Yên Bái: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thứ 7, 28/05/2022 | 10:00
0
Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) được xem là “điểm tựa” của người LĐ khi họ không may gặp rủi ro trong quá trình làm việc.

Đây là chế độ bắt buộc đối với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi mà người lao động được thụ hưởng. Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm TNLĐ, BNN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đời sống - Yên Bái: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp là "giá đỡ" của người lao động khi không may bị tai nạn trong quá trình làm việc.

Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp “Người bạn” chia sẻ gánh nặng

Chị Lê Thị Huyền Anh, sinh năm 1987, ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang là công nhân ở một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2020, trên đường từ nhà đi làm chị Huyền Anh không may bị tai nạn giao thông, hậu quả khiến chị bị gãy tay và chấn thương phần mềm phải nghỉ việc 2 tháng để điều trị và được xác định giảm khả năng lao động. Chị Huyền Anh tham gia BHXH nên đã nhận được sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2 tháng lương. Sự hỗ trợ kịp thời từ quỹ đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống và tiếp tục làm việc.

Hay như trường hợp anh Hà Văn Thu (SN 1986), công nhân một đơn vị khai thác đá ở Yên Bái. Cuối năm 2020, sau gần 10 năm làm công nhân, anh thấy có biểu hiện khó thở, viêm họng kéo dài nên đi khám. Các bác sĩ kết luận anh bị bệnh bụi phổi và yêu cầu nằm viện điều trị. Hơn một năm anh phải nghỉ việc, mất đi nguồn thu nhập cho gia đình, mọi chi phí sinh hoạt, lo tiền ăn học cho hai con đều dựa vào đồng lương công nhân của vợ. Rất may sau khi có kết quả giám định BNN, hoàn thiện hồ sơ, anh được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN. Dù số tiền không lớn nhưng cũng giúp gia đình anh vơi bớt khó khăn trước mắt. Do trì điều trị, sức khỏe anh Thu đã ổn định và anh đã trở lại làm việc tại doanh nghiệp.

Anh Thu cho biết: 100% người lao động của công ty anh đều tham gia đầy đủ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tham gia đóng 1% Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo Luật An toàn vệ sinh lao động. Đối với những lao động bị tai nạn, doanh nghiệp làm hồ sơ đề nghị BHXH giải quyết hưởng trợ cấp 1 lần, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm TNLĐ, BNN là chính sách an sinh xã hội, có tính chất thiết thực và hữu ích, dùng để bù đắp cho những rủi ro, tổn thất bằng vật chất, để người lao động cảm thấy yên lòng và không bị thiệt hồi. Bảo hiểm có tính năng chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, giúp đỡ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động. Theo thống kê năm 2021, Phòng Chế độ BHXH – BHXH tỉnh Yên Bái đã tập trung giải quyết chế độ, chính sách BHXH đối với 26.872 lượt người. Trong đó, số lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp 2.678 người; xét duyệt hồ sơ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng 438 người; xét duyệt hồ sơ hưởng ngắn hạn cho các đối tượng ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho trên 19.000 lượt người…  

Nỗ lực tuyên truyền về ATVSLĐ

Thời gian qua, Yên Bái đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ; huấn luyện, hỗ trợ trang thiết bị nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ; điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về ATVSLĐ; triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

Đời sống - Yên Bái: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Hình 2).

Thanh, kiểm tra cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh trriển khai các biện pháp phòng, chống các BNN phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, tập huấn, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát, khám phát hiện BNN và bệnh liên quan đến nghề nghiệp; tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả BNN.

Cùng với đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về ATVSLĐ – phòng chống cháy nổ. Nâng cao năng lực hoạt động huấn luyện, truyền thông, tư vấn về ATVSLĐ; hỗ trợ mở rộng mạng lưới truyền thông viên; triển khai huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Theo Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh: thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các ban, ngành có liên quan đẩy mạnh nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế…

Đồng thời, hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

Đặc biệt, tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN…/.

Hà Anh

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp góp phần bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thứ 2, 23/05/2022 | 17:00
Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn, bởi nó để lại những hậu quả trực tiếp với người lao động cũng như những hệ lụy cho gia đình của họ, cùng với đó doanh nghiệp hay người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý tuỳ theo mức độ sự việc và hậu quả.

Triển khai Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động: Những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ trong thực tiễn

Chủ nhật, 22/05/2022 | 10:11
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một quỹ thành phần của Quỹ BHXH.
Cùng tác giả

Nghệ An: Đặc sắc Chương trình Countdown - Chào năm mới 2024

Chủ nhật, 31/12/2023 | 23:44
Hòa trong không khí cả nước đang hân hoan đón chào năm mới, tối 31/12, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Chào năm mới 2024”. Công ty CP Tập đoàn Bia rượu và Nước giải khát Sao Vàng (Savabeco) là nhà tài trợ độc quyền chương trình này.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.