Muốn đường thông phải giải quyết “ùn tắc” từ quản lý

Muốn đường thông phải giải quyết “ùn tắc” từ quản lý

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
0
Ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn đang là vấn đề bức xúc. Từng bước những vấn đề này, bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng lý giải về câu chuyện: ùn tắc giao thông đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trước mắt phải dẹp lấn chiếm vỉa hè

Trước vấn nạn ùn tắc giao thông, nhiều ý kiến cũng khẳng định ngành giao thông trì trệ, chưa tìm được lối thoát khả dĩ. Vừa qua bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có những động thái quyết liệt, có tính đột phá, được dư luận đồng tình, ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng các biện pháp đó chỉ mang tính chất tình thế, không giải quyết được bài toán giao thông hiện nay.

Trước những ý kiến chỉ trích này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng: "Trách nhiệm về xử lý ùn tắc giao thông (ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực về giao thông, chúng tôi cần có chủ động tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương, đặc biệt chính quyền hai thành phố để xử lý vấn đề ùn tắc giao thông.

Bộ Giao thông Vận tải nêu tất cả các giải pháp, tuy nhiên chúng tôi cũng đặt vấn đề số một là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền kinh tế Nhà nước. Để xử lý ùn tắc giao thông nó phải có các giải pháp đồng bộ, giải pháp lâu dài cũng như trước mắt. Tôi nghĩ không thể cứ chờ đầy đủ các giải pháp thì chúng ta mới thực hiện. Vừa rồi về vấn đề việc đổi giờ, nhiều người có ý kiến đây là giải pháp chắp vá không mang tính chất lâu dài, không mang tính chất căn bản, nhưng đó là giải pháp trước mắt. Nó cũng là giải pháp nằm trong tổng thể của cả hệ thống các giải pháp được Chính phủ nêu ra. Nếu chúng ta chờ đầy đủ các giải pháp rồi mới thực hiện thì không bao giờ có thể làm được".

Bất động sản - Muốn đường thông phải giải quyết “ùn tắc” từ quản lý
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Trách nhiệm về xử lý ùn tắc giao thông thuộc về chính quyền địa phương

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nhắc đến vấn đề bất cập tại các thành phố lớn hiện nay: Nhiều nhà cao tầng tiếp tục mọc lên ở trong thành phố nhiều lòng đường, vỉa hè dành cho đi thuê và phân cấp cho xã, phường... thiếu sự quản lý chặt lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng thành nơi kinh doanh, bãi gửi xe nên gây khó khăn cho giao thông. Do vậy cần kiên quyết xử lý vấn đề này. Hơn nữa, trao đổi với báo chí, bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nêu ra một thực tế, vỉa hè quá rộng, nên khi ùn tắc giao thông người đi đường cứ lao lên vỉa hè cũng là vấn đề chúng ta cần lưu tâm. Đó là ý thức của người tham gia giao thông chưa được cao.

Để đạt mục tiêu điểm ùn tắc giao thông không quá 30 phút, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, cần tổ chức lại giao thông, phân luồng, phân làn cho nó hợp lý, giải phóng lòng đường, vỉa hè, lòng đường, phải dành cho giao thông. Xây dựng các cầu vượt nhẹ, tăng cường chế tài xử phạt, thực hiện lệ phí đối với các phương tiện cá nhân, nâng cao năng lực vận tải công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân quan trọng là nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Khắc phục kiểu giao thông con lắc

Chỉ rõ những nguyên nhân đến từ xây dựng, quy hoạch đô thị bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Đất dành cho giao thông ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thấp, hiện nay khoảng 8% trên đất đô thị, trong khi yêu cầu đất dành cho giao thông phải đạt từ 24-26% cho tiêu chuẩn và theo luật là khoảng 16-26%.

Bên cạnh đó, diện tích bãi đỗ xe thì chỉ đạt chưa đến 1%, Hà Nội là 0,3% và TP. Hồ Chí Minh là 0,8% trong khi đó yêu cầu là từ 3-5% trên tổng diện tích đất đô thị. Trong khi đó, mật độ dân cư lại quá đông, hiện nay bốn quận nội thành Hà Nội đã khoảng 1, 2 triệu dân. Thêm vào đó là tổ chức mạng lưới giao thông còn rất bất cập. Từ giao thông vùng thiếu các tuyến vành đai tránh qua các thành phố lớn. Chẳng hạn như đi từ Bắc vào Nam hay đi từ phía Tây xuống phía đông đều phải qua Hà Nội. Từ đó chuyện ách tắc là không thể tránh khỏi.

Bất động sản - Muốn đường thông phải giải quyết “ùn tắc” từ quản lý (Hình 2).
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Vệc xây dựng nhà cao tầng trong nội đô chưa được quản lý chặt chẽ

Trong TP. Hồ Chí Minh cũng vậy: Các đường xuyên tâm chậm đầu tư, giao thông chủ yếu thì cùng cốt, thiếu tổ chức giao thông không gian tức là giao thông ngầm, giao thông trên cao và giao thông dưới mặt đất. Thiếu liên kết giữa giao thông của các công trình cao tầng. Hiện hay các công trình cao tầng đều phải xuống mặt đất để đi. Trong khi các nước hiện nay giao thông của họ đi trên một mặt cắt khác ở tầng 2 hoặc tầng 1 để liên thông đi bộ trên các tầng đó.

Vấn đề nữa là việc phát triển nhà cao tầng ở nội đô, của các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm v.v...chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ nên ngày càng gia tăng. Các khu đô thị mới còn thiếu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, hạ tầng dịch vụ đồng bộ, dẫn đến giao thông con lắc tức là người từ đô thị này phải đến đô thị khác để mua hàng tất cả phải đổ ra đường nên giao thông cũng ách tắc.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, phải điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô, vùng TP. Hồ Chí Minh, tập trung phát triển hệ thống giao thông liên vùng, phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng để giảm áp lực tăng dân số. Xây dựng các khu đô thị mới khang trang để chuyển dần dân ở 4 quận nội thành Hà Nội và những khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh ra bên ngoài.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã khẳng định trong khoảng 10 đến 20 năm sẽ chuyển được 40 vạn dân ở 4 quận nội thành ra ngoài. Bộ trưởng Xây dựng cũng chỉ ra việc phải kiểm soát xây dựng được các công trình cao tầng để giảm mật độ dân số nội thành, di dời các cơ sở đào tạo, trung học chuyên nghiệp ra khỏi nội thành để khoảng 20 - 30 vạn sinh viên ở Hà Nội di chuyển ra bên ngoài, đồng thời di dời một số cơ quan Trung ương ra khu vực đô thị theo quy hoạch.

Vương Hà


Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai: Mở thêm một đơn vị cấp cứu

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:14
Số ca nhập viện vì ngộ độc do ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh tăng lên gần 330 người. Cơ sở y tế vừa phải mở thêm một đơn vị cấp cứu.