Biển Đông 2016: Phán quyết PCA – Bước ngoặt mang tính quyết định

Biển Đông 2016: Phán quyết PCA – Bước ngoặt mang tính quyết định

Thứ 5, 29/12/2016 | 15:30
0
Năm qua, tranh chấp tại Biển Đông đã có bước thay đổi về chất, trở thành vấn đề quản trị toàn cầu, trong đó đáng chú ý nhất là phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA.

Năm 2016 khép lại khi những tranh chấp ở Biển Đông vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, khó lường. Đây được coi là một “điểm nóng” trong năm qua tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà cốt lõi là sự tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, cùng với đó là sự tìm kiếm và xung đột lợi ích của các nước lớn tại khu vực.

Tiêu điểm - Biển Đông 2016: Phán quyết PCA – Bước ngoặt mang tính quyết định

 Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA là một bước ngoặt mang tính quyết định với tình hình Biển Đông trong năm qua. 

 

Đáng chú ý nhất trong năm 2016 là phán quyết của Tòa trọng tài thường trực PCA về vụ kiện Biển Đông. Ngày 12/7, PCA tuyên bố Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, đồng thời tòa phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra ở vùng biển này.

Sau đó, Trung Quốc lớn tiếng phản đối phán quyết trên và tiếp tục bành trướng, bồi đắp trái phép các đá ở Biển Đông thành đảo nhân tạo và ngang nhiên xây dựng những cơ sở quân sự trên đó.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Bắc Kinh đã có một số điều chỉnh về sách lược, trở nên yên ắng hơn ở Biển Đông.

“Bắc Kinh không muốn làm rầm rĩ lên bởi phán quyết của tòa quá rõ ràng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý ở vùng biển này, nên việc làm đó chỉ có bất lợi cho họ. Về vấn đề nội bộ, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho Đại hội 19 đảng Cộng sản Trung Quốc, do vậy xử lý “êm” vấn đề Biển Đông sẽ có lợi cho Bắc Kinh. Trung Quốc đã chủ động giảm tông, giảm căng thẳng để cải thiện quan hệ với ASEAN. Đó là động cơ, tính toán riêng khôn khéo của Trung Quốc. Đó chỉ là chiến thuật tạm thời, còn mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là không đổi”, TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, nhận định với PV báo Người Đưa Tin.

Theo TS. Việt Thái, Biển Đông trong năm 2016 có bước thay đổi về chất, đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa một vài nước Đông Nam Á với Bắc Kinh mà đã trở thành vấn đề an ninh khu vực giữa Trung Quốc và ASEAN với tư cách là một khối.

“Biển Đông trở thành vấn đề quản trị toàn cầu, là tâm điểm cạnh tranh giữa các nước lớn, nơi mà một bên Trung Quốc muốn phá bỏ trật tự cũ để xây dựng trật tự mới, còn một bên là Mỹ muốn duy trì trật tự mà Washington và các nước trong khu vực đã xây dựng trong hơn 70 năm qua”, TS. Việt Thái nhận định.

Theo ông, phán quyết của PCA quá rõ ràng, một mặt nó rất có lợi về mặt pháp lý nhưng mặt khác nó khiến các bên không còn khả năng nhượng bộ về mặt đối ngoại. Điều đó ảnh hưởng rất lớn bởi thời điểm này không chỉ cần dùng vấn đề pháp lý mà phải phối hợp cả 2 kênh đối ngoại, pháp lý, cùng với truyền thông. “Do vậy, tình hình hiện nay diễn biến rất khó lường. Sự ổn định này chỉ là ngắn hạn và tạm thời, quan trọng là chúng ta phải tỉnh táo để xử lý cho phù hợp”, TS. Trần Việt Thái nhấn mạnh.

 

Tiêu điểm - Biển Đông 2016: Phán quyết PCA – Bước ngoặt mang tính quyết định (Hình 2).

 Khu trục hạm Mỹ USS Mustin (trái) cùng khu trục hạm Nhật JS Kirisame trong một cuộc diễn tập tuần tra chung trên Biển Đông.

 

Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, Trung Quốc lại tiếp tục có những động thái gây gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển Đông khi Mỹ hồi tháng 12 cho biết Bắc Kinh đã ngang nhiên triển khai trái phép nhiều loại vũ khí, gồm cả hệ thống chống tên lửa và chống máy bay ở 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.

Cụ thể, theo Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS), từ tháng 6 và tháng 7/2016, Trung Quốc đã phi pháp xây dựng nhiều cấu trúc hình lục giác ở trên các đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, Bắc Kinh còn ngang nhiên xây dựng những bãi đáp quân sự dài trên những đảo nhân tạo này.

Hành động ngang ngược trên của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế và giới học giả quan ngại bởi Bắc Kinh luôn miệng khẳng định rằng không có ý định quân sự hóa Biển Đông nhưng hành động lại hoàn toàn trái ngược.

Chưa hết, ngày 21/12 vừa qua, Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc đã ngang nhiên bắt đầu những chuyến bay dân sự thường nhật tới sân bay mà nước này xây dựng trái phép ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đáng chú ý hơn nữa, tờ International Business Times ngày 25/12 dẫn lời giới chức quân sự Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị triển khai tên lửa đất đối không CSA-6b và HQ-9 từ Hải Nam tới các đảo nhân tạo chiếm giữ trái phép trên Biển Đông vào đầu năm 2017.

Cũng trong tháng 12/2016, vệ tinh tình báo Mỹ phát hiện ra hệ thống tên lửa phòng không SA-21 được Trung Quốc kéo đến căn cứ không quân Yết Dương ở Quảng Đông, nơi các lô vũ khí Trung Quốc thường dừng chân tạm thời trước khi kéo ra Biển Đông.

Tướng về hưu David Deptula, cựu Giám đốc cơ quan tình báo thuộc Không quân Mỹ chỉ rõ: “Thêm một ví dụ nữa cho thấy sự gây hấn, táo tợn của Trung Quốc trong chính sách (ở Biển Đông) mà chúng ta từng chứng kiến trong 8 năm qua”.

Trước những diễn biến đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phản đối các hoạt động quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN vẫn phát triển tích cực

Theo TS. Trần Việt Thái, dù bị căng thẳng Biển Đông chi phối nhưng Quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong năm 2016 vẫn có nhiều bước tiến đáng kể, đặc biệt, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã xử lý rất khéo léo quan hệ với Trung Quốc.

Vì vậy, quan hệ kinh tế Trung Quốc ASEAN vẫn tiếp tục phát triển, trong khi các vấn đề chính trị nhạy cảm đã được xử lý tốt, góp phần quan trọng vào hòa bình, ổn định của khu vực.

Nhìn chung, trong năm qua, Việt Nam xử lý thành công quan hệ láng giềng và quan hệ với các nước lớn, bắt nhịp chung với xu thế của khu vực, vừa giữ được hòa bình, ổn định, góp phần làm dịu căng thẳng ở Biển Đông, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đại hội XII đề ra, TS. Việt Thái kết luận.

Xem thêm: Trung Quốc chuẩn bị triển khai trái phép tên lửa ra Biển Đông?

Danh Tuyên

Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.