Vì sao có những gương mặt “quái thai” của chợ?

Vì sao có những gương mặt “quái thai” của chợ?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Chính cơ chế xin – cho đã khiến việc sử dụng đất trở thành một mớ lộn xộn.

Để tình trạng chuyển đổi chợ thành TTTM rồi bỏ hoang hay việc biến tướng các ki-ốt thành nhà ở, trước tiên trách nhiệm thuộc về chính quyền cấp tỉnh bởi sự dễ dãi trong cơ chế xin – cho hiện nay. Đó là nhận định của GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT trong cuộc trao đổi với PV báo Người đưa tin

Bất động sản - Vì sao có những gương mặt “quái thai” của chợ?

Người dân Hiệp hòa vẫn mong mỏi tự tay mình cải tạo con chợ quen thuộc.

Lỗi tại cơ chế “xin – cho”

Chúng tôi quyết định quay lại tỉnh Bắc Giang tìm hiểu thêm những tiểu thương chợ huyện Hiệp Hòa (Thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) về những khúc mắc trong việc xây dựng TTTM thị trấn Thắng. Đầu năm 2012, UBND huyện Hiệp Hòa ra thông báo về chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng TTTM thị trấn Thắng với diện tích thu hồi khoảng 5.600m2 đất (toàn bộ là đất chuyên dùng); địa điểm là chợ huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

Thế nhưng, hầu hết người dân đang kinh doanh trong chợ cũ không đồng tình với việc làm của cấp chính quyền nơi đây với lý do: chưa lấy ý kiến của người dân đã tiến hành xây dựng chợ tạm, lựa chọn chủ đầu tư mà bỏ qua quyền lợi người dân. Khi chợ tạm được xây dựng lên đã không thu hút được những tiểu thương trong chợ, gây lãng phí tiền của nhà nước.

Đem nỗi niềm người dân trao đổi với GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên bộ trưởng Bộ TN&MT, được ông cho hay: Chúng ta đã có quy định về việc tham vấn cộng đồng khi triển khai dự án. Tuy nhiên, đó là một khái niệm đang bị bỏ qua ở rất nhiều tỉnh thành, bởi một nguyên nhân cơ bản là do cơ chế xin - cho quá dễ dãi. Một ví dụ điển hình là ở Hàn Quốc, khi chính quyền triển khai bất cứ dự án nào, nếu không được 75% người dân đồng thuận thì không được triển khai, còn nếu đạt con số này, 25% còn lại phải tuân theo. Ở đây chúng ta lại non tay xử lý, e rằng ngày nào đó nó sẽ trở thành một mớ lộn xộn trong việc sử dụng đất và gây tác hại rất lớn”.

Thiếu một quy chuẩn rõ ràng về ki-ốt

Trao đổi với PV báo Người đưa tin về trường hợp một số dự án TTTM biến tướng các ki-ốt thành nhà ở, GS. TSKH Đặng Hùng Võ nhận định: Đất để làm nhà ở là đất được sử dụng lâu dài, còn đất để làm TTTM là đất được sử dụng có thời hạn, đó là hai điểm khác biệt quan trọng nhất. Nếu làm TTTM thì phải có dự án, trong đó sẽ xin TTTM này có thời hạn sử dụng đất là bao nhiêu năm, ví dụ như 30 năm, 50 năm hay thậm chí có nơi có thể cho đến 70 năm ở những nơi khó khăn. Nhưng nên nhớ, đất này là đất có thời hạn, còn đất ở, trong mọi trường hợp đều được sử dụng vô thời hạn. Thực tế cho thấy, khung giá của nhà nước, giá cao nhất về đất sản xuất kinh doanh là 67 triệu đồng/m2, đất ở là 81 triệu đồng/m2. Tức là giá tiền đất để làm TTTM chỉ chiếm khoảng 2/3 tiền đất ở nên người ta có thể lợi dụng một TTTM để gắn với nhà ở.

Cũng theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, trong Nghị định 181 có quy định một điều rất cốt lõi mà hiện nay nhiều địa phương vi phạm, tức là muốn làm một cái nhà vừa sử dụng hỗn hợp vừa kinh doanh vừa ở thì nguyên tắc đất đó phải là đất ở. Khi đất ở thì anh có thể cắt một phần sang làm TTTM, làm văn phòng cho thuê, nhưng ngược lại thì không, tức là chuyển đất TTTM sang đất ở thì không được. Tuy nhiên, quy định này thường không được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Ngay Hà Nội chứ không phải đâu xa, rất nhiều nơi doanh nghiệp xin xây dựng TTTM, sau đó một phần được bán làm chỗ ở.

“Việc biến tướng nhà thương mại sang làm nhà ở chính quyền xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm phát hiện và có thể xem đó là những trường hợp sử dụng sai mục đích. Quan trọng khi thời hạn sử dụng là bao nhiêu, nếu hết 50 năm phải xử lý chứ không thể vĩnh viễn như đất ở được”, GS. TSKH Đặng Hùng Võ nói.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, một vấn đề cần phải bàn, là nếu ki-ốt được xây dựng lên đến 2 - 3 tầng thì tiêu chuẩn nào cho phép và định nghĩa ki-ốt sẽ như thế nào? Rõ ràng là các quy định chưa điều chỉnh đến nó. Nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn khi các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đổ xô vào xây dựng TTTM, dẫn đến việc không quy hoạch được khu dân cư với áp lực dân số cụ thể. Thậm chí, có chuyên gia còn nhận định, đây được coi là cách trốn quy hoạch dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng khi các cơ sở sản xuất kinh doanh đang bị biến tướng thành nhà ở.

Theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ: “Các nhà đầu tư nhà ở thương mại sẽ phải kêu lên khi thấy việc này, vì khi họ xin triển khai dự án, bao giờ cũng phải ràng buộc nhiều điều kiện như: Xây dựng trường học, bệnh viện, công viên,... còn ông xây TTTM không bị điều này ràng buộc và như thế sẽ hưởng lợi hơn rất nhiều.

Trả lời câu hỏi của PV về trách nhiệm để xảy ra những việc làm gây thất thoát tiền của nhà nước như trên thuộc về ai? GS. TSKH Đặng Hùng Võ nhận định: Hiện nay, pháp luật vẫn còn có lỗ hổng trong việc định nghĩa cụ thể thế nào là một ki-ốt, việc này đang tạo ra các cơ cho nhà đầu tư lách. Thứ hai, để xảy ra chuyện chuyển mục đích chính thức, không chính thức hoặc dự án xen lẫn nhà ở với cơ sở sản xuất kinh doanh, trách nhiệm thuộc về chính quyền cấp tỉnh. Bởi việc xét duyệt dự án, giao đất cho nhà đầu tư thuộc thẩm quyền cấp này, cụ thể là sở Xây Dựng, sở KH&ĐT và liên quan đến TTTM còn có sở Công thương.

Tiếp theo là UBND cấp xã, phường, thị trấn. Nếu cấp này phát hiện ra sai phạm, phải ngăn chặn ngay, không ngăn chặn được, trong vòng một ngày phải báo cáo lên cấp huyện để xử lý, hoặc có thể báo cáo thẳng lên cấp tỉnh.

Trần Quyết


Cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm đạt 3.000 ha

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:45
Lai Châu đề ra mục tiêu phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2030 diện tích trồng sâm Lai Châu trên địa bàn đạt khoảng 3.000 ha.

Kỳ lân công nghệ và câu chuyện “đầu tư” vào nhân sự

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:15
Một trong những nhân tố cốt yếu cho mục tiêu phát triển bền vững là nhân tố con người và thúc đẩy chuyển đổi số. VNG là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển nhân sự. “Phát triển con người là mục tiêu quan trọng, thậm chí còn vượt trên chuyện xây dựng sản phẩm”- CEO Lê Hồng Minh khẳng định.