Ván cờ cao tay và chính sách ngoại giao khôn khéo ở Syria đưa Nga đến nhiều thắng lợi

Ván cờ cao tay và chính sách ngoại giao khôn khéo ở Syria đưa Nga đến nhiều thắng lợi

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 10/07/2019 | 05:30
0
Hoạt động quân sự ở Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò của một người chơi tích cực ở Trung Đông. Thực tế những năm qua cho thấy sự hiện diện của Nga không làm phương Tây vui nhưng lại được hầu hết các nước trong khu vực đánh giá cao.

Theo Valdaiclub, các chuyên gia từ câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai Club đã lý giải đặc điểm cơ bản của chính trị gia ở Trung Đông, cách Moscow thiết lập việc đàm thoại hầu hết các đảng về vấn đề xung đột khu vực cũng như vai trò của USSR trong các vấn đề Trung Đông.

Vào tháng 9/2015, khủng bố IS ở Iraq và Syria đã kiểm soát đến 70% lãnh thổ Syria và 30% lãnh thổ Iraq. Số lượng tay súng khủng bố tới hàng chục nghìn. Chính phủ Syria lúc đó chỉ kiểm soát thủ đô Damascus và một số tỉnh ven biển của quốc gia Trung Đông này.

Tiêu điểm - Ván cờ cao tay và chính sách ngoại giao khôn khéo ở Syria đưa Nga đến nhiều thắng lợi

Tổng thống Nga Putin 

Chia sẻ tại Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Tổng thống Nga Putin đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế nhằm đẩy lùi IS. Ông cũng chỉ trích sự chối từ của các nước phương Tây trong việc hợp tác tới chính quyền Syria và quân đội Syria, gọi những hành động này là “sai lầm to lớn”. Ông đồng thời cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng người nhập cư lan rộng đến châu Âu.

Theo ông Putin cách duy nhất để giải quyết vấn đề này tốt nhất là “khôi phục vị thế đã bị phá hủy, củng cố các cơ quan chính phủ hiện tại, hỗ trợ quân sự, kinh tế cho các nước đang gặp khó khăn...”.

Hôm 26/8/2015, Moscow và Damascus đã ký thỏa thuận triển khai chiến đấu cơ Nga ở Syria. Cùng với đó, Nga cũng bắt đầu chuyển máy bay tới căn cứ không quân Hmeimim gần thành phố Latakia hồi tháng 9. Hôm 30/9, Hội đồng Liên bang Nga đã chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Nga về việc sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở ngoài nước và cùng ngày đó, máy bay Nga có cuộc tấn công đầu tiên vào phiến quân. Sự hỗ trợ của Nga cổ vũ tinh thần chiến đấu của người Syria.

Một trong những lý do khiến Nga tham dự vào cuộc xung đột Syria là bởi IS đã tạo nên những mối đe dọa mới. Sử dụng phương tiện giao tiếp hiện đại, khủng bố tuyển mộ quân ở nhiều nước trên khắp thế giới, trong đó phần lớn ở Tây Âu và các nước Liên Xô cũ.

Sự tham gia của lực lượng vũ trang Nga vào cuộc xung đột Syria đã đánh dấu sự quay trở lại của Nga ở Trung Đông dưới vai trò một tay chơi đáng gờm. Trong khi phương Tây tỏ ra thận trọng, phần lớn các nước trong khu vực lại hoan hỉ đón nhận.

“Việc lực lượng vũ trụ Nga bắt đầu nỗ lực trong việc phối hợp chống khủng bố với chính quyền Syria mùa Thu 2015 đã đánh dấu bước ngoặt lớn, một nhân tố thay đổi cuộc chơi ở Syria”, chuyên gia Maria Khodynskaya-Golenischeva, cố vấn cấp cao cho bộ phận kế hoạch chính sách nước ngoài của bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Vai trò này của Nga cũng nhận được phản ứng tích cực từ đại đa số các nước có liên quan đến khu vực này, thậm chí là cả các nước vốn ủng hộ lực lượng chống chính phủ Syria thời điểm đó như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia.

Phản ứng này cho thấy phần lớn các nước ở Trung Đông đã thất vọng với vai trò của Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng khu vực. “Sự trở lại của Nga là kết quả rõ ràng về những thất bại của chính sách Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề chính trị đang tồn tại ở khu vực”, chuyên gia Amal Abou Zeid cho hay.

Sự trở lại của Nga được nhiều nước ở Trung Đông xem là “nhân tố tích cực có thể kiềm chế một người chơi (có thể là Mỹ) trong việc theo đuổi chính sách khó đoán định”, Khodynskaya-Golenishcheva chia sẻ.

Trong khi đó, các nước đang tìm cách thay đổi chế độ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhận ra rằng sự hiện diện của Nga ở Syria khiến cho nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn tuy nhiên các nước này lại cũng xem sự xuất hiện của người chơi mới như là cơ hội nhằm giải quyết các vấn đề lâu dài trong khu vực.

Một đặc điểm trong sự hiện diện của Nga ở Trung Đông là khả năng của nước này trong việc xây dựng mối quan hệ với tất cả các đối tác. “Nga có thể duy trì mối quan hệ và phát triển hợp tác với tất cả những người chơi lớn tại Trung Đông mặc cho các nước đối lập nhau”, chuyên gia Valdai cho biết. “Nga có thể cởi mở với tất cả các đối tác với khả năng ngoại giao khôn khéo”.

Nga không chỉ triển khai hoạt động quân sự hiệu quả ở Syria mà còn giữ vai trò then chốt trong tiến trình hòa bình thông qua việc xây dựng mối quan hệ hữu hảo với các nước. Nga hiện duy trì quan hệ thân thiết với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tăng cường hợp tác với Israel và có mối quan hệ ấm dần lên với Saudi Arabia. Những mối quan hệ này là trái ngọt của chính sách ngoại giao của Nga những năm gần đây.

Kể từ khi Trung Đông không còn là vũ đài của sự đối đầu giữa các cường quốc theo quan điểm cũ, Moscow có thể theo đuổi một chính sách không đương đầu, ông Khodynskaya-Golenishcheva cho hay.

Theo các chuyên gia Valdai Club, mục tiêu trong chính sách của Nga ở Trung Đông khá rõ. Mục tiêu quan trọng nhất của họ là giảm mối đe dọa từ khủng bố: vì vị trí địa lý của Trung Đông không quá xa Nga (khoảng 600km từ biên giới Bắc Syria tới biên giới Nga ở Bắc Caucasus), Moscow rất quan tâm đến sự phát triển bền vững và một Trung Đông hòa bình, Egorchenkov cho biết.

Mục tiêu quan trọng khác trong tương tác qua lại chính là ngành năng lượng. Mối quan hệ dựa trên lòng tin với các đối tác chính trị cho phép Nga, nhà xuất khẩu hydrocarbon lớn nhất tìm được tiếng nói chung và lợi ích chung với các đối tác”, ông Yegorchenkov nhấn mạnh.

Dù giành nhiều thắng lợi khi mở rộng hoạt động ở Trung Đông nhưng Nga chắc hẳn vẫn còn đối diện trước nhiều thách thức khi hoạt động tại đây.

Xem thêm >> Nga, Syria hay người Kurd: Ai cứu Thổ Nhĩ Kỳ giữa "vũng lầy tử thần" Idlib?  

 

 

       

 

Phản ứng bất ngờ của Nga trước lời đề nghị gặp ông Putin của TT Ukraine

Thứ 2, 08/07/2019 | 22:20
Đáp lại đề nghị gặp Tổng thống Putin của Tổng thống Ukraine, Moscow cho rằng nước này chưa sẵn sàng đưa ra câu trả lời nhưng sẽ nghiên cứu đề xuất này.

Chiến lược Putin: Chờ ngày Trung Quốc lớn mạnh, Mỹ tự khắc quay về "vòng tay" Nga?

Thứ 5, 04/07/2019 | 14:39
Mỹ sẽ nhận ra trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ không thể đồng thời đối đầu với cả Trung Quốc và Nga. Sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh sẽ khuyến khích Washington đi theo con đường tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với Moscow.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.