Thương vụ S-400 của Nga đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

Thương vụ S-400 của Nga đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 12/03/2019 | 20:54
0
Việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng. Những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm rộng hơn sau thương vụ mua bán vũ khí này.

Theo Al-monitor, mặc phản đối dữ dội từ phía Mỹ, Nga khăng khăng rằng việc nước này bán hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là “chuyện làm ăn”.

“Đây là hệ thống phòng thủ mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ muốn có và chúng tôi cũng muốn bán hệ thống này”, Viktor Kladov, Giám đốc chính sách khu vực và hợp tác quốc tế tại công ty quốc phòng Nga Rostec chia sẻ tại một cuộc hội thảo quốc phòng mới đây ở Abu Dhabi. “Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác và đối tác tiềm năng mặc ai đó thích hay không thích”.

Khi được hỏi liệu Nga sẽ tiếp cận chào bán máy bay Su-35 của nước này trong bối cảnh Mỹ từ chối chuyển giao F-35 cho Ankara, ông Kladov khẳng định: “Mọi thứ không diễn ra theo cách đó. Trước hết, điều đó phải được Thổ Nhĩ Kỳ quyết định”.

Tiêu điểm - Thương vụ S-400 của Nga đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ra sao?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Nga, Mỹ

Việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng. Washington được coi là có nhiều lý do khi phản đối thỏa thuận giữa Ankara và Moscow. Vốn xem S-400 là một mối đe dọa tiềm tàng với các vũ khí của họ, đặc biệt là F-35, Washington khẳng định các thành viên NATO chỉ nên mua vũ khí trong nội bộ khối để duy trì "khả năng tương tác".

Tuy nhiên, theo Tổng thống Erdogan, một lý do khác khi Washington muốn gây sức ép lên Ankara vì nước ông đang ngày càng độc lập, kể cả trong vấn đề an ninh quốc phòng lẫn giải quyết các vấn đề trong khu vực.

S-400 làm rộng thêm những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Lúc đầu Nga chỉ xem nhu cầu sở hữu hệ thống phòng thủ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là một nghệ thuật đàm phán mà Ankara đang hướng đến để mặc cả trong thương vụ mua hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất. Nhưng khi các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ diễn ra, Moscow đã triển khai hợp đồng theo cả hướng kinh tế lẫn chính trị. Hợp đồng mua bán này vừa làm rộng thêm những bất đồng giữa Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ vừa làm gia tăng mối quan hệ Moscow và Ankara.

Moscow và Ankara từng trao đổi nhiều về vấn đề giá trị của hợp đồng và việc liệu Nga có sẵn sàng chuyển giao công nghệ nhạy cảm. Hồi tháng 12/2017, Giám đốc điều hành của tập đoàn Rostec Sergey Chemezov đã ấn định giá trị hợp đồng S-400 là 2,5 tỷ USD. Việc chuyển giao S-400 dự kiến diễn ra vào mùa Thu năm nay.

Hôm 10/2, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, ông Chemezov đã gọi phản ứng của Mỹ với hợp đồng này là “minh chứng của sự cạnh tranh không lành mạnh”. Ông cũng khẳng định Moscow không quan tâm đến vấn đề an ninh trong việc bán hệ thống này cho thành viên NATO vì S-400 “không phải là một hệ thống tấn công, nó là hệ thống phòng thủ”.

“Chúng tôi có thể bán sản phẩm này cho Mỹ nếu họ muốn mua”, ông  Chemezov cho biết thêm.

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng S-400 sẽ mang đến cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa chống máy bay tầm xa đầu tiên. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đang sử dụng hệ thống tầm trung MIM-14 và MIM-23 do Mỹ sản xuất cùng Rapier tầm ngắn của Anh.

Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí quân sự Nga khẳng định đặc tính quân sự của phiên bản S-400 xuất khẩu khác với những phiên bản nội địa Nga.

Nhưng một nhà phân tích quân sự khác, Mikhail Khodarenok lại khẳng định hệ thống được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ tạo thành “một trong những hệ thống phòng thủ tân tiến nhất trên thế giới có thể đặt không phận của nước này dưới sự bảo vệ tối đa”.

Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận hợp tác công nghệ quân sự của Nga Dmitry Shugaev khẳng định rằng Moscow hiểu tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phát triển ngành quốc phòng của nước này. Ông khẳng định Nga đã đưa ra một số “đề xuất cứng rắn” về những dự án mà Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm, đặc biệt là về động cơ và công nghệ hàng không.

“Hợp đồng S-400 thể hiện sự hợp tác công nghệ nhiều hơn”,  ông Dmitry Shugaev khẳng định. “Chúng tôi chuẩn bị địa phương hóa sản xuất một số thành phần trong hệ thống này (tại Thổ Nhĩ Kỳ)”.

Washington cảnh báo Ankara rằng việc mua S-400 sẽ làm hại quá trình mua máy bay F-35 của Mỹ và thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ còn phải chịu một số sự trừng phạt.

Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định việc mua S-400 là “hợp đồng đã hoàn thành” và khẳng định Ankara sẵn sàng cân nhắc mua hệ thống phòng thủ tân tiến hơn nữa là S-500 của Nga.

Với Mỹ, việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu S-400 dường như là điều khó chấp nhận. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã gửi thư cho Quốc Hội yêu cầu chấm dứt ưu đãi thương mại cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Bức thư khẳng định Mỹ không xem Thổ Nhĩ Kỳ là nước đang phát triển và sẵn sàng chấm dứt việc miễn thuế cho hàng hóa của Ankara theo thỏa thuận năm 1975.

Những ngày sau đó, tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Mỹ Curtis Scaparrotti khẳng định nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua S-400, Washington không nên tiếp tục cung cấp tiêm kích F-35 cho nước này.

Ngoài ra, Mỹ còn cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hàng loạt biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) nếu họ quyết mua S-400.

Xem thêm >> Lý do sâu xa sau việc Mỹ một mực ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga

Lý do sâu xa sau việc Mỹ một mực ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga

Thứ 3, 12/03/2019 | 15:24
Một lý do khác khi Washington muốn gây sức ép lên Ankara, đặc biệt trong thương vụ S-400 đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng độc lập, kể cả trong vấn đề an ninh quốc phòng lẫn giải quyết các vấn đề trong khu vực, Tổng thống Erdogan nhận định.

Quân đội Nga đã "lột xác" như thế nào sau khi tung quân chinh chiến nhiều năm ở Syria?

Thứ 3, 12/03/2019 | 13:45
Quân đội Nga hiện có thể chiến đấu ở những nơi xa xôi nhất thế giới, mặc dù chỉ 6 năm trước, Nga không có cơ hội làm được như vậy.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.