Vì

Vì "đại cục" Trung Đông, đã đến lúc Nga cần "đẩy" Iran ra khỏi Syria?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 04/07/2019 | 10:00
2
Khi cuộc chiến Syria đang dần đi vào hồi kết sau 8 năm, các nhà phân tích cho rằng liên minh nồng ấm giữa Nga và Iran có thể cũng sẽ có một cái kết khác.
Tiêu điểm - Vì 'đại cục' Trung Đông, đã đến lúc Nga cần 'đẩy' Iran ra khỏi Syria?

Nga và Iran đã là đối tác giúp đỡ chính quyền Syria trong nhiều năm.

Nga và Iran là hai quốc gia ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad kể từ giai đoạn đầu của cuộc chiến Syria, bắt đầu từ năm 2011. Hai nước đã cung cấp tài chính, vũ khí và nhân lực giúp cho chính quyền hợp pháp Damascus từng bước chiếm lại hầu hết lãnh thổ bị mất trong tay phe đối lập và khủng bố.

Tuy nhiên, khi cuộc chiến đang dần đi vào hồi kết sau 8 năm, các nhà phân tích cho rằng liên minh nồng ấm giữa Nga và Iran có thể cũng sẽ có một cái kết khác.

“Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Iran đã có mối quan hệ tốt đẹp cho đến nay, phần lớn đến từ sự tương đồng trong phong cách lãnh đạo mạnh mẽ của cả hai”, theo Tiến sĩ Paul Stott thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Ngoại giao (CISD) của Vương quốc Anh.

Điều đó đồng nghĩa với việc trong suốt tám năm qua, cả hai đã cùng nhau vượt qua khó khăn và giữ vững lập trường trước áp lực của Mỹ. “Mỹ đã được báo động về việc Nga và Iran có mối quan hệ khăng khít tại Syria”, chuyên gia Stott nói với Express.co.uk.

“Mặc dù vậy, người Nga đã bắt đầu gây áp lực để buộc người Iran rời Damascus và một số binh sĩ đã bắt đầu rời khỏi Syria. Lý do chính cho điều này là Tổng thống Putin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của Nga trong khu vực”, ông nói thêm.

Giới quan sát cho rằng Iran đã sử dụng đòn bẩy để mở rộng ảnh hưởng trên quy mô đáng kể ở Lebanon, Iraq và Yemen.

Giữa lúc có những thông tin về việc đồng minh Hezbollah của Iran đang bí mật rút quân khỏi Damascus, chuyên gia Stott cho rằng lực lượng của Tehran sẽ miễn cưỡng rút khỏi khu vực vì sợ mất ảnh hưởng tại đó.

Tiêu điểm - Vì 'đại cục' Trung Đông, đã đến lúc Nga cần 'đẩy' Iran ra khỏi Syria? (Hình 2).

Mỹ đã được cảnh báo về mối quan hệ giữa Nga và Iran ở Syria.

Các nhân viên phi quân sự đã được sử dụng để duy trì sự hiện diện của Tehran tại quốc gia này.

“Kế hoạch của Nga đang đi vào chương cuối. Áp lực chính trị từ người Nga đã buộc người Iran phải rút lực lượng”, chuyên gia từ CISD nói thêm. Trong trung hạn, Nga không muốn thấy Iran duy trì vĩnh viễn ảnh hưởng của mình ở Syria.

Bên cạnh đó, Iran đang gửi các nhà truyền giáo và người dân từ các tổ chức Shi'a đến Damascus với số lượng lớn. Đây là một chiến thuật để cố gắng duy trì sự ảnh hưởng thông qua cửa sau.

Một lý do chính khác là liên minh mới của Tổng thống Putin với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Cùng với việc hợp tác tại Idlib, Nga gần đây đã bán một lô hàng tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Washington hoang mang.

“Dường như Tổng thống Erdogan và người đồng cấp Putin đã duy trì mối quan hệ công việc khá tốt mặc dù cả hai có một số vấn đề với nhau”, Stott nói.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có yếu tố Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang gây ra sự thay đổi mạnh mẽ này. Cả hai quốc gia dường như đều không muốn trao cho Iran sự cát cứ mạnh mẽ ở Syria”.

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã có những quan điểm trái ngược nhau kể từ sau sự kiện Mùa xuân Ả Rập năm 2010 khi họ ủng hộ các phe đối lập ở Yemen và Syria. Trong khi Nga đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước, khi cùng thống nhất cả hai thông qua lập trường đối đầu Washington.

Chiến sự Syria: "Qua mặt" Nga, Mỹ bất ngờ không kích dữ dội khủng bố sau 2 năm im ắng?

Thứ 4, 03/07/2019 | 11:25
Hiện chưa rõ hoạt động không kích chống khủng bố mới nhất của Mỹ có phải là một sự đồng thuận với Nga hay không.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.