Xung đột Thái Lan – Campuchia: Chuyện riêng của người Thái?

Xung đột Thái Lan – Campuchia: Chuyện riêng của người Thái?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
0
Cuộc xung đột tranh chấp lãnh thổ xung quanh vấn đề ngôi đền Preah Vihear dọc biên giới Thái Lan – Campuchia tái diễn từ thứ Sáu tuần trước cùng với việc việc cả hai bên nã pháo và buộc tội nhau tấn công vào các mục tiêu dân sự đang làm cho tình hình khu vực Đông Nam Á nóng lên.

Cho đến nay, đã có 12 binh lính của cả hai bên được xác nhận là đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.

Có thể thế giới sẽ không bao giờ biết được bên nào đã nổ súng trước, Thái Lan tiếp tục ngăn cản các quan sát viên quốc tế tới giám sát khu vực này. Cả hai quốc gia đều đáng phải xem xét lại trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, có một sự thực rõ ràng rằng quân đội Thái Lan chẳng có động thái nào để xoa dịu tình hình căng thẳng này.

Như chúng ta đã biết, Bangkok đã bác bỏ các nỗ lực nhằm đưa hai bên đến bên bàn đàm phán song phương. Sau khi nổ ra cuộc xung đột hồi tháng hai, Campuchia đã tiếp tục đưa vấn đề này tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhưng tổ chức này đã ngay lập tức trả lại cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tự giải quyết.

Indonexia, quốc gia hiện đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội đã đưa ra bài toán “ngoại giao con thoi” nhằm mang hai bên xích lại gần nhau hơn nhưng Bangkok vẫn tiếp tục từ chối. Chính điều này đã khiến cho dư luận quốc tế nhìn Campuchia bằng con mắt thiện cảm hơn.

Việc Thái Lan không sẵn sàng trong việc nhìn nhận một giải pháp thỏa thiện có thể tạo thêm tình thế bế tắc cho tình hình chính trị trong nước. Năm 2008, những người ủng hộ Đảng Dân chủ Liên minh Nhân dân vẫn được biết đến là phe áo vàng đã đưa vấn đề liên quan đến ngôi đền như một cây gậy để chống lại chính quyền ông Samak Sundaravej. Giờ đây, các phe phái khác cũng đang phản đối Thủ tướng Abhisit Vejjajiva vì ông này đã không nhắc đến các hành động nhằm chiếm lại ngôi đền.

Trong khi đó, lực lượng quân đội đang tự đặt lên vai mình trách nhiệm chính trong việc bảo vệ chế độ và chủ quyền của Thái Lan. Tình trạng căng thẳng giữa lực lượng quân đội và chính phủ dân sự đang gia tăng kể từ khi ông Abhisit tuyên bố các cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong vài tháng tới. Quân đội, hoàng gia và giới thương nhân lo sợ rằng những người ủng hộ việc hạ bệ Thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ chiến thắng cuộc tổng tuyển cử trực tiếp lần thứ 4 .

Ba lần trước họ có được là do những hành động táo bạo và sự lo ngại bị tước quyền bầu cử đang gia tăng trong lòng phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin. Thậm chí, ngay cả khi Đảng người Thái của họ chiến thắng thì vẫn có một cơ hội mạnh mẽ mà họ sẽ không thể thành lập một chính phủ mới.

Trong tình thế này, một cuộc xung đột với Campuchia dường như là một sự bế tắc mà người Thái đang gặp phải. Một cuộc chiến trong giới hạn với một quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn có thể hợp nhất được người Thái, khi mà phe áo đỏ cảm thấy cần phải nhanh chóng đứng sau lực lượng quân đổi trong thời kỳ khủng hoảng của đất nước.

Có lẽ, quân đội Thái Lan hiểu rằng họ có thể mắc sai lầm với một hoàn cảnh như vậy. Điều này sẽ thúc đẩy một hiểm họa leo thang khôn lường. Và nếu như một cuộc xung đột xảy ra, các quốc gia Đông Nam Á sẽ bị đặt vào trong một tình thế khó xử để có thể đứng vào một bên nào.

Những người bạn của Thái Lan cần có trách nhiệm can ngăn các hành động quân sự mạo hiểm của người Thái. Đây cũng là thời điểm mà họ cần chú tâm tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề phức tạp này. Cuộc xung đột này là dấu hiệu cho thấy sự khủng hoảng chính trị trong nước của Thái Lan đang bắt đầu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cũng cần nhìn nhận sâu hơn nữa tầm quan trọng của sự ổn định của các thành viên trong khu vực.

Chừng nào quân đội được giữ vai trò then chốt trong nền chính trị quốc gia, Thái Lan sẽ mất đi vai trò chính đáng của họ như là một lực lượng gìn giữ ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Đó là vấn đề không chỉ là “chuyện riêng” của người Thái mà là sự quan tâm của các nước láng giềng trong khu vực.

Chí Thành

Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.