Thường xuyên ăn ếch nướng, chàng trai bị

Thường xuyên ăn ếch nướng, chàng trai bị "vật thể lạ" làm tổ ở vùng kín

Thứ 4, 03/08/2022 | 15:12
0
Chàng trai bị ký sinh trùng xâm nhập cơ thể, làm tổ ở vùng kín rồi di chuyển sang các vùng khác. Khai thác tiền sử bệnh nhân cho biết có thói quen ăn thịt ếch nướng.

Anh Nguyễn Văn Đ. (31 tuổi, ở huyện Đan Phượng, Hà Nội), phát hiện bị tổn thương vùng da bìu trái với các triệu chứng như da bìu sưng phồng thành từng đợt, ngứa ngáy, sẩn nề và đau. Ngoài tổn thương vùng bìu, “vật thể lạ” có lúc còn di chuyển lên vùng thành bụng của bệnh nhân.

Với các triệu chứng trên, anh Đ. đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân nên tìm đến khoa Khám bệnh (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) thăm khám. Kết quả, anh được chẩn đoán sơ bộ bị nhiễm ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng gây nên.

Đời sống - Thường xuyên ăn ếch nướng, chàng trai bị 'vật thể lạ' làm tổ ở vùng kín

Hình ảnh ký sinh trùng từ bìu chạy lên thành bụng nam bệnh nhân 31 tuổi. Ảnh: Viện SRKST Trung ương.

Sau đó, anh được điều trị theo phác đồ, dùng thuốc đến ngày thứ 8 thì tổn thương vùng thành bụng bên phải khu trú lại và tự bắt được bệnh phẩm nghi ngờ ký sinh trùng. Qua xét nghiệm xác định, ký sinh trùng bệnh nhân mắc phải là giun đầu gai. Khai thác tiền sử, anh Đ. cho biết anh có thói quen ăn thịt ếch nướng và đây chính là nguyên nhân khiến anh nhiễm ký sinh trùng.

Chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Hồng Quang cho biết, giun đầu gai (tên khoa học là Gnathostoma spinigerum) là một loại giun tròn, sống ký sinh chủ yếu ở vách dạ dày các động vật ăn thịt sống như chó, mèo... Chúng đẻ trứng ở đây, sau đó trứng theo phân động vật ra ngoài, xuống các nguồn nước, bị các con lăng quăng đỏ cyclops nuốt và phát triển thành ấu trùng giai đoạn 1, rồi giai đoạn 2. Sau đó lăng quăng bị các con vật sống dưới nước như cá, tôm, ếch, lươn, rắn... nuốt. Chúng phát triển ở cơ bắp các động vật này trở thành ấu trùng giai đoạn 3.

Nếu chúng ta ăn phải thịt những con vật mang ấu trùng giai đoạn 3 này chưa được nấu chín, khi vào dạ dày người, ấu trùng sẽ chui qua vách dạ dày, đi lang thang khắp nơi trong cơ thể như da, gan, phổi, mắt..., nguy hiểm nhất là vào não. Đi đến đâu, đầu và mình nhiều gai của giun sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử, xuất huyết ở vùng đó khiến bệnh nhân lên những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng.

Như vậy, người chỉ là ký chủ trung gian mang ấu trùng giai đoạn 3 của giun này. Cũng do người không phải là vật chủ chính của giun đầu gai nên trong cơ thể người ấu trùng không thể phát triển thành giun trưởng thành được. Chúng chỉ tạm ký sinh và di chuyển lang thang bên trong cơ thể gây ra những u cục và các triệu chứng lâm sàng do phản ứng viêm cùng với những mức độ tổn thương khác nhau tùy theo nơi ấu trùng di chuyển.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Đề, nguyên trưởng bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội, cho biết từng tiếp nhận một nam thanh niên ở Hà Tĩnh, bị nhiễm ấu trùng giun đầu gai sau đó ký sinh trên não, gây liệt nửa người. “Qua đó có thể thấy, không chỉ ký sinh ở dưới da, giun đầu gai có thể gây tổn thương ở bất cứ nơi nào chúng đến và ký sinh”, GS Đề chia sẻ với Phụ nữ Việt Nam.

Với trường hợp trên, GS Đề cho biết nam bệnh nhân này sau khi bị giun đầu gai ký sinh ở não, qua chụp chiếu phát hiện một nửa bán cầu não chi chít khối u, bệnh nhân bị liệt rất khó khăn trong đi lại. Sau khi thăm khám, GS Đề phát hiện bệnh nhân bị nhiễm giun đầu gai và điều trị bằng thuốc, sau một liệu trình bệnh nhân chụp chiếu lại thì khối u ở não đã giảm gần hết. Tình trạng liệt của bệnh nhân cũng được giải quyết, có thể đi lại được bình thường. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết thường xuyên ăn thủy hải sản.

Theo GS Đề, không chỉ ở nông thôn mà ngay cả thành thị nguy cơ nhiễm giun đầu gai luôn hiện hữu. Dẫn chứng một nghiên cứu do chính GS Đề thực hiện cho thấy, trong con lươn ở Hà Nội, có đến 11% là nhiễm giun đầu gai. Trong cá ở Hà Nội thì có 4% nhiễm loại ký sinh trùng này.

“Tóm lại, ăn thủy hải sản tái, sống đều có nguy cơ nhiễm giun đầu gai. Khi vào cơ thể nó là ấu trùng chứ không phải con trưởng thành, sau đó nó sẽ gây tổn thương ở các bộ phận mà chúng ký sinh như dưới da, tim, gan, não…”, GS Đề cảnh báo.

Về biểu hiện, người bị nhiễm giun đầu gai có biểu hiện rất đa dạng bởi chúng cư trú ở nhiều nơi và gây nên các triệu chứng lâm sàng ở đó. Các triệu chứng phụ thuộc vào từng vùng cơ thể mà ấu trùng di chuyển vào trong đó. Có thể cùng lúc một hay nhiều vùng liên quan đến.

Người bệnh nổi mề đay mạn tính; Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, phù ấn không lõm, có tính di chuyển (hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng); Có thể đau tại u cục hoặc sưng đau cơ; Áp-xe dưới da do ấu trùng ký sinh gây bội nhiễm...

Tại hệ hô hấp, giun gây đông đặc phổi hoặc xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch và khí màng phổi, người bệnh ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho ra giun.

Ấu trùng thường ký sinh ở gan, người bệnh đau ở hạ sườn phải, vùng thượng vị, có khối ở vùng hạ vị bên (P). Ở dạ dày gây đau dạ dày. Ấu trùng có thể lạc đến xoang bụng tạo thành các khối u ở bụng, người bệnh có dấu hiệu giống như viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột.

Tại giác quan: Với thị giác gây viêm mạch màng nho, viêm mống mắt, xuất huyết nội nhãn, tăng nhãn áp, sẹo hoặc bóc tách võng mạc khiến mắt bị giảm thị lực, mù, đau mắt hoặc sợ ánh sáng. Với thính giác gây giảm sức nghe hoặc ù tai.

Đặc biệt, nguy hiểm khi giun gây bệnh tại hệ thần kinh trung ương: Viêm tủy rễ thần kinh (hay gặp nhất), viêm não - tủy - rễ thần kinh, viêm não - màng não. Tình trạng này có thể gây ra tương tự hoặc xuất huyết dưới màng nhện. Đau liên quan đến thần kinh, tiếp theo sau đó có thể liệt hoặc giảm cảm giác một vài ngày.

Sự di chuyển các dấu chứng và triệu chứng thần kinh định vị (ví dụ như liệt dây thần kinh sọ não, liệt chi, tiểu không tự chủ) khá điển hình. Người bệnh sốt, cứng cổ hoặc sợ ánh sáng, tăng áp lực sọ não... Đặc biệt, ấu trùng sẽ phá hủy cấu trúc khi chúng chết bên trong não hoặc mắt.

Để phòng giun đầu gai, GS Đề khuyến cáo việc đầu tiên cần thực hiện đó là phải ăn chín, uống sôi nhất là các loại thủy hải sản. Đặc biệt, các loại lươn, ếch nhái làm gỏi hoặc nướng tái nguy cơ mắc sẽ rất cao.

Ngoài ra, mọi người cần chú ý các biểu hiện bất thường như ngứa dưới da, có các ổ áp xe trong gan, não… phát hiện qua chụp chiếu thì cần nghĩ đến bệnh do ký sinh trùng gây nên. Từ đó đi thăm khám đúng chuyên khoa để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Minh Hoa (t/h)

Đà Nẵng: 22 du khách ngộ độc thực phẩm

Thứ 3, 02/08/2022 | 21:13
Tối 2/8, theo đại diện Bệnh viện 199, trong ngày đơn vị đã tiếp nhận 22 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm.

Bị quạt trần chém vào mặt, người đàn ông nhập viện

Chủ nhật, 24/07/2022 | 11:52
Do chiếc quạt trần được lắp ở tầm thấp nên anh N.Đ.T. (57 tuổi) sơ ý bị cánh quạt trần chém vào vùng mặt gây chảy nhiều máu nên phải nhập viện điều trị.

Ăn bánh trôi ngô 6 người ngộ độc, 1 trẻ nhỏ tử vong

Thứ 4, 22/06/2022 | 10:38
Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một gia đình nguy kịch vì bị ngộ độc do ăn bánh trôi ngô.

Clip: Ong bắp cày khoan lỗ, đẻ vào trứng bọ ngựa để ký sinh

Thứ 4, 09/12/2020 | 15:05
Con ong bắp cày chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim. Nó thường tìm trứng bọ ngựa để đẻ trứng của mình vào đó.
Cùng chuyên mục

Vắt vài giọt chanh vào nồi cơm, công dụng "vàng 10" ai đọc xong cũng muốn làm thử

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:30
Mẹo hay này có vẻ hơi lạ, nhiều người nghĩ cho vài giọt chanh làm cơm bị chua. Tuy nhiên, thực tế nhiều người thử và ngạc nhiên với kết quả.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Vì sao trên bấm móng tay thường có một lỗ tròn nhỏ?

Thứ 2, 29/04/2024 | 15:23
Thường xuyên sử dụng nhưng không phải ai cũng biết lỗ nhỏ trên bấm móng tay có công dụng gì.

Con chim màu trắng nặng 9 lạng được bán với giá 10 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Một con chim màu trắng đã được bán với giá 10 tỷ đồng tại một cuộc đấu giá chim ưng ở Saudi Arabia.

Kỳ lạ hồ nước đẹp như “tiên cảnh” nhưng ẩn chứa bí mật rùng rợn

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:00
Hồ Nyos là một hồ nước nằm trên miệng núi lửa tại Cameroon. Cảnh quan của hồ khá đẹp, tuy nhiên, dưới đáy hồ nước lại ẩn chứa bí mật khủng khiếp.
     
Nổi bật trong ngày

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Lão nông U70 nhẹ nhàng kiếm 300 triệu đồng nhờ bắt được "con quý hiếm"

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Mang bí quyết có "1-0-2" ra khơi, một lão nông đã bắt được mẻ cá quý hiếm, ước tính nhẹ nhàng bỏ túi hơn 300 triệu đồng.

Vắt vài giọt chanh vào nồi cơm, công dụng "vàng 10" ai đọc xong cũng muốn làm thử

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:30
Mẹo hay này có vẻ hơi lạ, nhiều người nghĩ cho vài giọt chanh làm cơm bị chua. Tuy nhiên, thực tế nhiều người thử và ngạc nhiên với kết quả.

Đi câu cá, người đàn ông đào được khúc gỗ “sần sùi”, không ngờ trị giá hơn 350 tỷ đồng

Thứ 2, 29/04/2024 | 09:30
Dù mọi người cho rằng khúc gỗ đó chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng người đàn ông lại khăng khăng đó là gỗ quý.

Kỳ lạ hồ nước đẹp như “tiên cảnh” nhưng ẩn chứa bí mật rùng rợn

Thứ 2, 29/04/2024 | 12:00
Hồ Nyos là một hồ nước nằm trên miệng núi lửa tại Cameroon. Cảnh quan của hồ khá đẹp, tuy nhiên, dưới đáy hồ nước lại ẩn chứa bí mật khủng khiếp.