Báo động: Chỉ có 4% học sinh vay vốn học nghề

Báo động: Chỉ có 4% học sinh vay vốn học nghề

Thứ 7, 02/11/2013 | 08:58
0
Mới đây, tại hội thảo "Phân luồng học sinh sau trung học" do Hội Dạy nghề TP.HCM tổ chức, các đại biểu tham dự đã chỉ ra thực trạng học sinh rất hờ hững với các trường nghề. Theo các chuyên gia, tâm lý chuộng bằng cấp, công tác hướng nghiệp dạy nghề còn nhiều điểm yếu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Tiền đầu tư như muối bỏ biển!?

Nhìn tổng thể trong cơ cấu đào tạo lao động của Việt Nam hiện nay, so với các cấp học khác, khu vực các trường dạy nghề ở trong tình trạng ảm đạm hơn cả. Về phía phụ huynh, học sinh, với tâm lý ưa chuộng bằng cấp, họ đặt niềm tin nhiều hơn vào các trường cao đẳng, đại học. Họ chấp nhận cho con em theo học các trường dân lập với mức học phí cao miễn là để có được tấm bằng trong khi thực tế cho thấy, không ít trường hợp đã rơi vào tình trạng thất nghiệp và làm trái ngành.

Đối với các doanh nghiệp, vì có độ chênh giữa chương trình đào tạo nghề với yêu cầu thực tế, họ chuyển sang tuyển dụng lao động tốt nghiệp THPT để đào tạo kỹ năng theo nhu cầu sản xuất của mình. Về phía các trường, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chất lượng đầu ra không đáp ứng được thực tế và học sinh mất tiền bạc, thời gian, công sức nhưng ra trường lại thất nghiệp.

Tiêu dùng & Dư luận - Báo động: Chỉ có 4% học sinh vay vốn học nghề

Nhiều doanh nghiệp ưa chuộng lao động tốt nghiệp THPT hơn các trường nghề.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho hay, tình trạng học sinh không mặn mà với các trường nghề do rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do hiện nay, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các trường nghề ra xin được việc vẫn rất thấp. Trên thực tế, các doanh nghiệp lại ưa thích tuyển dụng lao động tốt nghiệp THPT vì dễ huấn luyện, đào tạo. Khi tuyển dụng, bước đầu họ sẽ triển khai các đào tạo kỹ năng cho các lao động này. 

Cũng theo ông Vinh, hiện nay, ở nước ta, các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng lượng lao động phổ thông rất lớn. Năm 2011, tại ba tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh; Nhật Bản cần 77,8% là lao động phổ thông; cao đẳng - đại học là 9,25%; học nghề là 11,19%; các loại chứng chỉ ngắn hạn là 1,13%. Con số trên cho thấy nhu cầu thực tế đối với lao động phổ thông là rất lớn.

Theo ông Lê Hùng Dương, giám đốc công ty KCS (chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị dạy nghề), hiện nay vốn đầu tư hàng năm  cho các trường nghề rất thấp, không thể đáp ứng được với nhu cầu của người học. Ông Dương cho rằng, đào tạo nghề có đặc thù 70% là thực hành, không thể bắt người học chỉ học lý thuyết. Song hiện nay, việc đào tạo nghề của nước ta lại nặng về lý thuyết là một bất cập. Trong khi đó, doanh nghiệp tuyển người họ dựa vào tay nghề. Đào tạo nhiều nhưng số người ra trường lại thất nghiệp, không xin được việc làm dẫn tới học sinh và các phụ huynh hờ hững với trường nghề.

Một điều mà ông Dương thấy bất cập hiện nay đó là để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì các trường bắt buộc phải đầu tư thiết bị giáo dục. Một trường đào tạo nghề có quy mô cần phải đầu 30 tỷ đồng một năm vào thiết bị thực hành. Trong khi đó, hiện nay kinh phí được cấp chỉ vài tỷ đồng, thậm chí có ngành học chỉ vài trăm triệu đồng thì rất khó để nâng cao được tay nghề của người học. Đây là lực cản lớn đối với các trường nghề hiện nay. Đặc biệt các trường trực thuộc cấp tỉnh gần như không có kinh phí để đầu tư vào đào tạo nghề, chính vì thế mà chất lượng đào tạo gần như giậm chân tại chỗ. Việc giậm chân tại chỗ trong đào tạo nghề đồng nghĩa với sự tụt hậu của người học với thời đại.

Tiêu dùng & Dư luận - Báo động: Chỉ có 4% học sinh vay vốn học nghề (Hình 2).

Biểu đồ số HSSV dư nợ tính đến tháng 6/2013.

Nên để doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề

Theo ông Dương, Nhà nước cần thiết nên đầu tư vào một số ngành nghề trọng điểm, tránh dàn trải, đã đầu tư thì nên đầu tư một cách thoả đáng để bản thân người học khi ra trường có trình độ tay nghề vững vàng, được xã hội trọng dụng. Với thực trạng đào tạo nghề như hiện nay, tay nghề thợ kém, mà tay nghề kém thì không thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng.

Liên quan đến vấn đề trên, một chuyên gia công tác tại Viện Khoa học Giáo dục nhận định: Việc đào tạo nghề trong nhà trường có hai vấn đề cần xem lại. Trước hết hoạt động đào tạo cần phải tư nhân hoá mạnh, để doanh nghiệp đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, còn Nhà nước hỗ trợ về cơ chế. Thực tế hiện nay cho thấy, doanh nghiệp rất cần kỹ năng, còn người lao động lại thiếu điều đó. Nếu để doanh nghiệp đào tạo, họ sẽ biết phải dạy những gì và người học sau khi tốt nghiệp cũng sẽ có việc ngay. Còn nếu cứ đào tạo ồ ạt mà doanh nghiệp không sử dụng thì rất lãng phí. Trong khi nghịch lý là họ lại đi sử dụng lao động phổ thông. Chính vì thế, các trường nghề phải gắn chặt với doanh nghiệp, đào tạo theo hợp đồng của doanh nghiệp để khai thác nguồn lực và tận dụng trang thiết bị.

Vị chuyên gia này dẫn ra một ví dụ thực tế rằng, hiện nay có một doanh nghiệp sản xuất giày xuất khẩu ở Bình Dương đang tự bỏ chi phí để đào tạo kỹ năng cho hàng nghìn lao động mỗi năm. Chính vì thế, Nhà nước thay vì bỏ kinh phí cho các trường nghề hoạt động không hiệu quả thì hãy hỗ trợ những doanh nghiệp này. Doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân, đào tạo kỹ năng cho họ nâng cao năng suất lao động, từ đó quay trở lại đóng thuế cho Nhà nước. Nhà nước vì thế mới có tiền để tiếp tục đầu tư cho giáo dục. "Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành mang tính chiến lược như nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo…, còn những ngành nào tư nhân tham gia được thì nên cho họ tham gia. Có như thế thì bộ mặt của dạy nghề sẽ được cải thiện. Đây là xu hướng chung của thế giới. Nếu càng đào tạo chuyên sâu ở bên ngoài thì khi vào doanh nghiệp càng khó chuyển đổi kỹ năng", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Báo cáo kết quả cho vay học sinh, sinh viên tính đến tháng 6/2013 cho thấy, có tới 40% là sinh viên ĐH, 35% sinh viên CĐ, 21% là thuộc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề chỉ có 4% (bao gồm cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề). Dựa vào đó, có thể gián tiếp suy ra thực trạng học sinh ở các trường nghề rất thấp. Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, đào tạo nghề phải đào tạo tương đối rộng, trên nền tảng kiến thức chắc chắn của cơ sở, sau đó đi vào doanh nghiệp thì đào tạo chuyển đổi kỹ năng theo nhu cầu của từng cơ sở.

Trinh Phúc - Phạm Hạnh

Người học nghề còn yếu khả năng thích ứng công việc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Việt Nam có hàng trăm cơ sở dạy nghề trên cả nước, nhưng để đánh giá thực chất chất lượng dạy nghề trên thực tế thì xã hội vẫn chưa coi dạy nghề là một môi trường tốt trong ngành giáo dục và đào tạo.

Nghề 'bình dân' lương cao hơn... nhân viên ngân hàng

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:25
Có những nghề không được xã hội đánh giá cao và coi trọng, nhưng thu nhập mà nó mang lại cao đến bất ngờ.

Những cách làm giàu không cần bằng đại học

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:44
Nếu như cách đây 15-20 năm, tấm bằng đại học là chiếc vé duy nhất lên tàu thành công cho giới trẻ thì nay còn nhiều loại vé dành cho bạn trẻ bước lên chuyến tàu này.

Người thầy dạy nghề bước ra từ trại giam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Nghiện ngập, trộm cắp, đến năm 19 tuổi, Raynard Reaves vào tù vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Với nỗ lực làm lại cuộc đời, sau khi ra tù, anh đã trở thành một người thầy đặc biệt, dạy nghề cho những thanh niên lêu lổng trong vùng.

Giáo viên dạy nghề còn hạn chế về trình độ kỹ năng nghề

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Theo báo cáo của tổng cục dạy nghề, lực lượng cũng như trình độ dạy nghề của giáo viên làm công tác dạy nghề thực sự yếu kém và hạn chế về kỹ năng nghề.

Pháp tài trợ cho 5 trường dạy nghề Việt Nam phát triển

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Ngày 26/10, ông Michel Sapin, bộ trưởng Bộ Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại Xã hội Pháp và ông Trương Chí Trung, thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, văn phòng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội đã ký kết hai thỏa ước tài trợ với tổng số tiền 25 triệu EURO.

Người học nghề còn yếu khả năng thích ứng công việc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Việt Nam có hàng trăm cơ sở dạy nghề trên cả nước, nhưng để đánh giá thực chất chất lượng dạy nghề trên thực tế thì xã hội vẫn chưa coi dạy nghề là một môi trường tốt trong ngành giáo dục và đào tạo.

Nghề 'bình dân' lương cao hơn... nhân viên ngân hàng

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:25
Có những nghề không được xã hội đánh giá cao và coi trọng, nhưng thu nhập mà nó mang lại cao đến bất ngờ.

Những cách làm giàu không cần bằng đại học

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:44
Nếu như cách đây 15-20 năm, tấm bằng đại học là chiếc vé duy nhất lên tàu thành công cho giới trẻ thì nay còn nhiều loại vé dành cho bạn trẻ bước lên chuyến tàu này.

Người thầy dạy nghề bước ra từ trại giam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Nghiện ngập, trộm cắp, đến năm 19 tuổi, Raynard Reaves vào tù vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Với nỗ lực làm lại cuộc đời, sau khi ra tù, anh đã trở thành một người thầy đặc biệt, dạy nghề cho những thanh niên lêu lổng trong vùng.

Giáo viên dạy nghề còn hạn chế về trình độ kỹ năng nghề

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Theo báo cáo của tổng cục dạy nghề, lực lượng cũng như trình độ dạy nghề của giáo viên làm công tác dạy nghề thực sự yếu kém và hạn chế về kỹ năng nghề.

Pháp tài trợ cho 5 trường dạy nghề Việt Nam phát triển

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Ngày 26/10, ông Michel Sapin, bộ trưởng Bộ Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại Xã hội Pháp và ông Trương Chí Trung, thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, văn phòng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội đã ký kết hai thỏa ước tài trợ với tổng số tiền 25 triệu EURO.
Cùng chuyên mục

Đón chuyến bay từ Tp.Tashkent, Uzbekistan đến Khánh Hòa

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:36
Chuyến bay đầu tiên từ Tp.Tashkent, Uzbekistan đến tỉnh Khánh Hòa trong năm 2024 đã được các đơn vị tổ chức đón chào.

“Thiên đường” đồ ăn vặt tại thành phố Cảng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 15:00
Đó là khu ẩm thực tại chợ Cát Bi trên địa bàn phường Thành Tô, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, với hàng chục sạp hàng bán cả trăm món ăn vặt nức tiếng thành phố Cảng.

Gần 8 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc bị phát hiện

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:56
Vừa qua đội QLTT số 3, Cục QLTT Tp.HCM tạm giữ gần 8 tấn nội tạng động vật không rõ xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ trị giá hơn 550 triệu đồng.

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024: Cơ hội và thách thức

Chủ nhật, 05/05/2024 | 07:00
Dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng những con số tăng trưởng của ngành hàng tôm và cá tra đã mang lại niềm tin, hy vọng vào sự hồi phục trong năm nay.

Sân bay Điện Biên: Lượng khách tăng vọt trước thềm đại lễ

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:24
Ngành hàng không sẽ bổ sung thêm chuyến bay đến Điện Biên nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong tháng 5.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường chíp bán dẫn dự báo là ngành công nghiệp nghìn tỷ đô vào năm 2030

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:00
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 2 thập kỷ qua, thị trường chip bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:00
Trái ngược với SJC , vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục trượt dốc trong thời gian tới.

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024: Cơ hội và thách thức

Chủ nhật, 05/05/2024 | 07:00
Dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng những con số tăng trưởng của ngành hàng tôm và cá tra đã mang lại niềm tin, hy vọng vào sự hồi phục trong năm nay.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện mang về hơn 18,4 tỷ USD

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:15
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.