Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 15/08/2020 | 20:00
0
Các thành viên chủ chốt của Quốc Hội Mỹ được biết đã đóng băng và chặn tất cả các hoạt động bán vũ khí lớn của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ trong gần hai năm nhằm gây áp lực buộc nước này từ bỏ việc mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Trong một  báo cáo của Defense News có trụ sở tại Mỹ, trích dẫn một số nguồn tin giấu tên từ Quốc hội, chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng cho biết bốn thành viên có tiếng nói trong Quốc hội đã đưa ra yêu cầu đóng băng một số vụ mua bán vũ khí.

Theo các nguồn tin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul đại diện cho Texas và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel đại diện cho New York cùng thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez đại diện cho New Jersey là các thành viên chủ chốt đứng sau kế hoạch đóng băng các hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu điểm - Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga?

Mỹ nhiều lần thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ mua vũ khí S-400 của Nga 

Động thái của các thành viên Quốc hội trên khiến ít nhất hai hợp đồng quốc phòng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm hoãn: Hợp đồng nâng cấp các chiến đấu cơ F-16C/D cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ với nhà thầu chính là Tập đoàn Lockheed Martin và hợp đồng bán trực thăng tấn công cho Pakistan  trị giá 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng số vụ mua bán vũ khí mà các thành viên ngăn cản vẫn chưa được biết.

Hành động của các nghị sĩ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia trong những năm gần đây. Trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.

Phát biểu với  Defense News  qua email để biện minh cho hành động của mình, Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh chiến lược lâu năm của Mỹ.

Mối quan hệ đó đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây và đang nhanh chóng xấu đi hơn nữa ”. Bước ngoặt trong mối quan hệ đó được cho là việc Ankara mua hệ thống S-400 và điều này đã “thay đổi đáng kể bản chất mối quan hệ của chúng tôi. Việc mua bán này có lợi cho đối thủ của chúng ta là Nga và đe dọa sự toàn vẹn của Liên minh NATO ”.

Việc đóng băng các giao dịch đạt được nhờ việc các chủ tịch và thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện tiếp xúc trong quá trình mua bán và họ có thể đã ngăn cản Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt các thỏa thuận.

Các nhà phân tích của Defense News tin rằng, việc Quốc hội Mỹ ngầm tác động đến các hợp động mua bán vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm để đảm bảo chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nghiêm túc thực hiện các lệnh cấm vận nhằm vào Ankara theo đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua biện pháp trừng phạt (CAATSA).

Tiêu điểm - Lá bài hiểm của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bó tay trong việc mua S-400 của Nga? (Hình 2).

Việc Ankara mua S-400 của Nga khiến Mỹ nổi giận 

Đạo luật CAATSA về cơ bản là công cụ pháp lý giúp Mỹ ngăn cản các quốc gia mua vũ khí từ Nga, từ đó gây sức ép và cô lập Moscow. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân cận của Mỹ và là thành viên của liên minh quân sự NATO lại mua các hệ thống phòng không do Nga chế tạo là điều Washington khó có thể chấp nhận.

Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình F-35 đồng thời hoãn vô thời hạn kế hoạch chuyển giao các máy bay F-35 cho Ankara, ngay sau khi Nga chuyển thành phần chiến đấu đầu tiên của S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, năm 1975, Washington từng ngừng bán vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ankara khi nước này tấn công đảo Síp, lệnh cấm vận này kéo dài khoảng 3 năm.

 

Chiến sự Syria: Dùng chính S-400 để nhắm bắn F-16, Thổ Nhĩ Kỳ khiến Mỹ “nổi giận”

Thứ 6, 14/08/2020 | 07:00
Các nghị sĩ Mỹ đã nổi giận trước các vụ thử nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hệ thống phòng không S-400 Triumph do Nga sản xuất và máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

"Hụt hơi" trước S-400 quá xuất sắc, Mỹ-Israel bắt tay sản xuất biến thể Vòm Sắt mới?

Chủ nhật, 09/08/2020 | 20:02
Mong muốn của Mỹ trong việc đồng sản xuất một phiên bản Vòm Sắt mới của Israel chỉ củng cố quan điểm rằng, trong hai năm qua không có hệ thống phòng không nào tốt hơn S-400 của Nga.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.