Căng thẳng Triều Tiên: Bí mật về cuộc gặp của Bình Nhưỡng và Moscow

Căng thẳng Triều Tiên: Bí mật về cuộc gặp của Bình Nhưỡng và Moscow

Vũ Thu Hương
Thứ 2, 02/10/2017 | 06:00
0
Khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gia tăng đến mức nguy hiểm vì các hành động trả đũa qua lại và những cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai bên, Triều Tiên được cho là bí mật cử quan chức cấp cao tới Nga họp kín. Giới quan sát cho rằng, chuyến đi này chính là một phần ý định của Nga trong việc đóng vai trò lớn hơn với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ bất ngờ hoan nghênh cuộc họp bí mật

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang và gây nhiều lo ngại khi Bình Nhưỡng được cho là đã di chuyển tên lửa khỏi cơ sở chế tạo. Ngày 29/9, đài KBS của Hàn Quốc đưa tin, Triều Tiên mới đây đã di chuyển một số tên lửa khỏi một cơ sở ở Thủ đô Bình Nhưỡng.

 Giới chức tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã phát hiện các tên lửa được di chuyển khỏi trung tâm nghiên cứu và phát triển tên lửa của Triều Tiên ở khu vực Sanum-dong, phía Bắc Thủ đô Bình Nhưỡng. Cơ sở nói trên được Triều Tiên sử dụng để chế tạo các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Những tên lửa trên có thể là loại ICBM Hwasong-14 hoặc Hwasong-12 tầm trung.

Tiêu điểm - Căng thẳng Triều Tiên: Bí mật về cuộc gặp của Bình Nhưỡng và Moscow

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Putin. 

Điều đáng nói, khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm, Triều Tiên được cho là bí mật cử phái đoàn sang điện Kremlin để tìm giải pháp, một động thái chắc chắn khiến Mỹ lưu tâm.

Những chiếc ô tô mang biển số ngoại giao của Đại sứ quán Triều Tiên đã có mặt tại nhà khách của bộ Ngoại giao Nga ở phố Spiridonovka, Thủ đô Moscow trong ngày 29/9.

Tham dự cuộc họp, phía Nga do Đại sứ Oleg Burmistrov, một trong những Cố vấn cấp cao của Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu. Về phía Bình Nhưỡng, đại diện là bà Choe Son-hui, người đứng đầu phòng Các vấn đề Mỹ của bộ Ngoại giao Triều Tiên.

Tại cuộc gặp kéo dài 5 giờ này, hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm như tình hình trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ song phương. Bà Choe Son-hui  đã nhấn mạnh, Mỹ cần phải ngừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên nhằm tháo ngòi cho tình trạng căng thẳng và đảm bảo hòa bình cũng như an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharov xác nhận thông tin cuộc gặp, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Có điều dù cho Tổng thống Mỹ có những phản ứng mạnh về vấn đề Triều Tiên trong thời gian gần đây, nhưng phản ứng của Washington về sự kiện trên không gay gắt, thậm chí tỏ ra rất hoan nghênh.

“Tôi không thể xem đó là điều xấu. Ngoại giao là cách tiếp cận ưa thích của chúng tôi. Nếu Nga có thể thành công trong việc đưa Triều Tiên đi theo hướng tốt hơn, chắc chắn chúng tôi sẽ hoan nghênh điều đó”, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố.

Bàn cờ chính trị

Nhiều nhà quan sát phân tích, chuyến thăm Nga của bà Choe Son-hui là một phần của ý định của Nga trong việc đóng một vai trò lớn hơn trong các nỗ lực giải quyết tình trạng đối đầu liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Ngay sau khi cuộc gặp giữa hai bên kết thúc, bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẵn sàng phối hợp với Bình Nhưỡng nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên. "Phía Nga khẳng định sẵn sàng kết hợp các nỗ lực có lợi cho việc tìm cách thức để giải quyết các vấn đề trong khu vực thông qua những biện pháp hòa bình, chính trị và ngoại giao", tuyên bố của bộ Ngoại giao Nga có đoạn.

Tiêu điểm - Căng thẳng Triều Tiên: Bí mật về cuộc gặp của Bình Nhưỡng và Moscow (Hình 2).

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharov.  

Nga đã từng công khai ý định giữ vai trò trung gian đàm phán giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Trong điện đàm với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng Năm, Tổng thống Putin đã hứa hẹn Nga sẵn sàng giữ vai trò xây dựng để tìm giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triền Tiên và hợp tác hơn nữa với Hàn Quốc.

Trong khi Triều Tiên liên tục cho thấy, sự tiến bộ trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này và đối mặt với các biện pháp trừng phạt ngày càng mạnh tay từ cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng được cho là vẫn nhận được sự hỗ trợ từ Nga. Không chỉ xoá tới 90% khoản tiền 11 tỷ USD mà Triều Tiên nợ Nga từ thời Liên Xô, Moscow còn là một trong những nước viện trợ lương thực lớn nhất cho quốc gia bí ẩn.

Nga cũng thường tìm cách giúp đỡ làm nhẹ bớt các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

Theo giới nhận định, việc Nga muốn hỗ trợ Triều Tiên cũng như tham gia vào các vấn đề quốc tế là nhằm khẳng định vị thế của Moscow. Mặc dù Tổng thống Putin gần đây lên tiếng phản đối các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, song ông chủ Điện Kremlin cũng tuyên bố không ủng hộ giải pháp quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng, vì lo ngại điều này sẽ dẫn tới “thảm kịch toàn cầu”.

Nga từ lâu đã theo đuổi lập trường chống lại toan tính lật đổ chế độ Triều Tiên của Mỹ. Bằng cách bảo vệ Triều Tiên trước sức ép của Mỹ, Nga có thể khẳng định vai trò của nước này, như một nhân vật chủ chốt trên bàn cờ chính trị quốc tế. “Nga có thể không thích những gì Triều Tiên đang làm, nhưng bằng cách duy trì lập trường này (ủng hộ Triều Tiên), Nga sẽ trở thành một nhân vật có vị thế trên trường quốc tế và đây chính là một trong những mục tiêu của họ”, chuyên gia cấp cao tại trung tâm Nghiên cứu chính sách đối ngoại Clint Watts nhận định.

Bằng việc nắm giữ vai trò quan trọng với vấn đề Triều Tiên, Nga có thể tạo uy thế và mặc cả với Mỹ những điều mà nước này mong muốn ở Washington.

Và mặc cho dư luận thế giới lo lắng, nghi ngại về một cuộc chiến tranh, thậm chí là chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Nga luôn tự tin rằng điều này sẽ không xảy ra.

Xem thêm >> Động thái bất ngờ “chưa từng có” của Mỹ với Triều Tiên giữa căng thẳng leo thang

V.T.H

Toan tính của Triều Tiên khi doạ nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Thứ 7, 30/09/2017 | 18:40
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang và gây nhiều lo ngại khi Bình Nhưỡng được cho là đã di chuyển tên lửa khỏi cơ sở chế tạo và đặc biệt ám chỉ rằng sẽ cho nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương. Giới chuyên gia nhận định có nhiều lý do để Bình Nhưỡng thực hiện kế hoạch của mình.

Trung Quốc thẳng tay trừng phạt người láng giềng Triều Tiên

Thứ 6, 29/09/2017 | 12:58
Trung Quốc đã yêu cầu các công ty Triều Tiên đang hoạt động trên lãnh thổ nước này đóng cửa trước khi Bắc Kinh chính thức thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bình Nhưỡng.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.