Thi THPT 2017: Phần mềm trắc nghiệm có đọc được đáp án đã sửa?

Thi THPT 2017: Phần mềm trắc nghiệm có đọc được đáp án đã sửa?

Thứ 6, 12/05/2017 | 17:44
0
Nhằm giúp thí sinh an tâm khi làm bài, PV đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Đại học (bộ GD&ĐT) về công tác chấm thi THPT Quốc gia năm nay.

PV: Thưa ông, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị kỹ thuật phục vụ công tác chấm thi đã được ban Chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia chuẩn bị ra sao?

Ông Trần Văn Nghĩa: Bộ GD&ĐT công bố phương án thi từ đầu năm học. Để đảm bảo các yêu cầu tổ chức thi trắc nghiệm khách quan, việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 cũng được tiến hành sớm hơn rất nhiều so với những năm trước. Bộ đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng công việc, nhất là việc xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và công tác chấm thi. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị coi như đã hoàn thành, chúng tôi sẽ bàn giao phần mềm chấm thi về cho các sở GĐ&ĐT trong tháng 5 này.

Đối với một kỳ thi lớn, số lượng thí sinh tham gia đông và được thực hiện theo phương thức thi trắc nghiệm như kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, việc thử nghiệm trên học sinh để chuẩn hóa câu hỏi thi là bước bắt buộc trong quy trình. Việc chọn mẫu thử, số lượng và đối tượng học sinh tham gia bao nhiêu được bộ phận có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy trình mà các trung tâm khảo thí hiện nay đang triển khai.

Giáo dục - Thi THPT 2017: Phần mềm trắc nghiệm có đọc được đáp án đã sửa?

Ông Trần Văn Nghĩa.

PV: Việc chấm thi năm nay có gì khác biệt so với mọi năm mà thí sinh cần lưu ý, thưa ông?

Ông Trần Văn Nghĩa: Kỳ thi năm nay là một kỳ thi đặc biệt, không chỉ ở khâu tổ chức được giao hoàn toàn cho các Sở mà còn bởi sự thay đổi trong việc chấm thi. Về quy trình chấm bài trắc nghiệm thì các Sở/ cụm thi đã làm quen mấy năm nay. Tuy nhiên đây là năm đầu tiên, kỳ thi THPT Quốc gia để xét ĐH, CĐ có điều chỉnh phần mềm chấm bởi sự xuất hiện của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).

Đối với các bài thi truyền thống như Toán, Ngoại ngữ thì vẫn chấm như trước. Riêng bài thi tổ hợp, bản chất là 3 bài thi của 3 môn lồng vào một bài thi trắc nghiệm. Do vậy, Bộ phải điều chỉnh phần mềm mới chấm được bài thi dạng này. Theo quy định, Bộ sẽ cấp phần mềm chấm thi môn tổ hợp cho các Sở. Hiện tại phần mềm đã được hoàn tất, dự kiến sẽ cung cấp trong tháng 5 này.

PV: Có nhiều ý kiến quan ngại về việc năm nay là năm đầu tiên xuất hiện bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên. Việc áp dụng công nghệ mới sẽ khó tránh những sai sót. Việc này Bộ đã có phương án ra sao?

Ông Trần Văn Nghĩa: Công nghệ hình thành các đề thi trắc nghiệm tương đương đã được nhiều trung tâm khảo thí trên thế giới thực hiện. Để thực hiện được bộ đề thi đó, đòi hỏi ngân hàng câu hỏi phải được chuẩn hóa là yêu cầu đầu tiên.

Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được xây dựng theo một quy trình khoa học, nghiêm ngặt và phải được thử nghiệm trên thực tế. Vì vậy, ngay sau khi công bố phương án thi/tuyển sinh, Bộ đã triển khai ngay công việc này để đảm bảo đúng tiến độ. Khi đã có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa thì phần mềm máy tính có thể tự động thiết lập được các đề thi tương đương. Đó chỉ là vấn đề kỹ thuật.

Trên thực tế trong 3 năm qua, đại học Quốc gia Hà Nội đã sử dụng các đề thi trắc nghiệm khách quan tương đương để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực dùng tuyển sinh với điểm xét tuyển làm tròn đến 0,25 và đã có hơn 70.000 thí sinh dự thi. Năm nay, mặc dù số học sinh dự thi dự kiến lên đến gần 1.000.000, tuy nhiên số đề đưa ra cho mỗi môn cũng chỉ là 24 đề (tương đương mỗi phòng thi 24 thí sinh) điều này rất hợp lý để mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi khác nhau.

Giáo dục - Thi THPT 2017: Phần mềm trắc nghiệm có đọc được đáp án đã sửa? (Hình 2).

Thí sinh khi chọn nhầm đáp án có thể tẩy và chọn lại mà không ảnh hưởng đến việc chấm thi. 

PV: Nếu sơ suất làm sai quy chuẩn, tẩy (sửa kết quả), bình thường chấm tay vẫn chấp nhận nhưng phần mềm có lọc được hay không?

Ông Trần Văn Nghĩa: Về vấn đề này thì phụ huynh và học sinh hoàn toàn yên tâm, thí sinh tô câu trả lời bằng bút chì và tẩy khi thấy phương án mình lựa chọn chưa hợp lý, máy sẽ vẫn đọc được bình thường.

PV: Đối với các môn xã hội hay môn mang tính tư duy lôgic như Toán học, nhiều phụ huynh, giáo viên vẫn còn tỏ ra băn khoăn, lo lắng không biết công tác chấm thi được thực hiện như thế nào để đảm bảo công bằng, khách quan?

Ông Trần Văn Nghĩa: Quy chế kỳ thi quy định rất rõ quy trình, yêu cầu của công tác chấm thi. Trong đó các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan nên sẽ được chấm bằng máy và phần mềm chuyên dụng với quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn, tin cậy, khách quan. Bài thi tự luận Ngữ văn được chấm theo 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra cùng tiến độ với quá trình chấm thi.

Quy chế trên cũng quy định rõ cách xử lý kết quả chấm thi khi có sự chênh lệch giữa hai lần chấm độc lập. Các quy định đều hướng tới đảm bảo chấm thi khách quan, tin cậy. Sau khi công bố điểm thi, thí sinh hoàn toàn có quyền được phúc khảo bài thi của mình. Bài thi phúc khảo sẽ được chấm lại theo quy trình chặt chẽ và lấy làm điểm chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

Đối với các môn thi tổ hợp, các em cũng cần lưu ý phải nộp lại đề thi và giấy nháp của hai môn thi tổ hợp đầu tiên, chỉ đến môn thi cuối cùng, các em mới không phải nộp lại giấy nháp. Ngay sau khi thi xong, bộ GD&ĐT sẽ công khai đăng tải đề thi, đáp án tất cả các môn trên phương tiện truyền thông để thí sinh đối chiếu kết quả.

Công Luân

Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...