Trung Quốc lên kế hoạch tìm kiếm

Trung Quốc lên kế hoạch tìm kiếm "bản sao Trái đất"

Thứ 7, 16/04/2022 | 13:00
0
Các nhà khoa học Trung Quốc đang xây dựng dự án "Earth 2.0" để tìm kiếm những hành tinh có sự sống và điều kiện giống Trái đất nhưng nằm bên ngoài Hệ Mặt trời.

Sau khi phóng robot tự hành tới Mặt Trăng, sao Hỏa và xây trạm vũ trụ riêng, Trung Quốc đã và đang tiến đến những thử thách kế tiếp với việc khám phá những hành tinh xa xôi hơn, trong đó có dự án mang tên Earth 2.0 (Trái đất 2.0).

Dự án nhằm tìm kiếm những hành tinh có sự sống và điều kiện giống Trái đất nhưng nằm bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học cho rằng một hành tinh như vậy sẽ có điều kiện phù hợp để tồn tại nước lỏng và có thể cả sự sống.

Theo tạp chí Nature, Trung Quốc hy vọng dự án có thể khắc phục được những điều kính viễn vọng Kepler của NASA chưa thực hiện được.

Cụ thể Kepler chỉ giúp phát hiện được hơn 5.000 ngoại hành tinh trong dải Ngân Hà trước khi cạn kiệt nhiên liệu vào năm 2018. Một số hành tinh trong số đó là hành tinh đá giống Trái Đất và quay quanh sao lùn đỏ nhỏ, nhưng không có hành tinh nào có điều kiện tương tự Trái đất.

Với công nghệ và kính viễn vọng hiện nay, rất khó tìm kiếm dấu hiệu của hành tinh nhỏ giống Trái Đất khi sao chủ của chúng nặng gấp 1 triệu lần và sáng hơn hàng tỷ lần Mặt Trời, theo Jessie Christiansen, nhà vật lý thiên văn ở Viện khoa học ngoại hành tinh thuộc Viện Công nghệ California tại Pasadena.

Earth 2.0 gồm một vệ tinh có khả năng mang theo 7 kính viễn vọng nhằm quan sát và khám phá các hành tinh trong 4 năm.

Trong đó, 6 kính thiên văn cùng nhau quan sát khoảng 1,2 triệu ngôi sao trên bầu trời rộng 500 độ vuông, rộng hơn khoảng 5 lần so với tầm nhìn của Kepler. Cụm kính viễn vọng sẽ tìm kiếm mục tiêu tiềm năng bằng cách phát hiện thay đổi nhỏ trong độ sáng của ngôi sao, chứng tỏ có một ngoại hành tinh bay qua phía trước nó. Đồng thời 6 kính này cũng sẽ được dùng để quan sát chòm sao Cygnus - Lyra, nơi kính viễn vọng Kepler từng thăm dò.

"Vệ tinh của chúng tôi mạnh gấp 10 - 15 lần kính viễn vọng Kepler của NASA xét về khả năng khảo sát bầu trời", Jian Ge, nhà thiên văn học phụ trách nhiệm vụ Trái Đất 2.0 ở Đài quan sát thiên văn Thượng Hải thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.

Kính viễn vọng thứ 7 sẽ là một kính viễn vọng khuếch đại hấp dẫn để khảo sát những hành tinh lang thang không quay quanh bất kỳ ngôi sao nào và ngoại hành tinh ở xa sao chủ tương tự sao Hải Vương. Kính viễn vọng này sẽ tập trung vào trung tâm dải Ngân Hà. "Nếu dự án thành công, chiếc kính thứ 7 sẽ là kính viễn vọng khuếch đại hấp dẫn đầu tiên hoạt động trong không gian", Jian Ge nói thêm.

Kết hợp dữ liệu của Trái Đất 2.0 với quan sát của kính Kepler, nhóm nghiên cứu có thể xác nhận những ngoại hành tinh thực sự giống Trái Đất. Ge hy vọng có thể tìm thấy hàng chục hành tinh như vậy và công bố dữ liệu trong vòng 1 - 2 năm sau khi phóng.

Về tiến độ của dự án, tạp chí Nature thông tin, Trung Quốc đang hoàn thiện bản thiết kế ban đầu cho vệ tinh của dự án này với nguồn kinh phí từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Dự kiến các thiết kế cuối cùng sẽ được hoàn thiện và được đánh giá bởi một nhóm chuyên gia vào tháng 6. Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai và tiến hành phóng tên lửa Trường Chinh vào cuối năm 2026.

Minh Hoa (t/h)

NASA phóng kính viễn vọng James Webb, tìm hiểu bí mật của vũ trụ

Thứ 5, 30/12/2021 | 19:15
Sau hai tuần bay trong không gian, kính viễn vọng James Webb sẽ đến đích trên quỹ đạo mặt trời cách Trái đất gần 1 triệu dặm.

NASA thuê nhà thần học để chuẩn bị giao tiếp với người ngoài hành tinh

Thứ 3, 28/12/2021 | 16:13
24 nhà thần học đã được NASA mời đến để chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc của nhân loại với người ngoài hành tinh nếu họ phát hiện thấy dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất.

Tàu của NASA ghi được bản nhạc bí ẩn từ nơi nghi ngờ có sự sống

Thứ 7, 25/12/2021 | 08:00
NASA đã ghi được những âm thanh kỳ lạ phát ra từ các mặt trăng của Sao Mộc. Các âm thanh rít vang, tăng dần cao độ lên đỉnh điểm rồi giảm xuống một cách bí ẩn.

NASA huấn luyện chó robot để khám phá sao Hỏa

Thứ 5, 12/08/2021 | 20:59
Chó robot Spot có thể đi sâu vào các hang động có khả năng đang ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh.
Cùng chuyên mục

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

"Trồng" được kim cương chỉ mất 150 phút

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:04
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra kim cương chỉ trong 150 phút so với quy trình tự nhiên hàng tỷ năm.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...