Có trong tay S-400

Có trong tay S-400 "đáng sợ" nhưng chỉ đem "trưng bày" ở Syria: "Đòn hiểm" của Nga để qua mặt Mỹ, Israel?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 16/09/2019 | 11:12
0
Nga mang những hệ thống phòng thủ tân tiến nhất của mình đến Syria như S-300, S-400 nhưng không một lần sử dụng trước đối thủ. Đã có những câu hỏi về tính toán lạ kỳ của Moscow.
Tiêu điểm - Có trong tay S-400 'đáng sợ' nhưng chỉ đem 'trưng bày' ở Syria: 'Đòn hiểm' của Nga để qua mặt Mỹ, Israel?

Hệ thống Pantsir-S1 ở Syria.

Được biết đến bởi mạng lưới phòng không dày đặc ở Syria, với các hệ thống phòng không tân tiến bao gồm S-400, S-300 – đã có những câu hỏi đặt ra về việc tại sao Nga không sử dụng các hệ thống này để bảo vệ đồng minh Damascus.

Năng lực phòng không của Moscow không tốt như lời đồn hay các hệ thống này chỉ mang tính chất “hù dọa” đối thủ là chính?

Theo cây bút Roger Nabig của tờ Offiziere, lý do Nga không sử dụng sức mạnh phòng không của mình là vì nước này không có ý định thiết lập vùng cấm bay bất khả xâm phạm đối với Israel, Mỹ ở Syria cũng như không nhận được bất kỳ lợi ích gì khi thực hiện một bước đi như vậy.

Phòng không Nga ở Syria chỉ để trưng bày?

Nga đã trang bị độc quyền cho Syria các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô và huấn luyện các binh sĩ Syria sử dụng vũ khí để có khả năng tự bảo vệ mình trước các mối nguy hại từ bên ngoài.

Phòng không của Syria bao gồm chủ yếu là các hệ thống S-200VE lâu năm, được bổ sung hệ thống Pantsir-S1 tầm gần. Nga cũng được cho là đã xây dựng lại toàn bộ lực lượng phòng không Syria và liên kết với mạng lưới phòng không và radar của mình tại các căn cứ quân sự ở Hmeimim và ở Tartus.

Theo các tuyên bố chính thức, hai căn cứ của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria được bảo vệ bởi ba lớp phòng không, một số trong đó bao gồm cả các hệ thống của chính Syria.

Vòng ngoài được hình thành bởi S-400, S-300V4, ở giữa là S-200VE, S-300FM (của Syria) và bên trong là Osa-AKM, S-125 Pechora-2M cùng với Panzir-S2 để phòng thủ tầm gần.

Bất chấp sự kết hợp của cả hệ thống phòng không tân tiến và sự huấn luyện chuyên sâu cho binh sĩ Syria, phòng không Syria sử dụng các hệ thống của Nga đã hứng chịu một số thất bại kể từ năm 2014.

Trong những năm gần đây, Israel đã thực hiện 250 cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria, sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (F-15, F-16), mà chỉ có một máy bay bị tổn hại.

Mỹ đã tiến hành cuộc không kích gây nhiều thiệt hại vào căn cứ không quân của Syria vào năm 2017 và một năm sau đó, cùng với Anh và Pháp tiến hành thêm một cuộc tấn nhằm đáp trả cáo buộc “chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học” – điều mà phía Nga kịch liệt phản đối.

Trong cuộc tấn công đầu tiên vào tháng 4/2017, 59 tên lửa hành trình Tomahawk đã được nhắm vào căn cứ không quân Shayrat ở phía Tây Syria. Trong số đó, 58 tên lửa đã bắn trúng mục tiêu.

Với việc Nga luôn tự hào về lực lượng phòng không siêu hạng của mình ở Syria – cùng với việc Mỹ đã báo trước cho Nga về cuộc tấn công – đây được coi là một màn trình diễn dưới sức, cây bút Roger Nabig bình luận.

Có vẻ như Nga đã không kích hoạt các hệ thống phòng không của mình và chỉ có các hệ thống cũ hơn của Syria được sử dụng. Vậy tại sao Nga không ra tay dù đã được cảnh báo trước về cuộc tấn công?

Tính toán của Nga

Tiêu điểm - Có trong tay S-400 'đáng sợ' nhưng chỉ đem 'trưng bày' ở Syria: 'Đòn hiểm' của Nga để qua mặt Mỹ, Israel? (Hình 2).

Nga không muốn dính líu hệ thống phòng không của mình vào những cuộc xung đột không mang lại lợi ích.

Trước khi câu hỏi này có thể được trả lời, chúng ta phải giải quyết quan niệm sai lầm phổ biến về khả năng “thượng thừa” của các hệ thống phòng không S-400 và S-300V4 của Nga trong việc tạo ra vùng cấm bay không thể xuyên thủng trong bán kính tới 400 km.

Mặc dù về mặt lý thuyết hoặc các yếu tố kỹ thuật cho thấy cả hai hệ thống có năng lực rất ấn tượng, vẫn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi và hiệu quả thực tế của chúng trong việc chống lại máy bay chiến đấu của kẻ thù trong từng tình huống cụ thể.

Ví dụ, tên lửa 40N6 có tầm bắn 380 km, lắp đặt trên S-400 được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chúng lại thường phát huy hiệu quả ở những mục tiêu lớn, như tàu chở dầu, tàu chở hàng hóa hoặc máy bay cảnh báo sớm bay ở độ cao hơn 10 km, cây bút Roger Nabig giải thích.

Việc nhắm mục tiêu chính xác với máy bay thế hệ thứ 5 có khả năng tàng hình (F-35 , F-22) và các tên lửa hành trình bay tầm thấp lại không phải sở trường đối với hệ thống phòng không Nga.

Do hạn chế của radar, ngay cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 cũ hơn cũng chỉ có thể được phát hiện và xác định ở khoảng cách xấp xỉ. Thêm vào đó, nó còn dễ bị làm nhiễu bởi tác chiến điện tử của đối phương.

Đó là câu trả lời về khả năng bị giới hạn của hệ thống phòng không Nga. Tuy nhiên, nếu Nga kích hoạt phòng không của mình, có khả năng cuộc tấn công của Mỹ khi đó đã không đạt được thành công đến thế. Vậy vì sao Nga không ra tay?

Có hai cách giải thích cho việc này. Thứ nhất, Nga không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột leo thang với Mỹ hay Israel, điều này có thể dẫn đến việc Nga liên tục phải sử dụng các hệ thống phòng không của mình, gây ra những rủi ro không đáng có.

Thứ hai, lợi ích chính trị - quân sự của Nga chỉ nhằm bảo vệ hai căn cứ quân sự của mình ở Syria, không có trách nhiệm phải bảo vệ bất kỳ ai khác.

Nga cũng không can thiệp vào các cuộc không kích của Israel nhằm vào các cơ sở quân sự của Iran ở Syria. Giới phân tích cũng cho rằng, đây là vì Moscow đang theo sát sự hiện diện ngày càng gia tăng của Tehran ở Syria và cũng không hài lòng về điều này.

Càng ngày, Nga càng coi Iran là một đối thủ cạnh tranh khó chịu, ganh đua quyền lực tối cao ở Syria, thay vì một đồng minh sát cánh trong mọi vấn đề.

Ở khía cạnh khác, chính quyền Syria lại cần Iran như một đồng minh để bù đắp cho việc thiếu lực lượng chiến đấu mặt đất. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nga chỉ quan sát một cách thụ động khi Israel tấn công các mục tiêu của Iran ở Syria, miễn là không có binh sĩ hay cơ sở nào của Nga bị tổn hại.

Nga cũng lo ngại sự đối đầu truyền thống giữa Israel và Iran có thể kéo đồng minh Syria của mình vào cuộc chiến với Israel, điều này sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi cho chính Nga.

Đồng thời, Moscow không muốn làm mất lòng Damascus cũng như không “vô tình” quá mức với Tehran. Đó là lý do tại sao Nga không ra tay mà bật đèn xanh cho phòng không Syria chống trả lại các cuộc không kích của Israel.

Không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba, Tổng thống Putin còn có phong cách "kỳ lạ" nhưng đáng ngưỡng mộ

Thứ 7, 14/09/2019 | 19:41
Những thói quen giản dị của Tổng thống Nga có thể được coi là kỳ lạ đối với hình ảnh của một nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, ông Putin chưa bao giờ tỏ ra quan tâm.

Lỗ sâu 12km dưới lòng đất ở Nga: Những đồn đại kỳ bí về con đường "chạm tới Địa ngục"

Thứ 7, 14/09/2019 | 20:00
Được mệnh danh là “Giếng Địa ngục”, nó đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng vẫn là lỗ khoan sâu nhất trên thế giới và nổi tiếng bởi những lời đồn đại kỳ bí và những câu chuyện hoang đường.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.