Ngoại trưởng Mỹ quả quyết Ukraine cuối cùng sẽ là thành viên NATO

Ngoại trưởng Mỹ quả quyết Ukraine cuối cùng sẽ là thành viên NATO

Thứ 6, 05/04/2024 | 10:56
0
Thượng nghị sĩ J.D. Vance của Đảng Cộng hòa gọi tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony về Ukraine là “vô trách nhiệm”.

Khi NATO kỷ niệm 75 năm thành lập, lời hứa về một tương lai nằm trong liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương cho Ukraine một lần nữa được đưa ra.

Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập NATO vì sự hỗ trợ từ các nước thành viên vẫn vững chắc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 4/4.

“Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO. Mục đích của chúng tôi tại hội nghị thượng đỉnh là giúp xây dựng cầu nối cho tư cách thành viên đó”, ông Blinken nói với các phóng viên ở Brussels.

Bình luận của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ được đưa ra sau cuộc gặp của ông với người đồng cấp Ukraine tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO.

“Tất nhiên, chúng tôi tin rằng Ukraine xứng đáng trở thành thành viên của NATO và điều này sớm hay muộn sẽ xảy ra”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đáp lại.

Hai Bộ trưởng cũng thảo luận về xung đột Nga-Ukraine và các cách để củng cố ngành năng lượng của quốc gia Đông Âu trước các làn sóng tấn công của Moscow. Khả năng Ukraine gia nhập NATO là một trong những lý do Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở quốc gia Đông Âu để phản ứng.

Thế giới - Ngoại trưởng Mỹ quả quyết Ukraine cuối cùng sẽ là thành viên NATO

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, ngày 4/4/2024. Ảnh: Kyiv Post

Về bình luận mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ, Thượng nghị sĩ J.D. Vance của Đảng Cộng hòa gọi tuyên bố của ông Blinken là “vô trách nhiệm”.

“Ukraine không nên gia nhập NATO, mời họ gia nhập khối trong thời chiến là mời đất nước chúng ta tham chiến”, ông Vance viết trên X/Twitter. “Các vị có muốn lực lượng mặt đất của Mỹ ở Ukraine không? Nếu không, chúng ta phải phản đối ý kiến cho rằng Ukraine nên gia nhập NATO”.

Những ngày này NATO cũng đồng thời đang tranh luận về kế hoạch cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh các lực lượng Nga chiếm thế thượng phong trên chiến trường, gói viện trợ bổ sung của Washington bị tắc tại Hạ viện Mỹ, lời hứa của châu Âu về việc cung cấp 1 triệu viên đạn đã bị thất bại thảm hại.

Về kịch bản NATO đưa quân tới Ukraine mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên tục nhắc đến trong những tuần qua, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định liên minh không có kế hoạch triển khai quân tới đó, và Kiev cũng không đưa ra yêu cầu như vậy.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp của các Ngoại trưởng NATO ở Brussels hôm 4/4, ông Stoltenberg nói: “Cuộc chiến đã bước sang năm thứ 3... Tình hình trên chiến trường rất khó khăn. Đây là lập luận để tăng cường chứ không giảm bớt sự ủng hộ của chúng tôi”.

Trả lời câu hỏi về nhu cầu của Ukraine và nhu cầu có thêm hệ thống phòng không, bao gồm cả hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, ông Stoltenberg lưu ý rằng các đồng minh NATO hiểu được tính cấp bách của tình hình. Ông nói: “Vì vậy, các đồng minh sẽ xem xét tồn kho của mình để xem có thể cung cấp thêm các hệ thống, đặc biệt là Patriot, hay không”.

Trả lời một câu hỏi khác về khả năng Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân, vị quan chức hàng đầu NATO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải huy động thêm sự hỗ trợ cho Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp sự hỗ trợ lâu dài hơn cho Ukraine.

Minh Đức (Theo Fox News, Anadolu)

Bộ đôi Su-34 và bom nhiệt áp ODAB-500 tấn công các vị trí quân sự của Ukraine

Thứ 6, 05/04/2024 | 09:55
Việc được bổ sung thêm mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát khiến ODAB-500 trở thành loại bom có độ chính xác cao và sức công phá lớn.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp phá vỡ im lặng, gọi điện cho người đồng cấp Nga

Thứ 5, 04/04/2024 | 11:12
Cuộc tiếp xúc cấp cao như vậy giữa một quan chức thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng hàng đầu của một cường quốc châu Âu là điều hiếm thấy.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.