan hệ đồng minh, giống như những gì Trung Quốc từng làm vào năm 1972.

Dù vậy, các chuyên gia phương Tây nhận định khả năng Triều Tiên thay đổi đồng minh từ Trung Quốc sang Mỹ là không cao, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Trump, người bị các đồng minh ở châu Á coi là một đối tác "không chắc chắn".

Trung Quốc không có quan chức cấp cao nào dự hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim ở Singapore, nên họ sẽ phải lắng nghe thông tin về cuộc gặp từ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người sắp có chuyến công du tới Bắc Kinh.

Ông Tập gần đây cũng đã chấp nhận lời mời tới thăm Triều Tiên của ông Kim Jong-un, nhiều khả năng là vào cuối tháng này, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh rất sốt ruột trong việc nắm bắt ý định thực sự của Bình Nhưỡng.

Cuộc gặp lịch sử

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra tại Sinagore vào ngày mai, 12/6. Đây là sự kiện được đánh giá là nổi bật và thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Có một câu hỏi mà giới phân tích đặt ra là Bình Nhưỡng muốn gì để đổi lấy lời hứa từ bỏ hạt nhân và Washington sẵn sàng trao đi điều gì?

Các chuyên gia nhận định, chìa khóa để Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân là việc Mỹ có thể giúp ông Kim Jong-un có cảm giác an toàn, ngoài những ưu đãi về kinh tế và chính trị.

Phát biểu trước các phóng viên mới đây, Trump đã tuyên bố: Đất nước của ông ấy sẽ giàu có, họ sẽ làm việc chăm chỉ và rất thịnh vượng".

Mục tiêu của ông Kim dường như là đạt được những gì mà cha và ông mình không thể: Phá vỡ điều mà họ coi là "chính sách thù địch" của Mỹ được duy trì từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, một quan chức Mỹ cho hay.

Các chuyên gia nhận xét, hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim có thể dẫn tới nỗ lực thúc đẩy một hiệp ước hòa bình, chính thức chấm dứt chiến tranh và thiết lập quan hệ ngoại giao dưới hình thức một văn phòng liên lạc tại thủ đô hai nước.

Ông Kim Jong-un cũng có khả năng yêu cầu Mỹ loại Triều Tiên khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Động thái như thế chủ yếu mang tính biểu tượng, các lệnh trừng phạt kinh tế vẫn sẽ tồn tại cho tới khi Triều Tiên thực hiện các bước giải trừ vũ khí hạt nhân có thể kiểm chứng.

Daniel Russel, phụ tá phụ trách chính sách châu Á thời chính quyền Obama, cho rằng việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh gấp gáp giữa Mỹ và Triều Tiên cho thấy, hai bên sẽ cố đạt được các thỏa thuận mang tính biểu tượng về giải trừ hạt nhân và hòa bình, còn chi tiết sẽ do các phụ tá làm việc.

Xem thêm >> Tin nóng thế giới ngày mới 11/6: Nhiều nước chỉ trích ông Trump vì quay lưng với tuyên bố chung G7

Đ.V (Tổng hợp)

 

Tổng thống Trump tới Singapore chuẩn bị hội nghị với Triều Tiên

Chủ nhật, 10/06/2018 | 21:14
Tổng thống Trump cho biết, ông cảm thấy mọi thứ đang diễn ra rất suôn sẻ và hy vọng sẽ đạt được một kết quả thật sự tuyệt vời cho Triều Tiên và thế giới.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đoàn Triều Tiên tại Singapore

Chủ nhật, 10/06/2018 | 16:22
Máy bay chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp xuống sân bay Quốc tế Changi ở Singapore, nơi ông sẽ có Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/6.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Các nước phương Tây vừa phải tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.