Bộ Công Thương: Đóng dấu mật vào dự thảo tăng giá điện để tránh tâm lý lạm phát?!

Bộ Công Thương: Đóng dấu mật vào dự thảo tăng giá điện để tránh tâm lý lạm phát?!

Chủ nhật, 05/05/2019 | 09:00
7
Lý giải về đề xuất đóng dấu mật vào phương án tăng giá điện, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết biến động về giá điện ảnh hưởng tới đời sống người dân và kinh tế vĩ mô. Vì vậy Bộ đề xuất đóng dấu mật để tránh tâm lý lạm phát?!

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/5, trả lời báo chí về nguyên nhân đề xuất đưa thông tin phương án điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện chưa công bố vào diện "mật", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Mục đích để hạn chế tâm lý lạm phát.

Thứ trưởng Hải nhận định biến động giá xăng dầu và giá điện đều ảnh hưởng tới đời sống người dân, điều hành kinh tế vĩ mô, tác động không nhỏ tới lạm phát và có thể gây ra tâm lý lạm phát kỳ vọng.

Theo lời lãnh đạo Bộ Công Thương thì đây là các phương án giá để tính toán, trình cấp có thẩm quyền trước khi công bố chính thức. Thứ trưởng Hải cũng lưu ý, thông tin mật ở đây không phải giá mặt hàng điện, xăng mà là phương án để tính toán, trình cấp thẩm quyền trước khi công bố một cách chính thức sự điều chỉnh giá.

Tiêu dùng & Dư luận - Bộ Công Thương: Đóng dấu mật vào dự thảo tăng giá điện để tránh tâm lý lạm phát?!

Giá điện tăng cộng với đề xuất đóng dấu mật với giá điện khiến dư luận bức xúc.

"Hiện nay giá xăng đã theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, dễ gây ra lạm phát, ảnh hưởng đến đời sống.

Tương tự như vậy với giá điện. Vì thế, Bộ muốn đưa 2 nhóm hàng này vào danh mục Bí mật Nhà nước trước khi công bố giá chính thức" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Mặt khác, theo quy định hiện hành giá cả một số mặt hàng trọng yếu chưa công bố được phép đóng dấu mật. "Khi chưa công bố là mật, còn sau khi công bố thì giá điện, giá xăng dầu là công khai", ông Hải khẳng định.

Bổ sung thêm, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm: "Chúng ta đều biết, nền kinh tế của chúng ta hiện nay là nền kinh tế thị trường. Chúng ta không thể bao cấp và bù lỗ từ ngân sách mãi được. Chúng ta điều chỉnh là phải tính toán đến các yếu tố và cả chỉ số CPI.

Vừa qua, đúng là dư luận đánh giá về bậc thang 6 nấc tính giá tiền điện. Quan điểm chung là chúng ta phải tiến tới một thị trường với sự quản lý Nhà nước.

Như vậy, việc điều chỉnh giá điện là cần thiết, nhưng phải có căn cứ, có khoa học, có minh bạch đánh giá tác động đầu vào hợp lý để công khai”.

Tuy nhiên, theo lời Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thì về vấn đề công khai giá, văn bản ban hành ra là không mật, nhưng quá trình soạn thảo văn bản đó thì được quản lý như văn bản mật.

Ông đơn cử, quá trình soạn thảo, xin ý kiến, trao đổi giữa các cơ quan... của một văn bản thông thường thì phải quản lý chặt chẽ như chế độ mật, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình xây dựng chính sách. "Không phải cứ văn bản ban hành không đóng dấu "mật" thì quá trình soạn thảo cũng không mật", ông nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến góp ý về danh mục bí mật Nhà nước của ngành. Theo đó, báo cáo điều hành kinh doanh, phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện chưa công bố sẽ là những thông tin được đóng dấu mật.

Trước đây thông tin điều chỉnh giá điện vẫn được đưa vào danh mục thông tin mật của ngành Công Thương. Trong một văn bản góp ý, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị không nên đóng dấu mật vào phương án giá điện. Cơ quan này cho rằng thường việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.

"Việc đưa phương án giá các mặt hàng Nhà nước điều hành giá vào diện thông tin mật có thể xuất phát từ lo ngại tình trạng đầu cơ, găm hàng trước mỗi lần thay đổi giá. Tuy nhiên, việc đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng điện gần như là điều không thể", VCCI nêu ý kiến.

Do đó, VCCI đề nghị các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.

Cũng về vấn đề này, VnExpress đưa tin, tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu số 1 (đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) với cử tri hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, một số đại biểu đã nêu bức xúc về giá điện, cũng như đề xuất đóng dấu mật vào phương án điều chỉnh giá khi chưa công bố.

Theo đó, cử tri Kiều Quang Long (phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm) bức xúc: "Mặt hàng điện do Nhà nước quản lý với cơ chế thị trường đòi hỏi phải minh bạch. Giá thành của nó còn mơ hồ, chưa được tính toán công khai cụ thể, cân đối thế nào, càng mật càng gây bất bình với người tiêu dùng", đồng thời cho rằng việc Bộ Công Thương muốn đóng dấu mật "là quá nuông chiều với ngành điện".

Lê Lan 

Bộ Công thương: Nếu tăng giá điện sai phải xin lỗi dân

Thứ 7, 04/05/2019 | 18:14
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào hôm nay (5/4), Thứ trưởng bộ Công thương cho biết đã yêu cầu EVN kiểm tra lại việc tăng giá điện, nếu có trường hợp sai phạm thì phải xin lỗi người dân.

Bộ Công Thương hứa sẽ chỉnh sửa giá điện luỹ tiến

Thứ 7, 04/05/2019 | 17:17
Đây là quan điểm của lãnh đạo Bộ Công Thương về biểu giá điện và vấn đề tiền điện tăng cao trong thời gian qua.

Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ tăng giá điện của EVN

Thứ 7, 04/05/2019 | 09:25
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp cùng các Bộ ngành làm rõ việc tính toán giá điện của EVN. Chỉ đạo trên xuất phát từ bức xúc của dư luận liên quan đến việc giá điện chỉ tăng hơn 8% nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Bộ Công thương đề xuất đóng dấu mật giá điện: Lý do gì điện lại phải đóng dấu mật?

Thứ 7, 27/04/2019 | 19:10
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng ông cảm thấy khó hiểu nếu như bộ Công thương đưa giá điện vào diện sẽ được đóng dấu mật.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 10/5: Cà phê lấy lại đà, sầu riêng tăng trưởng khá, sấu non đầu mùa đắt hàng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:03
Hôm nay cà phê có thêm ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tăng trưởng khá.

Giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg: Nông dân phấn khởi

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:35
Xu hướng tăng đã quay trở lại với thị trường cà phê thế giới. Tại thị trường trong nước, giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Đồng Nai: Đến vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân đặt nhiều kỳ vọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:00
Tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), nhiều thương lái thu mua sầu riêng đã tới tận vườn để thương lượng, thu mua với giá cao.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Phước: QLTT thu nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:34
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, phát hiện xử lý 465 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.