Một số người vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trên mạng xã hội

Một số người vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trên mạng xã hội

Thứ 6, 14/04/2017 | 17:35
0
Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử cho rằng dù người Việt Nam rất yêu nước nhưng khi lên mạng xã hội lại vô tình làm cho hình ảnh của đất nước xấu đi.

Kết quả khảo sát do Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) thực hiện cho thấy có đến 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định đã từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội (MXH).

Việc xóa bỏ thông tin gây thù ghét còn chậm

Theo GS.TS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi lớn cho công dân toàn cầu có thể tự do kết nối và chia sẻ.

"Tuy nhiên, nó cũng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận (hate speech) với cá nhân và tổ chức", GS Minh nói trong hội thảo "Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường xã hội an toàn và phát triển bền vững" sáng 12/4.

Hội thảo do Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp tổ chức.

Công nghệ - Một số người vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trên mạng xã hội

 Ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử

Ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, lấy ví dụ về việc thông tin giả được tung lên Facebook về hình ảnh "đoàn xe về Chủ tịch Quốc hội về thăm quê" để nói về việc cần nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam. Ông nhận định, dù người Việt Nam rất yêu nước nhưng khi lên mạng xã hội lại vô tình làm cho hình ảnh của đất nước xấu đi.

"Ví dụ khi theo dõi các bình luận về MV của Sơn Tùng M-TP trên YouTube, trong khi người dùng mạng xã hội trên thế giới tranh luận văn hóa thì các bạn trẻ Việt Nam lại có những bình luận không đẹp", ông Lê Quang Tự Do nói.

Theo ông, cần phải xây dựng một "Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam" để hướng tới xây dựng môi trường an toàn và công bằng hơn cho người sử dụng tại Việt Nam. Bộ quy tắc được xây dựng trên Bộ quy tắc ứng xử của Liên minh châu Âu với Facebook, Microsoft, Twitter và YouTube.

Còn GS Mans Svensson (Viện Nghiên cứu Internet, Đại học Lund, Thụy Điển) cho rằng bộ quy tắc ứng xử trên mạng mạng xã hội nên đưa ra chuẩn mực để nhiều người ủng hộ hơn thay vì sử dụng quá nhiều chế tài xử phạt.

Công nghệ - Một số người vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trên mạng xã hội (Hình 2).

 Giáo sư Mans Svensson (Viện Nghiên cứu Internet, Đại học Lund, Thụy Điển).

"Ở Thụy Điển, do trình độ và tư duy được nâng cao người dân có khả năng phản biện tốt hơn đối với thông tin giả (fake news) trên mạng xã hội", GS Mans Svensson chia sẻ.

Xử phạt nặng việc phát ngôn gây thù ghét

Trong khi đó, nghiên cứu sinh Lê Thị Liên Hương, Đại học Poitier, cho biết tại Pháp, một nghị sĩ từng bị xử phạt 3.000 EU vì cho bạn đăng phát ngôn thù ghét trên trang cá nhân của mình. Một số người dùng mạng xã hội tại Pháp bị xử phạt khi có phát ngôn ủng hộ khủng bố hay kỳ thị sắc tộc.

Theo bà Liên Hương, gần đây Facebook cũng có những động thái tích cực chống phát ngôn thù ghét trên mạng, kêu gọi sự đoàn kết đề cao các giá trị nhân văn, khuyến khích sinh viên lập ra các chiến dịch chống các tư tưởng cực đoan.

Các trang mạng xã hội hiện đều cài đặt chức năng "thông báo vi phạm" cho phép người dùng báo cáo những nội dung sai sự thật, kích động thù hận, song, việc xóa bỏ còn chậm, không nhiều và chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế.

"Ở Việt Nam các phát ngôn thù ghét không thiếu trên mạng xã hội như 'thích thì chửi', 'không đồng quan điểm thì lăng nhục'. Vì vậy Việt Nam cần áp dụng các biện pháp để chống lại", bà Liên nhận định.

Công nghệ - Một số người vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trên mạng xã hội (Hình 3).

 Toàn cảnh Hội thảo "Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường xã hội an toàn và phát triển bền vững".

 

Theo Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), điều kiện mà Liên minh châu Âu đưa ra là những phát ngôn mang tính tiêu cực phải được Facebook, Twitter và YouTube xoá bỏ khỏi mạng xã hội trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo.

Các nước EU mong đợi qua “bộ ứng xử online" này, những lời vu khống, phát ngôn truyền bá bạo lực sẽ không còn chỗ đứng trên mạng xã hội. Theo lời của bà Vera Jourova, đại diện của EU, việc ngăn chặn những phát ngôn tiêu cực chính là bước đi đúng đắn để tạo ra một không gian mạng dân chủ và tự do.

Đức là nước đi đầu trong việc thực thi bộ quy tắc ứng xử này bằng cách hợp tác với Facebook để gỡ bỏ thông tin độc hại mang tính chất phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Chính phủ nước này đã thông qua điều luật bất cứ mạng xã hội nào không gỡ bỏ những tin giả, phát ngôn gây thù ghét hay các thông tin bất hợp pháp khác sẽ nhận hình phạt lên tới 50 triệu euro.

Theo Zing

* Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

Cùng tác giả

Dùng smartphone tránh những đoạn đường thu phí

Thứ 4, 02/08/2017 | 10:47
Nếu đang lập kế hoạch cho một chuyến đi và không muốn chi tiêu tiền cho những đoạn đường có thu phí thì Google Maps là lựa chọn tốt để làm điều này.
Cùng chuyên mục

Mỹ điều tra hệ thống lái tự động thế hệ thứ 5 của Waymo

Thứ 4, 15/05/2024 | 06:15
Cơ quan chức năng Mỹ đã mở cuộc điều tra về các hệ thống lái tự động của Waymo sau khi nhận được báo cáo về 22 vụ va chạm và vi phạm giao thông có liên quan.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...

Porsche triệu hồi hàng nghìn siêu xe Taycan vì nguy cơ cháy nổ

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:39
Hàng nghìn chiếc xe điện thể thao Porsche Taycan đã có những hiện tượng bất thường, nhận được lệnh triệu hồi do lỗi pin có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ.

Khát vọng doanh thu tỷ đô và những bước đi của ngành công nghiệp game Việt Nam

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:31
Nắm bắt cơ hội trong xu thế phát triển ngành game của thế giới, các công ty sản xuất và phát hành game online tại Việt Nam đã tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao để phát triển sản phẩm.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...

Porsche triệu hồi hàng nghìn siêu xe Taycan vì nguy cơ cháy nổ

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:39
Hàng nghìn chiếc xe điện thể thao Porsche Taycan đã có những hiện tượng bất thường, nhận được lệnh triệu hồi do lỗi pin có thể dẫn tới nguy cơ cháy nổ.

Đặc nhiệm Mỹ thử nghiệm “chó robot” trang bị vũ khí kích hoạt từ xa

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:15
Mẫu chó robot mà đặc nhiệm Mỹ sử dụng được mô tả là phương tiện không người lái mặt đất 4 chân (Q-UGV) cỡ trung, hoạt động trong mọi thời tiết, nhanh nhẹn, bền bỉ…

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông chủ ChatGPT có động thái khiến mọi đối thủ “toát mồ hôi”

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:05
CEO OpenAI Sam Altman từng nói đùa rằng bản cập nhật ChatGPT mới sẽ mang lại “cảm giác như ma thuật” – và điều đó không sai.