Bóng ma phát xít lại quay về ám ảnh

Bóng ma phát xít lại quay về ám ảnh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Nước Đức đang hướng tới dịp kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) trong nỗi lo về hiểm họa tân phát xít đang nhen nhóm.

Các băng đảng theo tư tưởng phát xít của thanh niên Đức đang gia tăng một cách đáng lo ngại. Phương thức hoạt động của đám phát xít mới này cũng ngày càng tinh vi hơn, khiến nhà chức trách Đức rất khó đối phó.

Để tránh gây ác cảm cho cộng đồng như thế hệ trước đây, chúng tỏ ra hòa nhập hơn với mọi người, không thể hiện tư tưởng cực hữu, bài ngoại một cách quá lộ liễu trong đời sống hàng ngày. "Một tên phát xít mới có thể vẫn ăn món thịt nướng tại một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó ra ngoài tìm kiếm và đánh đập những người nhập cư", nhà báo Đức Johannes Radke cho biết.

Thế giới - Bóng ma phát xít lại quay về ám ảnh

Tư tưởng phát xít đang dần sống lại trong lòng nước Đức

Thành phố công nghiệp Dortmund là thủ phủ của các băng đảng cực hữu, tân phát xít Đức. Nơi đây có hẳn một nhóm tự nhận là Nhà nước Quốc xã tự trị an. Chúng cổ súy, truyền bá các tư tưởng của đảng Quốc xã Nazis của Hitler trước kia về một nước Đức cao quý và thuần khiết.

Hoạt động âm thầm, không ồn ào khiến sự tồn tại và mức độ nguy hiểm của các băng đảng tân phát xít được giấu kín suốt nhiều năm. Chính quyền và người dân Đức chỉ thực sự biết đến phong trào này một cách đầy đủ vào năm ngoái, khi một cuộc điều tra tình cờ của cảnh sát đã phát hiện ra rằng, một tên tội phạm đã giết tới 9 người Hồi giáo nhập cư và 1 cảnh sát trong suốt 7 năm liền, từ năm 2000 đến năm 2006. Thủ phạm là một kẻ mang tư tưởng phân biệt chủng tộc của phong trào phát xít mới có tên Quốc xã bí mật (NSU).

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải công khai xin lỗi gia đình các nạn nhân khi để cho NSU tồn tại quá lâu mà không bị trừng trị. Bà đã gọi đây là nỗi hổ thẹn của nước Đức. Giám đốc cơ quan Tình báo nội địa Đức, ông Heinz Fromm cũng đã phải từ chức vì vụ bê bối này.

Theo Văn phòng bảo vệ Hiến pháp, một cơ quan thuộc tình báo Đức chuyên kiểm soát vấn đề phân biệt chủng tộc cho biết, cả nước Đức hiện có tới khoảng 25.000 phần tử cực đoan cánh hữu, trong đó, 9.500 tên có xu hướng bạo lực. Tư tưởng phát xít đã lan rộng trong cộng đồng Đức, nó tồn tại trong các câu lạc bộ thể thao, cắm trại, những tình nguyện viên, thậm chí là những người làm vườn.

Chính phủ Đức đã áp dụng một số biện pháp trong đó có cả nghiệp vụ tình báo để phát giác những đối tượng cực đoan cánh hữu, tân phát xít. Các chính trị gia đều lên án mạnh mẽ những vụ giết hại người nhập cư và tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hành động chống lại lực lượng cánh hữu cực đoan.

Họ đã lập danh sách các đối tượng thuộc lực lượng này dựa trên các thông tin tình báo. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội thì cho rằng, Chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để diệt trừ nạn phát xít mới trước khi quá muộn.

Một điều kỳ lạ là, không chỉ ở Đức, mà ngay tại các quốc gia trước kia từng là nạn nhân của Đức Quốc xã, ngày nay lại đang xuất hiện những tên phát xít mới. Nước Nga đang tồn tại một phong trào cực hữu đầu trọc tân Đức quốc xã (neo-Nazi). Theo Cơ quan Nhân quyền Moscow, số thành viên đầu trọc ở Nga hiện đã tăng lên tới khoảng 70.000 tên.

Ngoài ra, tại Anh, Pháp, Thụy Điển, Ba Lan, Séc đều ghi nhận sự gia tăng của các băng nhóm phát xít mới. Hiện tượng này đang làm các nhà tâm lý học, tội phạm học, xã hội học đau đầu tìm cách lý giải nguyên nhân.

Thanh Tùng (theo Reuters)


Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Ukraine thúc giục EU chuyển sang nền kinh tế thời chiến

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:54
“Nếu chúng ta muốn duy trì hòa bình ở châu Âu, chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế thời chiến, dù điều đó nghe có vẻ nghịch lý…”, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói.

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.