Nhật chuẩn bị quân đội cho chiến tranh với láng giềng

Nhật chuẩn bị quân đội cho chiến tranh với láng giềng

Thứ 6, 31/05/2013 | 14:04
0
Nhật Bản đang nghiêm túc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Ngày 30 tháng Năm, Hội đồng quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do đã phê duyệt dự án cải cách quy mô lớn các lực lượng vũ trang.

Dự án cung cấp khả năng tấn công vào các căn cứ quân sự của đối phương, thiết lập lực lượng thủy quân lục chiến cũng như nâng cao hiệu quả phòng thủ tên lửa.

Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền Nhật Bản đề xuất trang bị cho quân đội Nhật Bản các loại tên lửa hành trình để tấn công những căn cứ quân sự của đối phương. Theo dự thảo văn bản này, ở đây trước hết nói về những bãi thử nghiệm tên lửa và hạt nhân ở Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông Valery Kistanov cho rằng loại vũ khí tấn công này, nhân thể nói thêm là bị Hiến pháp Nhật Bản cấm đoán, có thể được triển khai theo bất cứ hướng nào:

“Vâng, tất nhiên, trước hết ở đây đang nói về Bắc Triều Tiên, và kế đó, dĩ nhiên là về Trung Quốc. Hệ thống phòng thủ tên lửa cũng được tăng cường xây dựng, trước hết là do việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh tên lửa hạt nhân. Như thường nói, tuy bảo là Bắc Triều Tiên, nhưng thực ra là hàm nghĩa Trung Quốc. Thực tế của việc Nhật Bản sẽ tăng cường sức mạnh quân sự là điều rõ ràng. Các chính trị gia và các học giả chính trị học Nhật Bản khẳng định rằng điều này liên quan chủ yếu đến hai yếu tố - tình hình trên bán đảo Triều Tiên, vốn rất nhạy cảm đối với Nhật Bản, đang trở thành một mối đe dọa khủng khiếp. Đồng thời liên quan đến sự gia tăng sức mạnh của lực lượng quân đội Trung Quốc mà Nhật Bản cũng coi là một mối đe dọa”.

Tiêu điểm - Nhật chuẩn bị quân đội cho chiến tranh với láng giềng

Gói cải cách các lực lượng vũ trang của Nhật Bản có điều mục đề cập trực tiếp đến quan hệ của Nhật với Trung Quốc. Đảng LDP Nhật Bản khuyến nghị thành lập các đơn vị thủy quân lục chiến. Những đơn vị này được dự kiến sử dụng trong trường hợp diễn ra một kịch bản quân sự cho giải pháp cuộc xung đột với Trung Quốc do những tranh chấp xung quanh các đảo trong khu vực Biển Hoa Đông. Để bảo vệ những vùng lãnh thổ mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, các đơn vị thủy quân lục chiến sẽ được chuyển giao các thiết bị vận tải đổ bộ và máy bay vận tải Mỹ "Osprey".

Đảng LDP Nhật Bản phê duyệt điều mục về việc thành lập các đơn vị thủy quân lục chiến trên bối cảnh những lời tuyên bố gay gắt gần đây giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh quần đảo Senkaku (trung quốc gọi là Điếu Ngư). Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cáo buộc Nhật Bản trong việc “đánh cắp” của Trung Quốc những hòn đảo này và đòi họ phải hoàn trả. Tuyên bố này không phải được thực hiện ở đâu đó mà là ngay trong chuyến đi của ông đến Potsdam.

Chính tại nơi đây đã ký kết Tuyên bố Potsdam nổi tiếng về cơ cấu thế giới sau chiến tranh. Nhật Bản đã chấp nhận tuyên bố này, thừa nhận rằng phải trả lại Trung Quốc tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Trong điều mục này có cả các đảo tranh chấp ở Biển Nam Hoa (Biển Đông). Tại Potsdam, ông Lý Khắc Cường tuyên bố rằng, trật tự thế giới sau chiến tranh phải được bảo vệ và Trung Quốc sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để phá bỏ hoặc phủ nhận trật tự thế giới sau chiến tranh.

Trong khi đó, những kiến nghị của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản LDPJ về cải cách quân sự đề xuất một sự thay đổi trực tiếp trong hiến pháp. Trước hết, phải ghi nhận sự hiện diện "Quân đội Phòng vệ Quốc gia” ở Nhật Bản. Điều này tương ứng với đường lối của thủ lĩnh Đảng LDPJ, Thủ tướng Shinzo Abe, về việc thắt chặt chính sách đối ngoại, chuyên gia Valery Kistanov nhận định:

“Thủ tướng là một người cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc. Triết lý của ông là – sau khi chiến bại trong Thế Chiến II, Nhật Bản đã phải nhận về mình rất nhiều hạn chế không xứng đáng. Những rào cản này ngăn Nhật trở thành một cường quốc thực sự. Thủ tướng Abe tin rằng một trong những hạn chế này là Hiến pháp hòa bình sau chiến tranh, cấm Nhật Bản có quân đội, công bố từ bỏ chiến tranh như phương tiện giải quyết những tranh chấp quốc tế”.

Nhật Bản gần đây đã tăng mạnh những chi tiêu quân sự. Điều này gây nên những lo ngại căng thẳng ở châu Á. Tại nhiều thủ đô đã bắt đầu nói về kế hoạch tái quân sự của Nhật Bản. Nếu như gói cải cách quân sự của LDPJ đề xuất sẽ được chính phủ thông qua và được quốc hội phê chuẩn, những nghi vấn mới sẽ xuất hiện. Trên thực tế, có thể nói về một vòng xoáy mới của cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á. Bởi vì cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác đã trải qua thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến II sẽ không khoanh tay đứng yên để quan sát việc tái vũ trang của nước này.

Theo VOR

Trung Quốc cảnh báo đụng độ với Nhật

Thứ 5, 30/05/2013 | 14:37
Một nhóm tư vấn quân sự của Trung Quốc đề cập trong báo cáo thường niên của nhóm này rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một 'trung tâm toàn cầu mới' trong cuộc cạnh tranh địa chính trị và quân sự, cảnh báo về các nguy cơ đối với môi trường của Trung Quốc và các đụng độ có thể xảy ra với Nhật Bản về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chiến đấu cơ Mỹ rơi xuống vùng biển ngoài khơi Nhật Bản

Thứ 3, 28/05/2013 | 14:08
Sự việc xảy ra vào sáng sớm hôm nay, 28/05. Vị trí rơi của chiếc F-15 cách phía đông đảo Okinawa của Nhật Bản khoảng 115 km.

Nhật Bản sẽ chế tạo tên lửa mới thay thế H-2A

Thứ 7, 18/05/2013 | 07:34
Nhật Bản lên kế hoạch đến năm 2020 sẽ chế tạo tên lửa H-3 để thay thế H-2A đang được sử dụng, hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ chính phủ cho biết hôm 17/5.

Tướng Trung Quốc: Đảo Okinawa 'không thuộc về Nhật Bản'

Thứ 5, 16/05/2013 | 07:22
Một vị tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc cho rằng quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm đảo Okinawa và các căn cứ quân sự Mỹ, "không thuộc về Nhật Bản", dựa trên những minh chứng lịch sử.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.