Trung Quốc rút khỏi vụ kiện 'đường lưỡi bò' với Philippines

Trung Quốc rút khỏi vụ kiện 'đường lưỡi bò' với Philippines

Thứ 7, 07/12/2013 | 14:59
0
Trung Quốc đang đi một bước rất bất thường khi từ chối tham gia vào quy trình trọng tài của Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột lãnh thổ với Philippines, một trong năm nước thách thức tuyên bố quyền sở hữu của Trung Quốc với biển Đông nhiều dầu mỏ.

Tranh chấp pháp lý nhấn mạnh cách tiếp cận địa chính trị cứng rắn mà Trung Quốc đang áp dụng tại khu vực Thái Bình Dương. Đó là cách tiếp cận gây hấn đối với các nước láng giềng trên một khu vực rộng 2.000 dặm gồm cả biển Hoa Đông, bao phủ một khu vực mà gần đây được Trung Quốc tuyên bố là “Vùng nhận dạng phòng không” – nguyên do thổi bùng căng thẳng với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tiêu điểm - Trung Quốc rút khỏi vụ kiện 'đường lưỡi bò' với Philippines

Trung Quốc đã gửi tàu sân bay duy nhất của nước này đến vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Philippines lần đầu tiên vào tuần trước, trong một động thái được Manila coi là gia tăng căng thẳng. Quân đội Trung Quốc cho biết tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực, cùng với hai tàu khu trục và hai tàu chiến.

Việc đối phó với mây mù bao phủ từ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đã trở thành vấn đề nổi trội đối với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, hiện đang có chuyến thăm khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Biden đã đến Hàn Quốc vào thứ năm sau cuộc gặp song phương cấp cao tại Trung Quốc và Nhật Bản, vốn đang bị chi phối bởi các vấn đề của khu vực phòng thủ trên không.

Philippines sẽ đệ trình vụ kiện chính thức của mình cho các tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc, vốn đã đồng ý xử vụ án ở The Hague, vào tháng Ba. Một bản xem trước về lập luận của họ đã được phác thảo trong tuần này tại Washington bởi Paul Reichler, một luật sự hàng đầu tại Foley Hoag LLP được Manila thuê để xử lý vụ kiện. Ông cho biết việc từ chối tham gia quá trình tòa án của Trung Quốc, một động thái được tiết lộ cho Philippines bằng các thư ngoại giao trong tháng hai, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một quốc gia từ chối tham gia vào một tòa án trọng tài giữa các quốc gia theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Theo Công ước, các thẩm phán quốc tế vẫn được yêu cầu đưa ra quyết định trong vụ kiện, bất chấp việc không hợp tác của Trung Quốc. mặc dù Reichler thừa nhận sẽ không có cách nào để thực thi các phán quyết.

Nhưng ông nói thêm: "Sẽ phải trả giá cho việc xây dựng thương hiệu như một kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế - một nhà nước mà không tuân thủ luật lệ". Trung Quốc đã từ chối một cơ hội để phát biểu trong vụ kiện.

Tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “đường chín đoạn”, trong đó yêu sách quyền tài phán trên toàn bộ khu vực biển Đông giàu tài nghuyên khoáng sản, chồng chéo với các phân đoạn lớn của vùng lãnh thổ mà Philippines cũng như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan, đã tuyên bố chủ quyền.

Một phần nào đó, Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán để tự cho phép họ khai thác những vùng biển đánh cá hấp dẫn và trữ lượng dầu khí tiềm năng, kéo dài hơn 800 dặm từ bờ biển lục địa của mình. Nó cũng lấn vào trong 30 dặm của bờ biển Philippines.

Theo Công ước, các quốc gia có quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vòng 200 dặm từ bờ biển của họ. Tranh chấp trên biển Đông không phải là không giống như trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý - được gọi là quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc – vốn chi phối chuyến thăm của Biden tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong tuần này.

Mặc dù tòa án đặc biệt được thành lập để đối phó với vụ kiện không thể phán quyết về chủ quyền các hòn đảo tranh chấp mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố, nhưng nó có thể cung cấp các quyết định về bản chất của kết cấu đá, có tác động đối với bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào theo Công ước. Một số vùng lãnh thổ tranh chấp là hầu như không thể nhìn thấy khi thủy triều lên, trong khi những vùng khác bị ngập hoàn toàn, ngay cả khi thủy triều xuống.

Trong một nỗ lực để tăng cường tuyên bố của mình, Trung Quốc đã xây dựng các cột trụ bệ tông trên một số kết cấu dưới nước, hoàn thành với sân bóng rổ và bãi đáp trực thăng. "Một quốc gia không thể biến đổi một kết cấu dưới nước thành một hòn đảo bằng cách xây dựng trên đỉnh của nó". Reichler cho biết tại một hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức.

Theo quy trình đơn giản, ban giám khảo sẽ được yêu cầu để xác định khi nào một tảng đá có thể được định nghĩa là một hòn đảo. Nếu một tảng đá nhô lên từ biển không thể duy trì sự sống con người hoặc các hoạt động kinh tế, thì quyền liên quan trong vùng biển xung quanh, theo nguyên tắc, sẽ giảm đáng kể, bất kể nhà nước nào tuyên bố quyền sở hữu. Reichler cũng cho thấy một chuỗi hình ảnh của một hòn đảo, khi thủy triều lên, bao gồm những tảng đá chỉ nhô ra khỏi mặt nước. "Nó chỉ vừa đủ lớn để cắm cờ Philippines", ông nói.

Vũ Thành Công (Theo The guardian/Một thế giới)

TQ không dễ áp đặt chính trị cường quyền vụ kiện của Philippines

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:53
Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.

Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:17
Theo tác giả Mark Valencia trên trang Japan Times, hội đồng trọng tài phân xử vụ kiện của Philippines về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc đang rơi vào thế khó xử về việc ra phán quyết. Vậy thế khó xử đó ra sao và Tòa án có thể sẽ ra phán quyết thế nào cho vụ kiện này?

Diễn biến mới trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ Trung Quốc

Thứ 2, 09/09/2013 | 20:19
Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).

Trung Quốc lo sợ gì trong vụ kiện của Philipines?

Thứ 7, 24/08/2013 | 15:30
Trung Quốc khác Mỹ thế kỷ trước, họ đang tô vẽ, làm đẹp hình ảnh của mình với sự “trỗi dậy hòa bình” nhưng những hành động của họ ở Biển Đông đang khiến thế giới lo ngại. Đó cũng là điều mà Trung Quốc lo sợ.

Trung Quốc 'ngại' có thêm va chạm với Philippines

Thứ 3, 26/03/2013 | 10:32
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bày tỏ hy vọng tình hình ở Hoàng Nham/Scarborough “sẽ ổn định” và không có thêm va chạm nào với phía Philippines.

Lập ban trọng tài trong vụ kiện Biển Đông

Thứ 3, 26/03/2013 | 10:33
Do Trung Quốc bác bỏ vụ kiện mà Philippines theo đuổi ở Tòa án trọng tài của LHQ, tòa này chỉ định một thẩm phán người Ba Lan để đại diện cho Bắc Kinh, và lập ban trọng tài gồm 5 người.

TQ không dễ áp đặt chính trị cường quyền vụ kiện của Philippines

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:53
Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.

Tòa án LHQ 'tiến thoái lưỡng nan' trong vụ kiện của Philippines

Chủ nhật, 18/08/2013 | 08:17
Theo tác giả Mark Valencia trên trang Japan Times, hội đồng trọng tài phân xử vụ kiện của Philippines về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc đang rơi vào thế khó xử về việc ra phán quyết. Vậy thế khó xử đó ra sao và Tòa án có thể sẽ ra phán quyết thế nào cho vụ kiện này?

Diễn biến mới trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ Trung Quốc

Thứ 2, 09/09/2013 | 20:19
Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).

Trung Quốc lo sợ gì trong vụ kiện của Philipines?

Thứ 7, 24/08/2013 | 15:30
Trung Quốc khác Mỹ thế kỷ trước, họ đang tô vẽ, làm đẹp hình ảnh của mình với sự “trỗi dậy hòa bình” nhưng những hành động của họ ở Biển Đông đang khiến thế giới lo ngại. Đó cũng là điều mà Trung Quốc lo sợ.

Trung Quốc 'ngại' có thêm va chạm với Philippines

Thứ 3, 26/03/2013 | 10:32
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bày tỏ hy vọng tình hình ở Hoàng Nham/Scarborough “sẽ ổn định” và không có thêm va chạm nào với phía Philippines.

Lập ban trọng tài trong vụ kiện Biển Đông

Thứ 3, 26/03/2013 | 10:33
Do Trung Quốc bác bỏ vụ kiện mà Philippines theo đuổi ở Tòa án trọng tài của LHQ, tòa này chỉ định một thẩm phán người Ba Lan để đại diện cho Bắc Kinh, và lập ban trọng tài gồm 5 người.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.