Rạn nứt trong quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan

Rạn nứt trong quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Quan hệ Mỹ Pakistan đã trở nên căng thẳng trước cả khi Osama bin Laden bị tiêu diệt. Nhưng hai bên vẫn cần có nhau.

Pakistan là một đất nước có vị trí chính trị không ổn định dưới một chính quyền công dân yếu ớt bị lệ thuộc vào thế lực quân sự trong nước. Tuy nhiên, đây lại chính là nơi Mỹ quan tâm đầu tiên trong chiến lược của mình.

Sau sự kiện 11/9, một cuộc chiến chống lại lực lượng Al Qaeda của Osama bin Laden và Taliban của Afghanistan bắt đầu, và chính từ đây sự hợp tác lâu dài với Pakistan ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Khi các thủ lĩnh của lực lượng Taliban và Al Qaeda dần chiếm lĩnh các vùng biên giới trọng yếu, Mỹ đã cố gắng tìm kiếm một đối tác chiến lược để giúp họ trong việc đặt căn cứ quân sự, tấn công vào các thành lũy quân sự trong khi vẫn phải duy trì một chính phủ tại Pakistan. Chính vì vậy, hàng năm Mỹ đã chuyển hàng tỷ USD cho việc hỗ trợ quân sự và phi quân sự cho Pakistan.

Tuy nhiên, theo các chính trị gia Mỹ, đây là mối quan hệ không hề êm thấm. Lực lượng tình báo Pakistan đã chơi trò hai mặt với việc đôi khi họ vẫn hỗ trợ và che giấu cho các nhóm quân sự với hy vọng các lực lượng này sẽ có tác dụng chống lại Ấn Độ trong tương lai hoặc sẽ là hàng rào chống lại những yếu tố mất ổn định tiềm tàng ở Afghanistan. Đây chính là lý do mà các nhà lãnh đạo quân sự và ngoại giao Mỹ cảm thấy thất vọng và xem Pakistan như là một đồng minh không đáng tin cậy.

Về phần mình, các quan chức Pakistan cũng đang gia tăng sự giận dữ của mình đối với các cuộc không kích của Mỹ vào thường dân và miễn cưỡng hy sinh thủ phủ chính trị để cung cấp cho những đòi hỏi của quân đội Mỹ, những người mà họ không còn đặt niềm tin trong việc duy trì mối quan tâm lâu dài trong khu vực.

Sự rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan được ấn định vào năm 2014. Mối quan hệ tiếp tục căng thẳng sau vụ bắt giữ Raymond Davis – một nhân viên tình báo CIA, người bị cáo buộc bắn chết hai công dân Pakistan hồi tháng một. Cuối cùng thì chính phủ Pakistan vẫn thả ông này vô điều kiện, nhưng tỏ ra rất miễn cưỡng.

Giờ đây, với việc tiêu diệt Bin Laden trên lãnh thổ của Pakistan và nghi ngờ rằng ít nhất một số bộ phận quân sự và tình báo Pakistan biết ông ta ẩn nấp ở đây, nhiều người trong cả hai quốc gia đang xem xét lại gốc rễ của mối quan hệ này. Một phe cho rằng Mỹ nên cân nhắc sự tín nhiệm đối với Pakistan, cắt giảm hoặc chấm dứt các viện trợ ngoại giao để trừng phạt sự “ăn ở hai lòng” này của Pakistan. Nhóm này khẳng định rằng Mỹ và Pakistan không cùng chung các mối quan tâm lợi ích và Mỹ nên giảm bớt những mất mát trước khi phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề hơn. “Chúng ta không có tiền để dành cho những người không phải là bạn của chúng ta”, Thượng nghị sĩ Frank Lautenberg giận dữ thốt lên.

Tuy nhiên, là đồng minh không đồng nghĩa là bạn bè. Sự thực khó chấp nhận này là: Cho dù không một ai muốn hợp tác với những chế độ độc tài, nhưng Mỹ vẫn cần Pakistan và phải chấp nhận những mối quan hệ không thực sự thoải mái, ngay cả những “đòi hỏi” tăng thêm viện trợ. Pakistan thực sự không muốn trở thành một đồng minh đáng tin cậy mà họ chỉ muốn có được lợi ích quốc gia của chính họ. Tuy vậy, miễn là Mỹ vẫn tiếp tục liên quan đến Afghanistan và cuộc chiến với Taliban và Al Qaeda, họ vẫn cần phải vận chuyển vũ khí và điều động quân đội tới Pakistan và vẫn sẽ cần những thông tin tình báo hữu ích về các nhóm vũ trang. Quan trọng không kém, Mỹ phải không được kích động “chủ nghĩa chống Mỹ” tại Pakistan.

Pakistan cũng tin tưởng vào Mỹ - đặc biệt là tin tưởng vào sự trợ giúp về tài chính – và không thực sự mong muốn mối quan hệ này bị đổ vỡ. Trong những năm gần đây, mối quan hệ này được thiết lập mặc dù chỉ là miễn cưỡng trong các cuộc không kích của quân đội Mỹ vào lãnh thổ Pakistan.

Nếu quả thực các thành viên của lực lượng quân đội và tình báo Pakistan có được các thông tin tình báo về sự hiện diện của Bin Laden trong lãnh thổ của mình thì thực sự sẽ là vấn đề hết sức phức tạp và gây nhiễu loạn. Sự thật nên được điều tra và cần đưa ra các hành động thích hợp. Tuy nhiên trừ phi xác định được rõ ràng rằng toàn bộ chế độ Pakistan không đáng tin cậy và không sẵn sàng hợp tác, Mỹ tốt hơn hết là khuyến khích mối quan hệ đồng minh hơn là thừa nhận công khai mối quan hệ đối địch. Chính vì vậy, Mỹ cần tăng cường hơn các nỗ lực của mình để giảm bớt thương vong cho các thường dân vô tội và tập trung đầu tư cho một nền chính trị ổn định bằng việc khuyến khích nhân quyền và dân chủ công dân. Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ Pakistan về nguồn nước, chăm sóc sức khỏe và các dự án về năng lượng.

Pakistan có thể là một thế lực ổn định hoặc không ổn định. Điều đó không thực sự quan trọng bằng việc các nhà hoạch định chính sách Mỹ mong muốn các nhà lãnh đạo quân sự hay các chính trị gia của Pakistan cùng hợp tác với nhau nhằm phục vụ cho mối quan tâm lợi ích của cả hai bên.

Chí Thành

Tag: Pakistan
Cùng chuyên mục

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.