Tổng thống Mỹ đã làm gì trong ngày 11/9?

Tổng thống Mỹ đã làm gì trong ngày 11/9?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
0
Để kỷ niệm 10 năm xảy ra thời khắc đau thương và kinh hoàng nhất trong lịch sử vào ngày 11/9/2001, ở Mỹ đã cho tái bản cuốn tự truyện“Decision Points” của cựu tổng thống Mỹ George W.Bush người đã phải thốt lên sau khi trực tiếp chứng kiến vụ khủng bố đẫm máu này rằng: “Tôi là tổng thống phải chứng kiến số lượng người Mỹ chết nhiều nhất”.

Lúc đầu nghĩ là một tai nạn

“Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2001, sau khi ngủ dậy tôi đã chạy xuống cầu thang và bắt đầu chạy bộ xung quanh khuôn viên tại một khu nghỉ dưỡng có tên là Colony tại Florida. Sau khi quay trở lại phòng, tôi đã đi tắm, ăn sáng và cầm một số tờ báo để điểm qua tình hình trong ngày”- Mở đầu trang nói về vụ khủng bố 11/9/2001, cựu tổng thống George W.Bush đã viết như vậy.

Thời khắc tổng thống George W.Bush nhận được thông báo về chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp đôi tại NewYork

Trong những diễn biến tiếp theo của cuốn hồi ký thì ngay sau khi điểm qua vài tờ báo lớn trong nước, tổng thống George W.Bush bắt đầu làm việc bằng cách nghe các báo cáo được chuyển tới tổng thống trong cuộc họp có tên là “ Cuộc họp hàng ngày của tổng thống”. Tuy nhiên vào thời điểm lúc 8 giờ sáng đó, tổng tống George W.Bush chỉ thấy báo cáo về tình hình ở một số nơi mà Mỹ xét vào danh sách “điểm nóng” như Nga, Trung Quốc, khu vực Bờ Tây và tình hình bạo động Palestine.

“Khi vừa họp xong, tôi đã nghe cố vấn đặc biệt của mình là Karl Rove đã vội vàng thông báo về việc có một chiếc máy bay đâm vào tòa tháp của trung tâm thương mại thế giới.

Điều này rất lạ, mới nghe qua thì tôi đã nghĩ rằng vụ tai nạn này là do lỗi của phi công và tôi đã rủa thầm câu: Tên phi công tồi tệ nhất thế giới, tuy nhiên mọi việc lại không chỉ đơi giản như vậy. Sau đó, Condoleeza Rice (Ngoại trưởng Mỹ) đã gọi điện cho tôi và thông báo đó không phải là chiếc máy bay cỡ nhỏ mà đó là một chiếc máy bat chuyên chở hành khách hiệu Boeing cỡ lớn”- George W.Bush viết.

Sau khi nhận được thông báo và có cuộc điện đàm mật với ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Condoleeza Rice, tổng thống Mỹ George W.Bush đã thực sự bị sốc: “ Tôi cảm thấy choáng váng. Quả thực là phải nói là sốc. Tuy nhiên sau cuộc điện đàm, tôi phải tiếp một đoàn học sinh và giáo viên. Khi đang nói chuyện với thầy giáo của trường này, tôi có cảm giác có người đứng phía sau mình, quay lại thì đó là Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card. Ông ấy đi gần lại phía tôi và rỉ tai nói: Lại một chiếc máy bay nữa đâm vào tòa tháp đôi còn lại. Mỗi chữ ông ấy nhả ra đều rất từ từ, mang đậm ngôn ngữ địa phương của vùng Massachusetts. Cuối cùng ông ấy chốt lại rằng: Nước Mỹ đang bị tấn công”.

Tức giận, đó là phản ứng đầu tiên mà cựu tổng thống George W.Bush nhận được thông tin này: “Kẻ nào to gan dám tấn công nước Mỹ? Bọn chúng nhất định sẽ phải trả giá”- cựu tổng thống George W.Bush viết trong hồi ký. Cũng sau những dòng viết đầy nỗi uất hận này, khi nhìn thấy gương mặt ngây thơ và đáng yêu của những đứa trẻ ông đang tiếp chuyện, George W.Bush đã lập tức nghĩ rằng, trên nước Mỹ có hàng triệu đứa trẻ cần được chính phủ bảo vệ và không thể để cho chúng chứng kiến những mất mát và đau thương như thế. “Lúc đó, tôi chỉ có suy nghĩ không để cho những đứa trẻ này phải thất vọng”- George W.Bush viết.

Buối họp báo gây sốc

Trong cuốn hồi ký “Decision Points”, cựu tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush cũng đã miêu tả lại thời khắc khó khăn, sau khi nghe tin nước Mỹ bị tấn công. “Cũng chỉ sau khi Andrew Card.thông báo về chiếc máy bay thứ hai không lâu, một đám phóng viên với các trang thiết bị ghi hình đã tiếp cận được gần tôi. Họ đến để quay và phỏng vấn những việc liên quan tới giáo dục đã được lên sẵn lịch trình trước đó. Lúc đó bản năng mách bảo rằng, bất kỳ phản ứng hay biểu hiện nào của mình cũng sẽ được ghi lại và lan truyền với tốc độ chóng mặt tại mọi ngóc ngách của thế giới này. Cả một quốc gia có thể chấn động nhưng tổng thống thì không. Nếu như tôi tỏ ra lo lắng, cuống quít, đứng ngồi không yên thì sẽ ảnh hưởng đến những đứa trẻ ở đây. Quan trọng là không thể để một đất nước vì biểu hiện của tổng thống mà trở nên khủng hoảng hơn”.

Thời khắc lịch sử này cả nước Mỹ sẽ không bao giờ quên

“Decision Points” viết rằng, suy nghĩ tiếp theo của tổng thống George W.Bush tại thời khắc khó khăn đó là câu hỏi: Trước tình hình bấn loạn như vây, một loạt câu hỏi đã đặt ra trong đầu tổng thống Bush: Kẻ nào đã gây ra sự kiện này? Tổn thất có nghiêm trọng không và rằng Chính phủ phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên cũng theo nhận định của ông Bush, quan trọng nhất ở thời điểm đó là phát biểu của ông trước báo giới.

“Sau khi chia tay lớp học sinh đó, tôi đã vào phòng họp của khu nghỉ dưỡng, ở đó người ta đã bố trí một chiếc vô tuyến. Cũng từ chiếc tivi này, tôi đã được xem những thời khắc có thể được coi là kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hai cột lửa rực cháy giữa trung tâm NewYork. Tôi đã bị chấn động, cả nước Mỹ đã bị chấn động. Lúc này tôi chỉ nghĩ được rằng, cần có một bài phát biểu trước toàn thể nhân dân Mỹ. Tôi muốn chấn an người dân, rằng là chính phủ sẽ có những biện pháp để khắc phục hậu quả và sẽ đưa những kẻ thủ ác ra trước ánh sáng của công lý. Lúc này, tôi đã yêu cầu trong thời gian sớm nhất phải quay trở lại thủ đô Washington”.

Quay lại với đám phóng viên đang ngồi chờ phía ngoài khu nghỉ dưỡng, thay vì nói những vấn đề liên quan tới ngành giáo dục, tổng thống George W.Bush đã phát biểu rằng: “ Thưa mọi người, đây là thời khắc vô cùng khó khăn của nước Mỹ. Hai máy bay đã đâm vào Trung tâm thương mại thế giới tại NewYork. Việc làm này rõ ràng là những kẻ khủng bố đang tấn công nước Mỹ… “ Được biết, sau khi lời phát biểu của tổng thống Bush kết thúc, tất cả những người có mặt trong buổi phỏng vấn khi đó đều cảm thấy kinh ngạc. “ Tôi nhìn thấy trên mặt họ cảm giác bàng hoàng, vì ai cũng nghĩ rằng tôi sẽ nói về vấn đề giáo dục. Nhưng đến phút chót, mọi việc đã thay đổi”- tổng thống George W.Bush ghi lại.

Khi ngồi trên xe ô tô để đến sân bay Florida, tổng thống George W.Bush đã được nghe tiếp về chiếc máy bay thứ 3 tấn công vào vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc. “Lúc này máu tôi đã bắt đầu sôi sùng sục. Tôi nghe từng lời của Condoleeza Rice nói ra và suy nghĩ đã trở nên rõ ràng hơn: Nếu nói vụ máy bay thứ nhất là tai nạn thì vụ máy bay thứ hai là tấn công. Còn như bọn khủng bố vẫn tiếp tục hành động với chiếc máy bay thứ 3 hay nhiều hơn nữa thì đúng là bọn chúng đã tuyên chiến với cả nước Mỹ”.

Theo hồi ký tổng thống W.Bush ghi lại thì khi đặt chân xuống sân bay Florida, không khí tại nơi đây giống như ở thời chiến. Khắp tại sân bay đã được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các tay súng với những khẩu súng trường thường chỉ dùng trong chiến tranh, khắp nơi đều bị vây kín bởi lực lượng bảo vệ với vũ khí được trang bị đến tận răng tạo nên những vòng kiểm soát vô cùng chắc chắn. Mặc dù vậy không khí nghiêm trang là vậy, nhưng trên khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ bàng hoàng và đau khổ. “Tôi xuống xe và nhìn thấy tinh thần của những người đang cầm súng. Tất cả người dân Mỹ cũng đang có cảm giác như thế này đây. Lúc đó tôi chỉ biết đi đến gần một số cảnh vệ sân bay, bắt tay, vỗ vai và khuyến khích họ rằng: Mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn”- tổng thống George W.Bush viết.

Tại sao tổng thống đổi lịch trình về Thủ đô

Khi ở sân bay để chờ máy bay dành cho tổng thống quay trở về thủ đô, tổng thống George W.Bush đã yêu cầu cho ông một thời gian để ở một mình. Trong cuốn hồi ký “Decision Points” tiết lộ thì trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, tổng thống W.Bush đã tự mình cầu nguyện. “Trong thời khắc này, bỗng dưng tôi nhớ đến lời trong một bài thánh ca mà mình ưa thích: Ở thời khắc khó khăn này, chúa đã cho con sự khôn ngoan và can đảm”.

Sự đau đớn và tuyệt vọng của những người sống sót sau vụ khủng bố 11/9

Quyết định đầu tiên của tổng thống W.Bush sau khi vụ khủng bố diễn ra chính là phái lực lượng tuần tra đến bảo vệ những sân bay ở thủ đô Washington và NewYork nhằm ngăn chặn những trường hợp cướp máy bay để tiếp tục khủng bố. “Tôi đã nói với phó tổng thống Dick Cheney, cần phải giữ liên lạc với tất cả phi công các máy bay đang hoạt động trên không trung. Nếu có máy bay nào từ chối hạ cánh theo lệnh thì lập tức có quyền bắn hạ ngay chiếc máy bay đó. Biết rằng tổn thất trên máy bay là rất lớn nhưng một khi chúng là công cụ để gây ra những cuộc khủng bố thì số lượng người chết sẽ là cấp số nhân”.

Tuy nhiên, thông tin không tốt tiếp theo lại được báo về khi chiếc máy bay thứ 4 bị bọn khủng bố khống chế đã rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc bang Pennsylvania,sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này. “Lúc đó, nhiều mật vụ nói rằng mọi thứ đều rất nguy hiểm và yêu cầu chúng tôi không nên quay trở về thủ đô Washington vào lúc này. Tôi đã nói với họ rằng, tôi không sợ hãi trước những kẻ khủng bố bởi vì: Tôi là tổng thống Hoa Kỳ và chúng tôi muốn trở về Washington”- tổng thống George W.Bush viết.

Tuy nhiên sau đó, tổng thống George W.Bush nhận thấy rằng ông phải có trách nhiệm điều hành cả đất nước vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Nếu như kẻ thù đạt được mục đích là giết được Tổng thống thì chúng sẽ có một chiến thắng mang tính bước ngoặt. Vì thế, cuối cùng là máy bay tổng thống đã đổi hướng và bay đến sân bay Barksdale tại bang Louisiana.

Hải Hiền (Theo Renmin)

Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.