Cuộc đời bi thảm “nữ vương” từng có quyền lực nhất Hawaii

Cuộc đời bi thảm “nữ vương” từng có quyền lực nhất Hawaii

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
0
– Từng là một trong những phụ nữ quyền lực nhất đảo quốc Hawaii, nhưng cuối đời, bà bị "giam lỏng" trên một căn gác nhỏ, sống cô độc, làm bạn cùng với những bản nhạc. Bà vĩnh biệt trần thế sau một cơn đau tim "thập tử nhất sinh".

Là vị vua cuối cùng của Vương quốc Hawaii, nữ hoàng Liliuokalani đã chiến đấu nhằm thiết lập Hiến pháp giành lại quyền biểu quyết kinh tế cho người dân bản địa. Bà bị bắt và bỏ tù vào năm 1895, sau đó bị buộc phải thoái vị để giải phóng cho những người bị bắt trước đó vì ủng hộ bà.

Từ bỏ ngôi vị để cứu thần dân dưới trướng

Nữ vương Liliuokalani tên thật là Lydia Kamakaeha. Bà sinh trưởng trong gia đình dòng dõi hoàng tộc trị vì lâu đời nhất đảo quốc Hawaii. Năm 1862, bà kết hôn với John Owen Dominis, con trai của một thuyền trưởng vốn là một quan chức trong vương triều Hawaii. Cuộc hôn nhân của họ vốn không được sự ủng hộ của những người trong hoàng gia. Trong ngoài triều đình thường xuyên xì xào, "lời ra tiếng vào" cho rằng, John Owen Dominis không chung thủy. Thậm chí, một số người còn bắt gặp "đức ông chồng" này nhiều lần "thậm thụt" với những nữ hầu dưới trướng.

Thế giới - Cuộc đời bi thảm “nữ vương” từng có quyền lực nhất Hawaii

Nữ vương Liliuokalani

Năm 1784, anh trai của Liliuokalani là David Kalakaua được chọn làm vua. Tuy nhiên, trị vì không được bao lâu, vị vua xấu số đã băng hà nhường lại ngôi báu cho em gái. Tháng giêng năm 1891, Liliuokalani kế vị ngai vàng, trở thành người phụ nữ đầu tiên và cuối cùng cai trị "đảo quốc thần tiên" Hawaii. Cũng từ đây, nữ vương Liliuokalani tìm đủ mọi cách nhằm thiết lập lên một đế chế Hawaii hùng mạnh và tự chủ.

Được sự ủng hộ tối đa của thần dân, nữ hoàng đã soạn thảo một Hiến pháp mới khôi phục lại quyền biểu quyết kinh tế cho người dân bản địa. Cuộc cải cách này lập tức vấp phải sự phản đối của một số thế lực cực đoan trong triều đình. Không ít doanh nhân và các chính trị gia thân Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích nữ vương và "vận động" nhằm "ép" bà phải sáp nhập lãnh thổ vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Họ biện luận rằng, việc trở thành một bang của Hoa Kỳ sẽ giúp cho kinh tế của Hawaii tiến lên.

Với chủ trương sử dụng văn hóa truyền thống và quyền lực dòng tộc để cai trị, nữ vương Liliuokalani cũng bị rơi vào sự chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài. Bà được xem như mối đe dọa cho một số nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu thời đó. Hàng chục kế hoạch được dựng lên nhằm hạ bệ người phụ nữ quyền lực này.

Cô độc cho đến lúc chết

Một mình đương đầu với "thù trong giặc ngoài", cuối cùng nữ hoàng Liliuokalani đã bị thất bại. Năm 1895, bà bị bắt và bỏ tù, sau đó bị buộc phải thoái vị để giải phóng cho những người bị bắt trước đó vì ủng hộ bà. Nữ hoàng cũng bị buộc phải ký một chiếu thư tuyên bố hủy bỏ tất cả những quy định, sắc lệnh mà bà ban hành khi còn tại vị. Bà cũng bị đưa ra "làm nhục công khai" trong một tòa án quân sự do những kẻ phản loạn trong triều dựng lên.

Nữ vương Liliuokalani sau đó bị kết án 5 năm tù giam và đẩy đi lao động khổ sai. Nhưng sau đó, bà được giảm án nhưng bị "giam lỏng" trong một căn gác nhỏ tại cung điện hoàng gia Iolani và ngăn cấm không cho ai được vào thăm. Kết cục, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất đảo quốc Hawaii phải sống phần đời còn lại trong cô độc.

Ngày ngày, cựu nữ hoàng làm bạn với âm nhạc. Bà đã sáng tác khoảng 165 bài hát nói về cuộc đời từ khi tại vị đến lúc bị giam cầm của mình. Một thời gian sau, bà được tự do bước ra khỏi căn gác nhưng vẫn bị quản thúc tại gia. Đến năm 1986, Chính phủ nước Cộng hòa Hawaii đã cho phép cựu nữ vương được đi lại tự do và phục hồi quyền công dân cho bà. Nữ vương sống ở tư gia có tên Washington Place cho đến khi bà qua đời ở tuổi 79 sau một cơn đau tim "thập tử nhất sinh".

Ngày 12/7/1898, quần đảo Hawaii được chính thức sáp nhập vào Hoa Kỳ sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. Hawaii trở thành bang thứ 50 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Năm 1993, vào dịp 100 năm sau cuộc lật đổ ngai vàng, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký một nghị quyết của Quốc hội, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ chính thức xin lỗi người dân Hawaii bản địa.

Anh Đức


Cùng chuyên mục

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.