Phận bạc như sếp ngân hàng

Phận bạc như sếp ngân hàng

Thứ 2, 31/07/2017 | 09:30
0
Nhìn lại những người phải “dứt áo ra đi” khỏi nơi mình đã gắn bó, không phải chưa từng cống hiến hết mình nhưng chỉ cần lạc một nhịp thì bản nhạc hay cũng có thể biến thành dở.

“Nhấp nhổm ghế nóng”

Nhìn lại thị trường tiền tệ, ngân hàng từ những năm 2012 tới nay, một trong những điểm nổi bật là “làn sóng” thay tướng, khi nhiều ngân hàng tiến hành M&A, đổi chủ và không ít lãnh đạo của các nhà băng vướng vào vòng lao lý.

Chẳng hạn, tại OceanBank, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm kể từ khi nguyên Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm bị bắt vào hồi tháng 10/2014, OceanBank đã 3 lần thay đổi người giữ chức Chủ tịch HĐQT, 2 người trong số đó đã bị Bộ công an khởi tố và bắt giam.

Ngày 25/4/2015, tại Đại hội cổ đông thường niên của OceanBank, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố thông tin về việc mua lại 100% vốn điều lệ của OceanBank với giá 0 đồng nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề yếu kém, tồn tại của ngân hàng này.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được chỉ định tham gia quản trị, điều hành OceanBank.

Cụ thể, ông Đỗ Thanh Sơn, Giám đốc Chi nhánh 11 thuộc VietinBank TP.HCM được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Ocean Bank. Ông Ngô Anh Tuấn, Trưởng phòng Tín dụng và đầu tư VietinBank giữ chức Tổng giám đốc, thành viên HĐTV Ocean Bank. Ông Hoàng Minh Thái, Phó trưởng phòng phòng phê duyệt tín dụng VietinBank giữ chức Phó tổng giám đốc Ocean Bank.

Không riêng gì Oceanbank, làn sóng biến động mạnh nhân sự thực tế đã từng nhiều lần diễn ra trước đó tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Á Châu (ACB),… khi các nhà băng này liên tục thay chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc.

Trong khi đó, những ngân hàng không thực hiện M&A và gặp khủng hoảng như DongA Bank, Eximbank, chỉ trong vòng 2 năm (từ 2013-2014) đã không dưới 2 lần thay tổng giám đốc. Đáng chú ý, chiếc ghế Tổng giám đốc tại Eximbank nhanh chóng trải qua 3 đời chủ nhân chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ tháng 4/2013 đến đầu 2014.

Hay trong một diễn biến mới đây nhất tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau khi nhóm cổ đông lớn lên nắm quyền điều hành, thì cả chủ tịch, lẫn tổng giám đốc đều là người mới.

 

Kinh doanh - Phận bạc như sếp ngân hàng

 Dàn lãnh đạo cấp cao của Sacombank có sự biến động lớn thời gian qua

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Sacombank diễn ra vào hồi cuối tháng 6 vừa qua, các cổ đông đã bầu 6 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021 gồm ông Dương Công Minh, Kiều Hữu Dũng, Nguyễn Miên Tuấn, Nguyễn Xuân Vũ, Phạm Văn Phong và bà Lê Thị Hoa.

Kết quả, ông Dương Công Minh, Thành viên HĐQT đã trở thành Chủ tịch Sacombank với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, tới hơn 198% (tính trên quyền biểu quyết), thay ông Kiều Hữu Dũng đạt tỷ lệ 66,4%.

Không lâu sau khi có tân chủ tịch, nhiều vị trí nhân sự cấp cao tại Sacombank đã liên tiếp có sự thay đổi.

Cụ thể, HĐQT Sacombank mới đây đã ra quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực và chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Văn Nhân theo nguyện vọng cá nhân từ 28/7. Đồng thời, điều chuyển bà Dương Hoàng Quỳnh Như từ chức Phó tổng giám đốc sang làm Phó giám đốc vận hàng của ngân hàng kể từ ngày 25/7.

Được biết, cả ông Nhân và bà Như đều từng là lãnh đạo cấp cao của của Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) trước khi ngân hàng này sáp nhập vào Sacombank.

Bên cạnh những quyết định miễn nhiệm và điều chuyển trên, HĐQT Sacombank cũng đã chính thức bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từ ngày 25/7/2017, trong thời hạn 5 năm. Bà Diễm từng là Giám đốc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Sacombank, hồi đầu tháng 7 vừa qua, bà được bổ nhiệm giữ chức quyền Tổng giám đốc nhà băng này thay ông Phan Huy Khang, nguyên tổng giám đốc đã từ nhiệm vì lý do cá nhân kể từ ngày 3/7.

Một điều khá trùng hợp là, trước khi “đầu quân” cho Sacombank, ông Khang cũng là sếp tại Southernbank với chức vụ Tổng giám đốc.

Như vậy kể từ khi ngân hàng có Chủ tịch HĐQT mới - ông Dương Công Minh, thành phần ban lãnh đạo Sacombank không còn một nhân sự nào liên quan đến Southernbank

Được và mất

Đánh giá về sự biến động trong cơ cấu ban lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng sau mỗi lần sáp nhập, đổi chủ nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – TS. Cao Sỹ Kiêm cho biết, bản chất việc sáp nhập ngân hàng hay việc liên kết các ngân hàng với nhau đều phụ thuộc vào chất lượng hiện tại của mỗi bên.

Hầu hết, các ngân hàng “bị sáp nhập” hay “bị thâu tóm” đều đang ở trong tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn hệ thống. Một phần nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hậu quả này nằm ở yếu tố con người.

Đơn cử như sự kiện “thay da đổi thịt” vừa diễn ra tại Sacombank, khi các “ê-kíp mới”, cổ đông mới có tiềm lực tài chính hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn “nhảy vào”, họ đều mang trọng trách cải tổ, đưa ngân hàng thoát khỏi vũng lầy và đi lên. Để như vậy, việc bố trí nhân sự mới là cần thiết, các nhân sự cũ có vấn đề liên quan đến kinh tế hoặc là không đủ trình độ lãnh đạo, điều hành dẫn tới việc bộ máy cũ hoạt động không hiệu quả buộc phải chấp nhận việc rời vị trí.

Ngoài ra, cơ cấu ban lãnh đạo cũng phụ thuộc chủ yếu vào vốn của các cổ đông. Khi các cổ đông mới nắm giữ tỷ lệ sở hữu lớn hơn và các cổ đông cũ đã không còn hoặc chất lượng không đảm bảo thì những người mới sẵn sàng tham gia vào bộ máy. Đồng thời loại những người cũ ra khỏi ban lãnh đạo.

“Điều này phản ánh thực chất việc cơ cấu lại ngân hàng, nó đảm bảo cho quá trình thực hiện xu hướng mới tốt hơn. Đặc biệt là nó có thể khắc phục những yếu điểm, tồn tại của dàn nhân sự cũ. Đây cũng là quy tắc thị trường, anh không làm được thì lập tức có người khác thay anh” – TS Kiêm nói.

Nhìn vào những trường hợp của những người phải “dứt áo ra đi” khỏi nơi mình đã gắn bó nhiều năm, không phải chưa từng cố gắng, không phải chưa từng cống hiến hết mình nhưng chỉ cần một nhịp sai thì bản nhạc hay cũng có thể biến thành dở và hậu quả thì tất cả cùng gánh vác.

Bởi vậy, người ta nói làm sếp ngân hàng cũng “bạc” lắm, “lên xuống” lúc nào chẳng ai hay. Thậm chí còn đến mức “phũ phàng” như việc từ một CEO dưới một người trên vạn người tại một ngân hàng bỗng phút chốc trở thành…nhân viên thu nợ. Đó là "nốt lặng" trong sự nghiệp của bà Bùi Thị Mai sau "khúc nhạc buồn" mang tên Habubank, khi nhà băng này buộc phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) do những yếu kém không thể khắc phục.

Chỉ 1 tháng rưỡi kể từ ngày sáp nhập, HĐQT SHB đã quyết định miễn nhiệm toàn bộ chức danh lãnh đạo của bà Bùi Thị Mai và bố trí công việc tại Ban Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề của Ngân hàng này.

Đến nay, khi được hỏi lại về chuyện cũ, bà Mai chỉ lặng lẽ trả lời “chị giải nghệ rồi, không nói nữa”.

Nói về chuyện nghề, TS. Cao Sỹ Kiêm – người đã từng kinh qua vị trí Thống đốc NHNN và Chủ tịch DongABank chia sẻ, người đứng đầu ngân hàng là người “hứng mũi chịu sào” cho tất cả. Không chỉ có những áp lực về kết quả kinh doanh lãi lỗ, mà bên cạnh đó còn là những áp lực về đội ngũ nhân sự, áp lực về quá trình hội nhập, áp lực công nghệ vận hành, áp lực từ cấp quản lý, điều hành NHNN. Đây đều là những thứ quyết định chất lượng kinh doanh của từng ngân hàng.

“Tùy từng thời kì, mỗi vị trí mỗi lúc có áp lưc khác nhau. Đối với tình hình hiện nay thì áp lực lớn nhất nằm ở đội ngũ nhân sự. Những bộ phận cũ năng lực không đảm bảo, có thành phần còn biến chất, thoái hóa làm cho sức khỏe ngân hàng yếu đi. Con sâu làm rầu nồi canh. Đây là vấn đề rất nan giải trong quá trình đi lên” – TS Kiêm nhận định.

Nguyên Thống đốc NHNN cũng giãi bày, là người lãnh đạo vị trí càng cao thì càng phải ưu tiên công việc lên hàng đầu như vậy đồng nghĩa với việc thời gian dành cho gia đình là rất ít. Nếu còn lấn cấn việc công, việc tư thì rất có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả hệ thống, ảnh hưởng đến uy tín của người đứng đầu tạo tiền lệ xấu cho cả một đội ngũ phía dưới.

“Giữa công và tư phải rất mạch lạc, phải đặt cái công lên trên. Đây không phải lý thuyết mà thực tế là như thế. Đúng là làm sếp ngân hàng chẳng sung sướng gì nhưng mình phải biết hi sinh cái nhỏ vì mục tiêu lớn và tất nhiên trong cái lớn cũng có cái nhỏ. Mình vất vả, đánh đổi thời gian bên gia đình nhưng bù lại có thể đem đến cuộc sống sung túc hơn cho vợ con. Đây là nguyên tắc rồi, quy luật xã hội rồi mình phải theo thôi” – TS Kiêm chia sẻ chân thành.

Diệu Ly 

Cùng tác giả

Nhiều đại gia Việt dính hồ sơ Paradise; 500 khách hàng "sập bẫy" địa ốc Alibaba

Chủ nhật, 26/11/2017 | 12:45
Rò rỉ hồ sơ Paradise liên quan tới Việt Nam, Thanh tra Chính phủ vạch sai phạm nhiều “ông lớn” bất động sản, gần 500 khách hàng "sập bẫy" địa ốc Alibaba... là những tin kinh tế thu hút sự chú ý của dư luận tuần qua.

Đôi cá leo dài 1,5m, nặng 107kg vừa xuất hiện tại Hà Nội có giá bao nhiêu?

Chủ nhật, 26/11/2017 | 11:13
Đôi cá leo với độ dài hơn 1,5m, cân nặng tới 107kg mỗi con có xuất xứ từ khu vực Biển Hồ (Campuchia) vừa được thương lái vận chuyển về Hà Nội theo đường hàng không.

Kết quả xổ số Vietlott ngày 19/11: Jackpot 16 tỷ vẫn "vô duyên"

Chủ nhật, 19/11/2017 | 19:37
Kết quả quay số mở thưởng (QSMT) sản phẩm Mega 6/45 của công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), kỳ QSMT thứ 209 ngày 19/11 cho thấy, dãy số đem lại may mắn cho người chơi lần lượt là 14-20-30-33-41-43.

Yêu cầu tháo dỡ công trình “mọc chui” dưới gầm cao tốc nghìn tỷ

Chủ nhật, 19/11/2017 | 10:02
Việc tháo dỡ công trình trái phép này được yêu cầu gấp rút hoàn thành trong 3 ngày từ 17-19/11.

Nghịch lý “ăn gian” tiền tỷ chỉ bị phạt vài chục triệu đồng

Chủ nhật, 19/11/2017 | 07:28
Hành vi mua bán “chui” cổ phiếu đang có chiều hướng gia tăng trên thị trường chứng khoán, nên chăng có một chế tài đủ mạnh, không chỉ xử phạt hành chính mà cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự để từ đó ngăn chặn kế “bán chui lợi hơn bị phạt” của các nhà đầu tư.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Chủ tịch Bamboo Capital xin từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:26
Ngay sau khi được bầu vào HĐQT Eximbank, ông Nguyễn Hồ Nam đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital với lý do tập trung công tác phụ trách...

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu gạo năm 2024: Kỳ vọng tiếp tục bứt phá

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.