Doanh nghiệp bất động sản muốn làm người tốt cũng không dễ

Doanh nghiệp bất động sản muốn làm người tốt cũng không dễ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Đáp ứng lời “kêu gọi” của các chuyên gia và cũng là để cứu mình, nhiều công ty đã giảm giá bán căn hộ của các dự án. Tuy nhiên, đã có không ít dấu chấm hỏi đặt ra trước những động thái "tích cực" của nhiều doanh nghiệp.

Dù mức giá này được tuyên bố là chỉ bán cho cán bộ công nhân viên cũng gây ra một làn sóng tranh luận. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng doanh nghiệp này bán phá giá và cơ quan chức năng cũng đã “hứa” là sẽ điều tra. Như vậy, trong thời buổi này việc giám giá căn hộ “hợp lòng dân” và muốn làm “người tốt” cũng không phải dễ.

Bán giá thấp cũng bị kết tội

Có lẽ sự kiện bất động sản đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc Công ty Xây dựng Tư nhân Số 1 Lai Châu – đã giảm giá bán căn hộ của dự án chung cư Đại Thanh xuống còn 10 triệu đồng/m2 và đã gây ra một làn sóng tranh luận trên báo chí. Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai cũng gây sốc bằng cách giảm giá bán căn hộ dự án Thanh Bình xuống thấp hơn 30% so với khu vực xung quanh và giảm thấp hơn 50% so với giá dự kiến trước đó. Tuy nhiên, việc giá tại dự án Thanh Bình Lai vẫn được xem là một hiện tượng bình thường trong khi đó tại dự án Đại Thành xem là bất thường.

Bất động sản - Doanh nghiệp bất động sản muốn làm người tốt cũng không dễ

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân, có lẽ người dân tại Hà Nội quá quen với mức giá nhà đất 30 - 50 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng mỗi m2, nên đã bị “choáng” bởi giá mức giá “bèo này”. Dù bị choáng nhưng chắc chắn một điều đối với người dân đây là một tin vui vì với số tiền khoảng 500 triệu đồng họ có thể sở hữu căn hộ mà cách đây không lâu họ không giám mơ tới. Thực tế, sau khi công bố giá bán trên số căn hộ tại dự án Đại Thanh đã được bán hết veo và những người đến sau phải trả khoảng chênh lệch 50 -100 triệu đồng/căn.

Ngược lại với tâm lý người dân, những đối thủ của Công ty Xây dựng Tư nhân Số 1 Lai Châu chắc hẳn không xem đó là niềm vui. Vì việc giảm giá căn hộ Đại Thanh chẳng khác nào là hành động phá giá và gây thêm áp lực đối với họ. Điển hình, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư dầu khí Toàn cầu (GP Invest) cho rằng, với kinh nghiệm của một người làm trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản 40 năm nay, không thể nào doanh nghiệp có thể làm dự án mà bán ra với giá 8 - 10 triệu đồng/m2 được. Cuối cùng, ông Hiệp kết luận một câu chắc nịch “Nếu nhà được bán với giá đó chỉ có thể là doanh nghiệp ăn bớt nguyên, vật liệu.”

Phó tổng giám đốc Vinaconex bày tỏ sự quan ngại việc giảm giá các dự án sẽ khiến cho tâm lý người dân thay vì bỏ tiền mua nhà thì họ sẽ chờ đợi thêm.

Không chỉ có các doanh nghiệp “nóng ruột” mà ngay cả các nhà quản lý cũng nghi ngờ và “sốt ruột” không kém. Cụ thể một số cơ quan thuế, tài nguyên của Hà Nội cho biết cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp này.

Ông Nguyễn Văn Sửu - phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng bày tỏ sự quan ngại khi cho rằng “Nếu doanh nghiệp mà bán dưới giá thành thì chúng tôi sẽ xem anh đã nộp đủ tiền đất chưa, đã đóng thuế bao nhiêu”.

10 triệu đồng/m2 chưa phải là rẻ

Việt Nam đang đặt mục tiêu phấn đầu năm 2020 diện tích nhà trung bình mỗi người dân là 25m2/người. Với giá thành 10 triệu đồng/m2, thì số tiền để mua 25m2 nhà 250.000 triệu đồng. Số tiền này bằng 6,75 lần thu nhập bình quân đầu người của một người dân tại Hà Nội vào năm 2011. Đây là con số khá cao nên dù giá có 10 triệu đồng/m2 thì cũng chỉ có một phần người dân Hà Nội mới mua được. Như vậy, tại sao các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước lại “sốt ruột” khi giá nhà giảm.

Nghi ngờ, thanh tra là quyền của các cơ quan nhà nước tuy nhiên tại sao họ lại nhắm đến doanh nghiệp hạ giá bán? Trong khi đó, các doanh nghiệp bán giá cao không có nghĩa là họ trong sạch. Tệ hại hơn, những doanh nghiệp này rất có thể là những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lãng phí nguồn lực xã hội và cũng không loại trừ họ mất nhiều chi phí “bôi trơn” nên giá nhà mới cao như vậy. Đây mới là đối tượng hàng đầu cần phải thanh tra.

Ngoài ra, về mặt lý thuyết kinh tế hay chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn có thể bán giá hàng hóa thấp hơn giá thành để tối thiểu hóa thiệt hại. Các căn hộ tại dự án Đại Thanh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, có thể dự án này chưa đến mức bán lỗ vì theo lời của chủ đầu tư mức bán mức giá 10 triệu đồng/m2 thì họ vẫn có lời.

Thực tế, không phải ai cũng nghi ngờ mức giá siêu rẻ này, ông Đặng Hùng Võ – nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường cho rằng “Nếu doanh nghiệp biết tiết giảm chi phí, áp dụng công nghệ tiên tiến thì chúng ta có thể tạo ra được nhà với giá 10 triệu/m2 chứ không phải là không thể làm được”. Cùng chung quan điểm khi trao đổi với Thời báo kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Trường Tiến, phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu cho biết, là một người có hàng chục năm làm xây dựng, ông cho rằng hoàn toàn có thể làm được nhà giá rẻ nếu doanh nghiệp áp dụng các công nghệ, vật liệu tiên tiến.

Thực tế, tại Tp.HCM có rất nhiều dự án đang được rao bán với giá quanh mức 10 triệu đồng/m2. Theo các chủ đầu tư thì giá thành xây dựng các căn hộ tại tòa nhà khoảng 20 tầng vào khoảng 6-8 triệu đồng/m2. Giá thành chung cư còn phụ thuộc vào giá đất và chi tiết thiết kế của ngôi nhà. Ngoài ra, chúng ta còn nhớ trước đó Thủ tướng còn tuyên bố “Giá nhà thu nhập thấp chỉ nên 2- 4 triệu đồng mỗi m2”.

Giá bán căn hộ 10 triệu đồng/m2 vẫn còn cao hơn 2,5-5 lần giá nhà mà Thủ tướng cho là “nên” thế mà không ít cơ quan nhà nước, quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản nghi ngờ. Hơn nữa, mức giá này vẫn còn cao hơn khá nhiều thu nhập của người dân, còn các chuyên gia khuyến cáo giảm giá bán là cách duy nhất để doanh nghiệp bất động sản tự cứu mình. Tuy nhiên, ngay cả cái quyền được tự cứu mình, hợp xu thế tự nhiên và mang đến “niềm vui” cho nhiều người cũng không phải là dễ dàng.

Hồ Xung


Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.