Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris

Lê Mạnh Quốc
Thứ 7, 31/12/2022 | 16:53
0
Gần 50 năm trôi qua nhưng vẫn còn nhiều điều trong khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris cần được tiếp tục giải mã, để thấy hiểu rõ hơn về Hiệp định lịch sử này.
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris

Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang bảo quản nhiều khối tài liệu về ngoại giao, hợp tác quốc tế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Trong đó có khối tài liệu có giá trị, ý nghĩa về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 2).

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris - Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Thắng lợi này là thành quả trực tiếp của sự kết hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, trong đó ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Hiệp định là kết quả của gần 5 năm đàm phán, với nhiều phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 3).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 4).

Theo giới thiệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, khối tài liệu này bao gồm các loại hình: Tài liệu hành chính (bằng giấy), tài liệu ảnh, tài liệu ghi âm. Trong đó, nhiều thành phần tài liệu quan trọng về Hội nghị Paris đang được đóng dấu các mức độ mật.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 5).

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2023), Phóng viên Người Đưa Tin đã có dịp được tiếp cận với một phần của kho tài liệu này. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 6).

 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 7).

Khối tài liệu này được bảo quản tại Kho Lưu trữ nằm ở Tầng hầm của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III với chế độ bảo quản tốt nhất theo quy định hiện hành. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 8).

Tài liệu hành chính (giấy) về Hội nghị Paris là những tài liệu thuộc các phông: Phông Phủ Thủ tướng, Phông Quốc hội, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban tố cáo tội ác của Mỹ ở Việt Nam, tài liệu của các cá nhân: Đại sứ Hà Văn Lâu, Hoàng Minh Giám,…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 9).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 10).

Tài liệu giấy chiếm phần lớn khối tài liệu về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 11).

Nhiều thành phần tài liệu quan trọng về Hội nghị Paris đang được đóng dấu các mức độ mật, vẫn cần được tiếp tục giải mã, để thấy rõ hơn về giá trị, ý nghĩa của Hiệp định này.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 12).

Tài liệu ảnh bao gồm các ảnh về tiến trình Hội nghị Paris, về quá trình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam thuộc các phông: Phông Bộ Ngoại giao, Mục lục ảnh khối cơ quan, Đại sứ Hà Văn Lâu, Hoàng Minh Giám,…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 13).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 14).

Những bức ảnh này là nguồn tài liệu quý giá nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam trong kháng chiên chống Mỹ, về nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Việt Nam trong đấu tranh ngoại gioa bảo vệ độc lập dân tộc.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 15).

Tài liệu ghi âm so với tài liệu giấy và tài liệu ảnh là một loại hình độc đáo, đặc biệt, chiếm một số lượng lớn, với gần 700 giờ băng ghi âm về quá trình, diễn biến Hội nghị Paris, từ buổi khai mạc, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc riêng đến các phiên họp toàn thể từ năm 1968 – 1973 như: Bài phát biểu của đồng chí Xuân Thủy và Harriman tại cuộc nói chuyện chính thức giữa Đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mĩ tại buổi khai mạc hồi 10h30 ngày 13/5/1968; Phiên họp kí tắt Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (giữa đồng chí Lê Đức Thọ với Henry Kissinger) ngày 23/01/1973; Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Thọ với Henry Kissinger ngày 11/02/1973…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 16).

Khối tài liệu này được bảo quản với thời hạn vĩnh viễn. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 17).

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III chia sẻ khối tài liệu  bảo quản tại TTLTQG III như những “bằng chứng sống” không chỉ ghi lại toàn bộ quá trình diễn biến Hội nghị mà còn phản ánh được không khí, thái độ cũng như quá trình tranh luận có những lúc căng thẳng của các bên tham gia.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 18).

"Đây thực sự là nguồn sử liệu tin cậy, khoa học, toàn diện, khách quan về Hội nghị Paris, hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn phục vụ nghiên cứu về Hội nghị Paris, về lập trường, quan điểm, thái độ của các bên tham dự Hội nghị", bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đánh giá. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 19).

Bà Hoa cũng thông tin thêm, trong những năm gần đây, Trung tâm được tiếp nhận những tài liệu quý từ các cơ quan Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ, Lưu trữ Liên Bang Nga… và từ các nhân chứng tham gia Hội nghị Pari là những nguồn tài liệu mới, góp phần bổ sung thêm thông tin về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 20).

Nhìn chung, với số lượng và sự đa dạng về loại hình (trong đó khối tài liệu giấy và ảnh phần lớn đã số hóa, khối tài liệu ghi âm đã được gỡ và gõ thành text), tài liệu lưu trữ về Hội nghị Paris có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn trong việc nghiên cứu về Hội nghị Paris nói riêng, chủ trương đường lối ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ và lịch sử ngoại giao của Việt Nam nói chung.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 21).

Cũng như nhiều khối tài liệu khác đang được bảo quản tại TTLTQG III, Trung tâm đã triển khai các biện pháp nhằm giúp độc giả tiếp cận khối tài liệu về Hội nghị Paris năm 1973 như: Sắp xếp, chỉnh lí khoa học tài liệu về Hội nghị Paris; Xây dựng công cụ tra cứu, cơ sở dữ liệu phục vụ việc tra cứu tài liệu; Phục vụ độc giả tại phòng đọc của Trung tâm; Viết bài Công bố, giới thiệu tài liệu về “Hội nghị Paris năm 1973” trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm xuất bản sách tài liệu lưu trữ về Hội nghị Paris.

[E] Thượng tướng Võ Văn Tuấn: Cái khó của tướng thời bình là ngăn chiến tranh, giữ lấy hòa bình

Thứ 5, 22/12/2022 | 09:00
“Thế hệ cha tôi đã vượt lên trên chiến tranh đi tìm lấy hòa bình còn chúng tôi không gì khác – phải bảo vệ nền hòa bình của đất nước", Thượng tướng Võ Văn Tuấn nói.

[E] GS Hồ Ngọc Đại và lời "tiên tri" của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Chủ nhật, 20/11/2022 | 08:00
Thắp nén hương thành kính tưởng nhớ tiền nhân, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với GS. Hồ Ngọc Đại về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của ông.

Sắc đào Nhật Tân thắm trại Davis sau Hiệp định Paris 1973

Chủ nhật, 18/02/2018 | 07:00
Mùa xuân trên đất Việt có muôn loài hoa ganh đua khoe sắc nhưng người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại thích trưng hoa đào vào dịp Tết.
Cùng tác giả

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.
Cùng chuyên mục

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:25
Sáng ngày 28/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Gần 50.000 du khách đến Hạ Long trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:41
Với nhiều sự kiện hấp dẫn trong chuỗi hoạt động kích cầu du lịch, ngày đầu nghỉ lễ, Tp.Hạ Long (Quảng Ninh) đón lượng du khách cao gấp 3 lần ngày bình thường.