Vì tương lai của đất nước mà thay đổi chất lượng những người thầy

Vì tương lai của đất nước mà thay đổi chất lượng những người thầy

Thứ 7, 09/09/2017 | 06:46
0
Chất lượng sinh viên sư phạm ra trường bây giờ trình độ thậm chí không bằng giáo viên “7+3, 10+3” ngày xưa. Số lượng nhiều như thế, chất lượng kém như thế thì đương nhiên là thất nghiệp!

Đến hẹn lại lên, cứ đến mỗi mùa thi cử, nhập trường là cả xã hội lại nháo nhác. Năm thì vì đăng ký nhập học, năm thì đề thi… và năm nay là thiếu sinh viên đăng ký học sư phạm. Mặc cho, bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, rất “tích cực” cải tiến, cải cách, đổi mới. Năm nào cũng có ít nhất một thay đổi.

Nói theo ông thứ trưởng thường trả lời phỏng vấn báo, đài, thì năm nào cũng tình hình cũng tốt hơn, phù hợp hơn với sinh viên, học sinh, “giống” quốc tế hơn. Đáng buồn là tất cả những cải tiến hầu như đều bất cập. Giáo viên, học sinh, sinh viên và gia đình họ năm nào cũng nháo nhào, không biết đường nào mà lần.

Đa chiều - Vì tương lai của đất nước mà thay đổi chất lượng những người thầy

Hình minh họa.

Nói về việc năm nay thiếu sinh viên đăng ký học ngành sư phạm. Đây quả là một thực tế đáng buồn cho xã hội. Một nghề làm “thầy thiên hạ”, cao quý như thế mà học sinh lại không mặn mà thì quả là điều đáng báo động.

Trong con mắt của những thế hệ U60 trở về trước, người thầy, những “con tằm rút ruột nhả tơ”; những “người đưa đò”, “người thắp lửa”, luôn được xã hội trọng vọng.

Ngay kể cả thời kỳ khó khăn ác liệt nhất khi đất nước có chiến tranh, mọi thứ đều khan hiếm thì người thầy cũng được đối xử ngang bằng với những người khác trong xã hội về mặt vật chất. Đồng lương, tem phiếu, sổ gạo thậm chí nhà cửa đều được chu cấp đầy đủ.

Ấy thế mà, bắt đầu từ khi kinh tế thị trường bắt đầu len lỏi vào cuộc sống, người ta dần dần quên mất người thầy. Quan niệm “tất cả đều mua được bằng tiền” đã đẩy những con người “chỉ biết viên phấn với cái bảng” vào cơn bĩ cực. Đồng lương bèo bọt không đủ sống, sĩ diện của tầng lớp “thanh tao” đã làm mai một nhiệt huyết của họ và dần dần họ đã “tự chuyển hóa”.

Những cải cách liên tục của bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo ra phong trào “học thêm”. Học thêm để vào lớp 1, học thêm để vào THCS, THPT, để thi đại học. Đặc biệt là học thêm để vào trường chuyên, lớp chọn và tồn tại ở đó. Giáo viên, ngay lập tức cũng bị cuốn theo phong trào này. “Những con tằm” thay vì rút ruột ở trường thì bây giờ bớt lại kiến thức để dành cho các lớp học thêm. Việc giảng dạy chính khóa chỉ là hình thức.

Muôn ngàn cách để bắt buộc học sinh học thêm. Giáo viên dạy các môn chính chạy sô còn hơn ca sĩ. Một cách rất tự nhiên, trong ngành giáo dục có 2 “tầng lớp” giáo viên. Những người dạy môn chính, môn đi thi trở thành “tầng lớp trên”, rất giàu có, xông xênh ngựa xe, tiền nhiều như nước.

Những người dạy môn “phụ” đành chấp nhận duy trì cuộc sống bằng cách trông xe, dọn vệ sinh và “trông lớp hộ tớ, hôm nay tớ có mấy ca dạy thêm không bỏ được”. Họ là “tầng lớp dưới”, bị coi thường. Sĩ diện của nhà giáo mạnh lắm. Tầng lớp dưới chán nghề nhưng tầng lớp trên cũng chả thích thú gì. Họ bị toàn xã hội rỉa rói, rủa xả, học sinh coi thường và thậm chí các cơ quan công quyền, quản lý cấm dạy thêm. Họ cũng chán nghề.

Cùng với những cải cách, bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho phép nhiều trường đại học, cao đẳng được đào tạo sư phạm.

Tính đến nay cả nước có 155 cơ sở đào tạo sư phạm với 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm).

Số lượng cơ sở đào tạo nhiều như thế tất nhiên dẫn đến chất lượng đầu vào giảm để đạt được chỉ tiêu và hệ quả là chất lượng sinh viên sư phạm ra trường kém. 

Đa chiều - Vì tương lai của đất nước mà thay đổi chất lượng những người thầy (Hình 2).

Số lượng và phân bố các trường đại học trên toàn quốc (Nguồn: Vụ Giáo dục Đại học, bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017).

Nhiều vị giáo sư tâm huyết cũng ngán ngẩm nói rằng: “Chất lượng sinh viên sư phạm ra trường bây giờ trình độ thậm chí không bằng giáo viên “7+3, 10+3” ngày xưa.

Số lượng nhiều như thế, chất lượng kém như thế thì đương nhiên (trừ những người “chạy” được) là thất nghiệp. Hàng năm có hàng vạn, hàng chục vạn sinh viên sư phạm ra trường phải làm công việc trái nghề hoặc thất nghiệp. Việc đăng ký học sư phạm không còn là lựa chọn của lớp trẻ nữa”.

Để cứu vãn tình trạng này, người ta đã và đang nghĩ ra rất nhiều “sáng kiến”. Nào là tăng lương cho giáo viên, nào là biến các cơ sở đào tạo sư phạm thành những nơi giống như của công an, quân đội... Chắc là những “sáng kiến” này sẽ khó được thực hiện bởi ngân sách đang thiếu thốn không thể chịu nổi những sáng kiến đó và cũng không ai muốn xảy ra hiệu ứng domino nếu những sáng kiến này được chấp nhận.

Sự thay đổi khả dĩ nhất nên chăng là, bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán lượng giáo viên sẽ nghỉ hưu; lượng giáo viên cần cho nhu cầu mới và dự phòng để đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh viên hàng năm.

Theo đó, giảm bớt lượng các cơ sở đào tạo sư phạm, đặc biệt là các cơ sở không đảm bảo chất lượng đầu ra. Thu nhập của giáo viên cần phải tính toán lại làm sao tương đương với xã hội, đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình. Nếu ngân sách không chịu nổi gánh nặng này, hãy xã hội hóa nó. Các ông chủ bao giờ cũng biết cách để nhân viên gắn bó.

Cuối cùng, cũng là quan trọng nhất. Hãy quay lại cách đánh giá học sinh như ngày xưa. Thí dụ, học sinh tiên tiến là học sinh có 2/3 số môn trên 6,5 trong đó có ít nhất một môn Văn hoặc Toán, các môn khác không được dưới 5,0) để tất cả giáo viên dạy các bộ môn đều được coi trọng.

Tư duy đúng sẽ tạo ra hành động đúng. Hãy vì tương lai của đất nước mà thay đổi chất lượng những người thầy.

QFs’

Giáo dục có phải là một loại hình dịch vụ?

Thứ 4, 06/09/2017 | 05:00
Gần đây, có hiện tượng các phụ huynh có ý săm soi xem giáo viên phạm lỗi gì để tung lên mạng. Rất nhiều người tìm cách chứng minh rằng: Giáo dục là một loại hình dịch vụ.

Viết luận văn thuê: Bộ Giáo dục không thể đứng ngoài cuộc

Thứ 3, 05/09/2017 | 06:00
Thuê viết luận văn tiến sĩ là sự tha hóa trong giáo dục, đào tạo. Ngành giáo dục nên siết chặt quản lý để nâng cao chất lượng của các nhà khoa học, phát hiện ra vụ viết thuê luận văn nào thì phải thu bằng.

Lật tẩy chiêu lừa 60 nạn nhân, chiếm đoạt 10 tỷ đồng của 2 nữ giáo viên

Chủ nhật, 03/09/2017 | 06:00
Là những giáo viên bình thường nhưng để có tiền tiêu xài, Hạnh và Loan đã lên kế hoạch “kẻ tung người hứng” rồi cùng nhau “nổ” có quen biết với nhiều “sếp lớn” trong ngành giáo dục để lừa đảo.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
     
Nổi bật trong ngày

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.