BRICS gặp “nút thắt” mới trong quá trình mở rộng thành viên

BRICS gặp “nút thắt” mới trong quá trình mở rộng thành viên

Thứ 2, 22/01/2024 | 11:19
0
Sau khi Argentina chính thức xác nhận từ chối lời mời, gần đây lại có các báo cáo mâu thuẫn về việc Ả Rập Xê-út có gia nhập nhóm BRICS hay không.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS – bao gồm Brazil, Ngà, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi – sẽ tăng gấp đôi số lượng thành viên vào năm 2024, sau khi kết nạp thêm 5 quốc gia mới.

Trước đó, trong quyết định mang tính lịch sử hồi tháng 8 năm ngoái, BRICS đã mời Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Iran, Argentina và Ethiopia gia nhập nhóm bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay. Sau đó, Argentina đã chính thức xác nhận từ chối lời mời.

Gần đây, lại có các báo cáo mâu thuẫn về việc Ả Rập Xê-út có gia nhập nhóm BRICS bắt đầu từ ngày 1/1 hay không.

Đang trong một quá trình gồm nhiều bước

Hãng Reuters hôm 19/1 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Ả Rập Xê-út vẫn chưa chấp nhận lời mời của BRICS, và quyết định gia nhập khối đang chờ xử lý. Nguồn tin cũng cho biết thêm rằng ngày 1/1/2024 không phải là thời hạn để đưa ra quyết định, thời gian còn rất xa để các quốc gia được mời có nhiều thời gian thảo luận về việc gia nhập BRICS.

“Ả Rập Xê-út đang đánh giá lợi ích và sau đó sẽ đưa ra quyết định, đang có một quá trình diễn ra”, một nguồn thạo tin nói với Reuters.

Bộ trưởng kinh tế Ả Rập Xê-út Faisal Alibrahim cũng xác nhận rằng Vương quốc này vẫn chưa gia nhập BRICS. Ông giải thích rằng đất nước ông đang trải qua một quá trình nội bộ và sẽ sớm đưa ra quyết định.

“Ả Rập Xê-út là một phần của nhiều nền tảng đa phương và các tổ chức đa phương, và bất cứ khi nào Vương quốc này được mời tham gia vào một tổ chức nào đó, chúng tôi sẽ xem xét lời mời thông qua một quá trình gồm nhiều bước và cuối cùng sẽ đưa ra quyết định. Hiện tại chúng tôi đang trong quá trình tương tự và tôi sẽ bình luận khi quá trình đó kết thúc”, ông Alibrahim nói với Reuters.

Thế giới - BRICS gặp “nút thắt” mới trong quá trình mở rộng thành viên

Sau lần mở rộng thứ 2 kể từ khi thành lập, BRICS sẽ tăng gấp đôi số lượng thành viên. Tuy nhiên, nhóm này đang gặp những "nút thắt" trong quá trình này, bao gồm việc Argentina từ chối lời mời và Ả Rập Xê-út chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Ảnh: Arabian Business

Việc gia nhập BRICS sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Ả Rập Xê-út vì các thành viên Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Ả Rập này.

Nhưng Vương quốc hàng đầu thế giới Ả Rập cũng đang phải cân nhắc các lựa chọn về việc gia nhập BRICS trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington, Bắc Kinh và Moscow. Riyadh không muốn rơi vào thế bất lợi hay phải cắt đứt quan hệ với Mỹ và phương Tây.

“Mặc dù việc chính thức gia nhập nhóm là có lợi cho nền kinh tế của Vương quốc, nhưng nước này phải xem xét cẩn thận những tác động chính trị có thể có đối với mối quan hệ với các cường quốc khác”, ông Hesham Alghannam, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Đại học Khoa học An ninh Naif Arab, cho biết.

“Vương quốc đặt mục tiêu duy trì khoảng cách bình đẳng với tất cả các cường quốc và hiện tại, họ không muốn gửi bất kỳ tín hiệu nào có thể bị bất kỳ bên nào hiểu sai”.

Cân nhắc về kinh tế chứ không phải chính trị

Nga – nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS trong năm nay – cho biết, công việc hướng tới sự hội nhập của Ả Rập Xê-út vào khối đang diễn ra và Moscow rất coi trọng quá trình này.

“Công việc hội nhập của Ả Rập Xê-út với các nước BRICS vẫn tiếp tục; chúng tôi coi nó rất quan trọng. Nó cũng đã được thảo luận trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Riyadh”, hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm 17/1.

Ả Rập Xê-út cũng đang có kế hoạch mở cửa đất nước cho khách du lịch, tương tự như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Một bước đi sai lầm có thể gây tổn thất nặng nề cho Ả Rập Xê-út vào thời điểm họ đang hướng tới một tương lai ít phụ thuộc hơn vào Petrodollar (Dollar dầu mỏ).

Thế giới - BRICS gặp “nút thắt” mới trong quá trình mở rộng thành viên (Hình 2).

Siêu đô thị tương lai ở Ả Rập Xê-út là một phần trong kế hoạch của Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Vương quốc này vào Petrodollar. Ảnh: Getty Images

Trong khi đó, UAE – nước giống như Ả Rập Xê-út là thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) – cho biết họ đã chấp nhận lời mời và gia nhập BRICS, theo Bộ Ngoại giao UAE.

Quyết định gia nhập BRICS dựa trên những cân nhắc về kinh tế chứ không phải chính trị, Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq al Marri cho biết hôm 18/1.

“Chúng ta không sống trong Chiến tranh Lạnh… việc gia nhập BRICS không phải từ lập trường chính trị mà từ lập trường kinh tế”, ông Marri cho biết trong một phiên họp tại khu nghỉ mát trượt tuyết Davos của Thụy Sĩ, nơi diễn ra hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

“Đúng là sự phân cực đã xảy ra – điều chưa từng có kể từ những năm 1980, nhưng việc gia nhập BRICS mang tính chất chương trình nghị sự Nam-Nam nhiều hơn… UAE sẽ luôn can dự với phương Tây”, vị quan chức UAE cho biết.

Minh Đức (Theo Reuters, TASS, Watcher Guru)

Quy mô BRICS vẫn tăng gấp đôi bất chấp gặp phải điều không mong muốn

Thứ 7, 30/12/2023 | 19:53
Một năm mới sắp đến với nhóm BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt, đánh dấu bằng một sự kéo lùi nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng của nhóm này không vì thế mà bị suy suyển

BRICS có đủ lớn để Ả Rập Xê-út và Iran bắt tay nhau?

Thứ 4, 27/09/2023 | 17:38
Nếu Ả Rập Xê-út và Iran một lần nữa có bước đi đối đầu, các thành viên hiện tại của BRICS có thể phải “hối hận” vì đã kết nạp các đối thủ địa chính trị từ Vùng Vịnh.

Chiến thắng cho Trung Quốc và Nga sau quyết định lịch sử của BRICS

Thứ 6, 25/08/2023 | 15:12
Việc BRICS mở rộng sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới, và là một cơ hội to lớn cho Nga trong thời điểm bị cô lập hiện nay.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.