Lý do bất ngờ khiến Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân

Lý do bất ngờ khiến Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân

Vũ Thu Hương
Thứ 2, 31/07/2017 | 10:25
0
Lâu nay người Mỹ vẫn lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên. Song lý do thực sự Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân là gì?

Theo National Interest, trong khi nhiều người lo sợ Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ hay Hàn Quốc và dư luận Mỹ coi Triều Tiên là hiếu chiến với Mỹ, chuyên gia Robert Kelly, đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) lại cho rằng, có nhiều lý do để khẳng định Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo chuyên gia này, lý do đơn giản đến không ngờ: Đó là tạo sân chơi công bằng trên bán đảo Triều Tiên và uy tín cho Bình Nhưỡng.

Kể từ khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa, tầm trung trong tháng này, nhiều người lo về khả năng Triều Tiên tấn công các thành phố Mỹ. Dường như Bình Nhưỡng có thể ít nhất tấn công thành phố lớn nhất bang Alaska của Mỹ là Anchorage.

Một số nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng có khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người hoài nghi khả năng này. Bởi lẽ Triều Tiên còn gặp vấn đề về đưa tên lửa trở lại bầu khí quyển, dẫn đường, thu nhỏ đầu đạn, cũng như các vấn đề kỹ thuật khác.

 

Tiêu điểm - Lý do bất ngờ khiến Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân


Lý do thực sự Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân được cho là rất đơn giản. Ảnh minh hoạ.

 

Triều Tiên đang đẩy nhanh việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân và Mỹ buộc phải đứng trước hai lựa chọn hoặc chấp nhận thực tế này, hoặc chống lại.

Tấn công Triều Tiên là hành động đầy rủi ro, nên chắc chắn Mỹ sẽ học cách sống cùng các quốc gia có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Nga, Trung Quốc và Pakistan là những quốc gia Washington từng không hề muốn được phép sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, giờ Mỹ đã phải điều chỉnh để thích nghi với thực tế đó. Ba nước trên đều rất cẩn trọng với vũ khí hạt nhân. Chưa có vũ khí hạt nhân nào vô tình bị kích hoạt hay bị rơi vào tay khủng bố. Cả ba nước đều coi vũ khí hạt nhân là để phòng thủ và răn đe.

Trong thực tế, khả năng tấn công của vũ khí hạt nhân bị hạn chế nhiều. Sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây thảm họa lớn cho kẻ thù đến mức quốc gia xâm chiếm sẽ thấy vô nghĩa, khi dùng vũ khí hạt nhân, bởi ai muốn chiếm một vùng đất chết bị tàn phá?

Hơn nữa, sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ khiến nước bị tấn công cũng trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Do đó, nếu có chiến thắng thì cái lợi cũng sẽ không bù nổi cái giá đắt của sự hủy diệt mà vũ khí hạt nhân gây ra.

Suy luận này dường như cũng đúng với trường hợp Triều Tiên. Trong kịch bản cực đoan nhất có thể, tức là Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân tấn công Hàn Quốc để xâm chiếm nước này, Triều Tiên cũng ý thức được sự tàn phá khủng khiếp gây ra với Hàn Quốc.

Do địa hình đồi núi ở bán đảo Triều Tiên, chỉ vài khu vực ở Hàn Quốc là dễ sinh sống. Gần 75% dân số Hàn Quốc sống trên 30% diện tích lãnh thổ. Các khu vực nhỏ bé này, phần lớn là các thành phố lớn nhất của Hàn Quốc sẽ là mục tiêu của vũ khí hạt nhân Triều Tiên nếu có chiến tranh.

Nếu Triều Tiên thắng cuộc, nước này sẽ thừa kế một vùng đất Hàn Quốc hoang tàn vì vũ khí hạt nhân cùng với khu vực đồi núi khó mà sống nổi.

Trong trường hợp Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân chống Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ, nước này sẽ bị Mỹ trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.

Hàn Quốc và Nhật Bản là đồng minh của Mỹ hàng chục năm qua. Mối quan hệ này ngày càng phát triển. Vì lẽ đó, nên Mỹ sẽ nã vũ khí hạt nhân trả đũa Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tấn công các đồng minh của Washinton.

Một kịch bản khác có thể xảy ra là Trung Quốc tấn công Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân để phát động chiến tranh. Trong trường hợp này, Trung Quốc và Mỹ sẽ bắt tay nhau để chống lại Triều Tiên.

Vì lẽ đó nên theo ông Kelly, Triều Tiên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công nước khác mà vũ khí hạt nhân nước này sở hữu chỉ là biện pháp để tạo sân chơi công bằng trên bán đảo Triều Tiên. Theo ông này, vũ khí hạt nhân là một phương tiện để duy trì chủ quyền và quốc phòng, uy tín quốc gia cho Bình Nhưỡng mà thôi.

Vũ khí hạt nhân Triều Tiên khiến các nước bất an, thậm chí sợ hãi. Nhưng từ Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, vũ khí hạt nhân chưa được sử dụng để tấn công. Do đó không có nhiều lý do để cho rằng Triều Tiên sẽ đi ngược lại xu hướng đó.

Vũ khí hạt nhân gần như chắc chắn chỉ để phòng vệ, răn đe. Vì thế, các nước cần phản ứng với vũ khí hạt nhân Triều Tiên tương tự như phòng thủ tên lửa. Đó mới là cách tốt nhất chứ không phải là một cuộc chiến tranh.

Xem thêm >> Mục tiêu bất ngờ Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc ở vụ phóng tên lửa

Đào Vũ

Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.