"Vinh danh" những người "sáng tạo" cho sự phong phú của Tiếng Việt

Thứ 6, 01/06/2018 | 18:53
3
Giữa tâm điểm dư luận về thay đổi ngôn ngữ trong một số bộ ngành, có lẽ ta nên có cái nhìn khách quan, cần vinh danh những người "sáng tạo" góp phần tạo nên sự phong phú của Tiếng Việt.

Như chúng ta đã biết, lâu nay biết bao thế hệ cha ông đã tâm huyết, dày công vun đắp, mài giũa, truyền bá để Tiếng Việt ngày càng trong sáng, tinh tế, phong phú, đa dạng. Nhưng chính do sự cẩu thả của con người, với sự lai căng của tiếng nước ngoài thời hội nhập, với sự dễ dãi, tùy tiện khi mạng xã hội lên ngôi… đã khiến Tiếng Việt bị tha hóa, biến dạng, méo mó nghiêm trọng.

Cafe8 - 'Vinh danh' những người 'sáng tạo' cho sự phong phú của Tiếng Việt

Tiếng Việt đang ngày càng mất dần đi sự trong sáng.

Điều đáng buồn là dù các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo… đã nỗ lực tối đa trong việc giữ gìn sự trong sáng, đẹp đẽ của Tiếng Việt, nhưng tất cả gần như bất lực trước các làn sóng xô bồ kể trên. Văn hóa đọc và lối ăn nói, diễn đạt từ ngữ một cách chuẩn mực đã trở nên khá xa lạ trong trong xã hội. Thay vào đó là những ngôn ngữ kì lạ, khó hiểu, thậm chí sử dụng tiếng lóng bừa bãi.

Mọi người bị cuộc sống cuốn đi với bao tất bật khác nhau, đôi khi ngôn ngữ chỉ là công cụ để giao tiếp thông thường. Và từ đó, Tiếng Việt bị chính con người lạnh nhạt, chẳng mấy ai chăm chút, giữ gìn sự trong sáng đó nữa.

Ấy vậy nhưng, trong cơn bĩ cực, giữa lúc rối ren ấy, lại xuất hiện một “phát kiến sáng tạo” về ngôn ngữ khiến chúng ta phải “cảm ơn” sâu sắc vì đã khiến nhân dân trở lại quan tâm đến Tiếng Việt nhiều hơn.

Một sự kiện không chỉ một mà tới tận hai lần bùng nổ, chẳng cần nói thì ai cũng biết đó là gì. Vâng, chính là việc bộ GTVT quyết định thay từ “thu phí” bằng từ “thu giá” tại các trạm thu BOT trên nhiều tuyến giao thông trên cả nước và bộ GD&ĐT thay “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. 

Trong việc này, chúng ta khoan bàn đến việc đúng sai, nên hay không nên mà hãy dành cho giới chuyên môn. Dù ở góc độ nào cũng cần “tuyên dương” vì nhờ có sự kiện “nóng bỏng tay” này đã làm dấy lên phong trào toàn dân yêu Tiếng Việt, bàn về tiếng mẹ đẻ, đấu tranh bảo vệ sự chuấn xác và trong sáng của Tiếng Việt.

Khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ quần chúng đến các cấp lãnh đạo, từ ngoài chợ cho đến những trang nhất nhiều tờ báo chính thống, các trang mạng xã hội... đều sục sôi, quay trở lại với Tiếng Việt một cách thật tâm như thế.

Đây là điều không phải ai cũng làm được, nhất là trong bối cảnh Tiếng Việt của chúng ta đang bị tha hóa như bây giờ.

Phải công nhận rằng, sự sáng tạo hiếm có của người phát minh ra thật đáng khâm phục, bởi "thu giá" hay "giá dịch vụ đào tạo" chưa từng xuất hiện trong bất cứ một cuốn từ điển nào, cũng chưa ai từng nghe qua. Chắc hẳn rằng, sự sáng tạo này đã góp phần nào làm"phong phú" thêm cho Tiếng Việt.

Với tất cả những thành tích vang dội đó, bằng một tình yêu Tiếng Việt cháy bỏng, chúng ta nên thiết tha đề nghị  “vinh danh” những người đã có công lao to lớn trong việc khơi dậy tình yêu Tiếng Việt của nhân dân trong thời gian qua.

Có thể thấy rằng, việc sử dụng ngôn ngữ một cách uyển chuyển, “sáng tạo” của quan chức có một mặt tích cực, nó cho thấy các nhà quản lý đã để tâm tới phản ứng của dư luận về công việc của mình nhiều hơn, từ đó chịu khó “tìm tòi”, vận dụng ngôn ngữ để khoả lấp nỗi bức xúc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn thấy mặt tiêu cực là nó bộc lộ tư duy sử dụng từ ngữ hài hước đến khó hiểu trong quản lý.

Chắc hẳn sau sự kiện này, người dân cũng phần nào công nhận những nỗ lực điều chỉnh ngôn từ của các Bộ trưởng. Song, sai lầm của quản lý, sai lầm của chính sách thì cần phải được nhìn nhận một cách thẳng thắn, để sửa sai, chứ không thể chỉ cần sửa chữa, lấp liếm bằng ngôn từ.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

 Thục Nguyên

 

“Bộ GTVT nên trả lại tên “Trạm thu phí” để không làm méo mó tiếng Việt”

Thứ 6, 25/05/2018 | 11:41
Đó là những lời chia sẻ thẳng thắn của PGS.TS Mai Xuân Huy (nguyên Phó Viện trưởng viện Ngôn ngữ học) khi được hỏi về trạm thu phí BOT biến thành trạm “thu giá BOT” thời gian gần đây.

PGS. Bùi Hiền lần cuối sửa đổi cải cách chữ tiếng Việt

Thứ 4, 14/02/2018 | 10:26
Sáng 14/2 (29 Tết), PGS. TS Bùi Hiền cho biết ông vừa hoàn chỉnh bảng chữ tiếng Việt cải cách của mình với một chút thay đổi so với bản sửa cách đây hơn một tháng.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.