Những điều cấm kỵ bất ngờ của hoàng gia Nhật

Những điều cấm kỵ bất ngờ của hoàng gia Nhật

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Sau một chuỗi các sự kiện cải cách dẫn đến sự thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản vào nửa cuối thế kỷ 19, cuộc cách mạng Minh Trị đã đưa lich sử đất nước mặt trời mọc sang một trang mới. Nhật Bản dần trở thành một nước tư bản, đế quốc hung mạnh. Nhưng cũng từ đây, hoàng gia Nhật đã gặp phải những chuyện bí ẩn của nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên khó lý giải.

Ba đời Thiên Hoàng chết về bệnh

Hoàng đế Hiếu Minh(1831-1867) là cha của Thiên hoàng Minh Trị- người được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản đã đột tử ở tuổi 36. Cái chết của Thiên hoàng Hiếu Minh đã làm dấy lên những hoài nghi về nguyên nhân thực sự vì thời điểm đó phong trào cách mạng duy tân đang ở cao trào. Rất nhiều người hồ nghi xung quanh việc đột tử của thiên hoàng Hiếu Minh khi ông bị “bủa vây” bởi rất nhiều những thành phần thù địch chính trị. Sau khi Thiên hoàng Hiếu Minh qua đời, hoàng gia Nhật Bản chỉ thông báo ông bị bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, cũng có một số nguồn tin lọt ra từ trong “cung vua phủ chúa” cho rằng: Thực chất hoàng đế Hiếu Minh đã bị trúng độc khi tiến hành điều trị bệnh đậu mùa.

Hoàng gia Nhật Bản hiện tại

Kế tục sự nghiệp duy tân của người cha, Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi khi vừa bước qua tuổi 16. Mặc dù với tuổi đời còn rất trẻ nhưng vị Thiên hoàng này đã thực hiện cuộc “Cải cách Minh Trị” theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Ông cũng là người đưa nước Nhật phát triển theo đường lối chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, rồi bành trướng ra nước ngoài. Với chiến thắng trước Trung Quốc thời Mãn Thanh trong Chiến tranh Thanh-Nhật, và đế quốc Nga trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản đã vươn lên đứng hàng ngũ các cường quốc thế giới.

Mặc dù với công lao lớn đưa Nhật trở thành cường quốc và bành trướng thế lực ra nước ngoài, nhưng ngay khi bước qua tuổi trung niên, Thiên Hoàng Minh Trị đã mắc một loạt các bệnh liên quan đến thận và tiểu đường. Năm 1911, sau khi âm mưu ám sát của một số thành viên trong Đảng xã hội Nhật đối với Thiên Hoàng Minh Trị bị bại lộ, vị Thiên Hoàng này đã cảm thấy cuộc sống vô vị đồng thời ông từ chối tiếp tục điều trị hai căn bệnh trên. Vì thế vào những tháng ngày cuối đời, Thiên Hoàng Minh Trị đã phải sống trong đau đớn về thể xác do hai căn bệnh trên gây ra. Chỉ 1 năm sau khi từ chối điều trị, Thiên hoàng Minh Trị đã trở về cõi vĩnh hằng khi bước qua tuổi 61.

Trong đám tang của Thiên hoàng Minh Trị, lần đầu tiên người dân Nhật mới được biết tới mặt của hoàng thái tử Yoshihito- con trai còn lại duy nhất của Thiên hoàng Minh Trị. Và cũng sau ngày tang lễ của cha- hoàng thái tử Yoshihito chính thức lên ngôi với tên húy là Thiên hoàng Đại Chính. Sở dĩ một người vốn có thể trạng yếu kém do mắc chứng viêm màng não ngay sau khi sinh, nhưng thái tử Yoshihito vẫn được lên ngôi vì ông là con trai duy nhất còn lại của Thiên hoàng Minh Trị. Hai người anh trai của Yoshihito đã lần lượt mắc bệnh nặng mà qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ.

Sau khi chính thức lên ngôi Thiên Hoàng, sức khỏe của Yoshihito ngày càng trở nên tệ hại. Không những thế, yếu đuối, nói ngọng, kém năng lực và tính lập dị của Thiên hoàng Đại Chính dần dần dẫn đến thái độ khi quân và bất kính của triều thần đối với Thiên hoàng. Cũng trong thời gian trị vì, người ta đã nhắc tới chứng thần kinh của Thiên hoàng Đại Chính dẫn tới những hành động “không giống ai” tại các buổi họp Nghị viện. Sau này do sức khỏe suy giảm đến nỗi tay chân không thể cử động bình thường, Thiên hoàng Đại Chính không còn khả năng tham gia vào chính sự nữa, vì thế mọi hoạt động của một nguyên thủ quốc gia đã được giao hết cho Hoàng thái tử Hirohito. Ngày 25 tháng 12 năm 1926, vị Thiên Hoàng này đã ra đi khi mới bước qua tuổi 48.

Năm 1987, Thiên Hoàng Hirohito đã bị chẩn đoán “ung thư tuyến tụy”. Cũng trong những ngày tháng cuối đời, vị Thiên Hoàng này đã phải sống trong đau đớn do bệnh tật gây ra. Hai năm chống trọi với những cơn đau của bệnh tật, Thiên Hoàng Hirohito cũng đã ra đi khi bước sang tuổi 88.

Khó khăn, rắc rối về người kế vị

Tính đến đời Thiên Hoàng Đại Chính, 200 năm trước đó, chưa một vị hoàng đế nào của Nhật Bản có con với hoàng hậu của mình. Nhằm duy trì “dòng giống hoàng gia”, các vị Thiên Hoàng đã phải tiến hành tuyển phi để có thể hạ sinh những hoàng tử kế vị cho triều đình. Tuy nhiên, này tỷ lệ tử vong của con những phi tần cũng ở mức cao đáng ngạc nhiên.

Thiên hoàng Minh Trị trong thời gian trị vì

Thiên Hoàng Hiếu Minh của Nhật thực chất có 6 người con trai với các phi tần của mình. Tuy nhiên đa phần đều chết khi tuổi đời còn rất trẻ, đến khi trưởng thành thì còn “trụ lại” Thiên Hoàng Minh Trị sau này. Còn đối với người được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản- Thiên Hoàng Minh Trị cũng có đến 5 bà vợ và 15 người con, nhưng phần lớn trong số đó cũng đã chết yểu khi mới sinh. Đến khi trưởng thành, mặc dù sức khỏe yếu nhưng hoàng thái tử Yoshihito là người duy nhất được kế ngôi vị và trở thành Thiên Hoàng Đại Chính.

Để giải thích nguyên nhân này, nhiều nhà sử học cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người họ hàng gần gũi đã làm cho tỷ lệ trẻ em tử vong tăng cao. Ở hoàng tộc Nhật Bản khi đó, việc Thái tử chọn hoàng hậu hay phi tần cũng thường được tiến hành trong dòng họ mình để ‘củng cố địa vị”. Ngoài ra, cuộc “đấu đá” giữa các phi tần trong cung cũng đã khiến những hoàng tử không sống được đến ngày kế vị ngai vàng. Có những hoàng tử bị chết khi còn nằm trong bụng mẹ, cũng có hoàng tử chết non sau khi sinh. Số còn lại nếu có may mắn sống sót thì cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn để… bảo toàn mạng sống cho mình.

Theo Hiến pháp hiện nay của Nhật Bản thì chỉ có con trai mới được phép lên ngôi kế vị. Nhật hoàng hiện nay có hai người con trai: Thái tử Naruhito và Hoàng tử Akishino. Thái tử Naruhito, con trai cả của Nhật hoàng Akihito chỉ sinh được một cô con gái. Năm 1999, vợ của ông là công chúa Masako đã bị sảy thai và không thể tiếp tục sinh em bé. Điều này đã tạo ra một nỗi lo rất lớn đối với cả Hoàng tộc.

Công nương Kiko vợ của Hoàng tử thứ 2 Akishino cũng đã sinh hạ được hai cô con gái. Những tưởng việc công nương Kiko sinh một hoàng tử sẽ chấm dứt tranh cãi về việc sửa hiến pháp, cho phép nữ giới lên thừa kế ngai vàng. Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó.

Đối với một số người, tranh luận về việc liệu phụ nữ có thích hợp để đứng đầu hoàng gia hay không là điều không hay, bởi vì thiên hạ sẽ xoay sang phán xét những cô công chúa nhỏ - vốn đã phải chịu sự nhòm ngó của báo chí – nhằm đánh giá xem liệu họ có phải là những ứng cử viên xứng đáng hay không. Vì thế việc một hoàng tử ra đời vẫn chưa thực sự giải quyết được cuộc khủng hoảng thừa kế. Điều mà nó làm được chỉ là cho Hoàng gia thêm thời gian.

Theo giới chuyên môn, đây là một tình huống rất tế nhị. Nhiều người muốn con gái của Thái tử Naruhito và Công nương Masako trở thành Nữ hoàng. Nếu con trai của Hoàng tử thứ 2 Akishino lên nối ngôi cho bác mình, có thể gây nên khá nhiều rắc rối trong trật tự Hoàng tộc và ảnh hưởng tới thời kỳ trị vì của Thái tử Naruhito.

Hải Hiền (Theo Huanqiu)

Cùng chuyên mục

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.