Điều chuyển xe khỏi bến Mỹ Đình: Khắc phục 'bệnh nói mà không làm'

Điều chuyển xe khỏi bến Mỹ Đình: Khắc phục 'bệnh nói mà không làm'

Chủ nhật, 01/01/2017 | 23:04
0
"Khi có quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, Sở GTVT Hà Nội cần tiến hành thực hiện việc điều chuyển theo kế hoạch một cách dứt điểm…khắc phục bệnh ‘nói mà không làm, nói xong để đấy'", ông Liên nói.

Để nhằm giảm thiểu tình trạng ùn, tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT chủ trì phối hợp với Công an thành phố và các sở, ban, ngành, sắp xếp điều chuyển một số tuyến vận tải từ bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên, Nước Ngầm… về các bến xe còn mặt bằng để khai thác theo đúng hướng tuyến…

Điều chuyển, Sở GTVT Hà Nội kêu khó khăn

Sau khi nhận được chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở GTVT đã có kế hoạch và văn bản gửi tới các Sở GTVT của các tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan về kế hoạch điều chuyển một số luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe trên địa bàn thành phố.

Theo kế hoạch của Sở GTVT Hà Nội trình lên Tổng Cục Đường bộ, Bộ GTVT, giai đoạn 1, sẽ điều chuyển 75 lượt xe/ngày từ Bến Mỹ Đình đi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai... và ngược lại sẽ về bến Nước Ngầm để phù hợp với lộ trình, hướng tuyến.

Khi làm kế hoạch điều chuyển này, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội băn khoăn, với những khó khăn, thực tế điều chuyển sẽ phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đơn vị khai thác bến xe, các đơn vị kinh doanh vận tải đang khai thác và xáo trộn một phần nhu cầu đi lại của người dân.

Xã hội - Điều chuyển xe khỏi bến Mỹ Đình: Khắc phục 'bệnh nói mà không làm'

Người dân xếp hàng mua vé ở bến xe Mỹ Đình

Về tần suất của bến xe Mỹ Đình sau điều chuyển, lo ngại của ông Linh cũng như Sở GTVT Hà Nội là bị “ chạm” vào Quyết định 2288 của Bộ GTVT yêu cầu bến Mỹ Đình giữ ổn định tần suất phương tiện hoạt động đến năm 2020.

Cùng với đó, các doanh nghiệp trong diện điều chuyển, có ý kiến cho rằng, chủ trương là hợp lý, song với những doanh nghiệp đầu tư phương tiện bằng vốn vay ngân hàng, phải cầm cố tài sản, khi “khách đã quen xe, xe đã quen tuyến” nay phải chuyển bến kéo theo nguy cơ mất khách, dẫn tới phá sản.

<stron

Cùng chuyên mục

Cải cách tiền lương: Có thể sống bằng lương, bù trượt giá?

Thứ 6, 10/05/2024 | 20:00
Bộ Nội vụ cho biết khi cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cán bộ, công chức có mức lương thấp nhất không dưới 5 triệu đồng để họ có thể sống được bằng lương.

“Cú bắt tay ngầm” gây thiệt hại lớn của cán bộ quản lý Nhà nước với DN tư nhân

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:09
Nhiều vụ án tham nhũng, chức vụ có sự cấu kết chặt chẽ, tinh vi giữa cán bộ Nhà nước với các công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024?

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:52
Thẻ Căn cước là giấy tờ mới của công dân theo Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024. Vậy người dân cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thẻ Căn cước?

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.