"Dội gáo nước lạnh" vào Thổ Nhĩ Kỳ, Nga giờ chẳng cần "nắn gân" Ukraine?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 27/04/2021 | 10:00
0
Thổ Nhĩ Kỳ muốn can thiệp vào căng thẳng giữa Ukraine và Nga, tuy nhiên ông Putin đã tìm ra cách để vô hiệu hóa mục tiêu của người đồng cấp Erdogan.
Tiêu điểm - 'Dội gáo nước lạnh' vào Thổ Nhĩ Kỳ, Nga giờ chẳng cần 'nắn gân' Ukraine?

Thổ Nhĩ Kỳ đã thử thái độ của Nga về vấn đề Ukraine.

Nga đã rút lực lượng hùng hậu khỏi vùng sát biên giới Ukraine, động thái giúp giảm leo thang và xoa dịu nỗ lo về nguy cơ xung đột vũ trang trực diện với người hàng xóm.

Tuy nhiên, người ta sẽ còn nhớ nhiều đến sự can dự công khai của Thổ Nhĩ Kỳ vào vùng ảnh hưởng của Nga. Rõ ràng, Moscow đã nhanh tay trong việc loại Ankara khỏi cuộc chơi ngay từ đầu. Nếu không, kết cục có thể đã rất khác.

Sự tự tin của Thổ Nhĩ Kỳ

Với vị trí địa lý ở giáp ranh giữa Trung Đông, châu Âu và châu Á, sự kiện ở tất cả các khu vực này đều ảnh hưởng đến lợi ích, tính toán địa chính trị và cam kết liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên phải điều chỉnh các mục tiêu và hành động, theo Asia Times.

Cuộc khủng hoảng ở Biển Đen giữa Nga và Ukraine là một sự minh họa rõ rệt cho đặc điểm trên. Nhưng với Thổ Nhĩ Kỳ, không may khi đây không phải một cuộc tranh cãi đơn thuần giữa hai nước láng giềng. Tình cờ thay, một trong số này lại là Nga - một siêu cường mà người Thổ Nhĩ Kỳ đang có mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh đầy phức tạp.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từng ở phe đối nghịch ở Syria, Libya và bây giờ là Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ rõ sự không hài lòng với các hành động của Nga, trước đó cũng phản đối việc sáp nhập Crimea của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Nga cũng đã có những khoảnh khắc tương trợ cho nhau.

Trên thực tế, hai nước đã từng hợp tác ở Syria, chia sẻ công nghệ quân sự qua thương vụ S-400; và cuối cùng, Nga-Thổ đều có chung quan điểm rằng một trật tự do Mỹ lãnh đạo trong khu vực không phải là lợi ích tốt nhất cho họ.

Tuy nhiên, với tư cách là đối thủ và đối tác, người Nga đã xoay sở điều chỉnh chiến thuật để đạt được mục tiêu xa hơn và giỏi hơn người Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã rất giỏi trong việc tạo ra mối bất hòa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Dư vị còn sót lại từ S-400 là một trong những lý do khiến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Joe Biden có một khởi đầu tồi tệ. Rõ ràng đó là điều mà ông Putin không thể không hài lòng.

Xu hướng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở nên mạo hiểm hơn khi được dẫn dắt bởi một lãnh đạo cá tính như Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Ngay từ khi mới nhậm chức, ông Erdogan đã bắt tay vào thực hiện sứ mệnh đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc mới. Trong suy nghĩ của mình, ông sẽ là nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.

Những thành công ở Libya và ở Nagorno-Karabakh, nơi máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc lật ngược tình thế có lợi cho các đồng minh đã mang lại cho Tổng thống Erdogan sự tự tin và lý do để phô diễn.

Với vị thế lớn, Ankara thực sự có vai trò thực sự trong việc kiến tạo hòa bình ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, có những giới hạn đối với quyền tự do hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trong căng thẳng giữa Ukraine và Nga – đặc biệt khi ông Putin đã tìm ra cách để vô hiệu hóa Thổ Nhĩ Kỳ.

Dấn bước

Tiêu điểm - 'Dội gáo nước lạnh' vào Thổ Nhĩ Kỳ, Nga giờ chẳng cần 'nắn gân' Ukraine? (Hình 2).

Quân đội Nga đã rút khỏi khu vực sát biên giới Ukraine.

Ban đầu, Tổng thống Erdogan muốn bước vào căng thẳng giữa Ukraine và Nga vì coi đây là một ván bài có tỷ lệ cược cao. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ lặng lẽ chào bán máy bay không người lái cho Ukraine. Tuy nhiên, ván bài đó nhanh chóng trật khỏi quỹ đạo của Ankara khi Tổng thống Putin tung ra đòn trừng phạt bằng cách cấm các chuyến bay từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà lãnh đạo Nga đã chơi lại ván bài vào năm 2015, khi người Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ở Syria. Sau khi tự hào coi vụ bắn hạ là một biểu trưng cho sức mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải lùi bước và xin lỗi Moscow khi không chịu được áp lực trừng phạt.

Với diễn biến mới nhất, Tổng thống Erdogan đã không được coi là một nhà trung gian hòa giải thực sự. Ngược lại, Tổng thống Nga lại đang cho thấy ông làm tốt vai trò của mình hết lần này đến lần khác.

Việc bán S-400 là một bước đi sáng giá, vì Nga đã nhanh chóng tận dụng tính toán sai lầm của chính quyền Erdogan. Khi làm vậy, ông Putin đã tạo ra một cuộc cãi vã sâu sắc giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà rõ ràng bất lợi sẽ chỉ thiên về Ankara nhiều hơn.

Tổng thống Putin thậm chí còn có nhiều quân bài khác trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ dấn bước. Ông có thể nhẹ nhàng gây áp lực với Thổ Nhĩ Kỳ trong một số lĩnh vực: từ mặt trận Armenia-Azerbaijan, đến việc lặng lẽ phản đối kênh đào Istanbul, hay đảo ngược chính sách đối với người Kurd ở Syria. Không điều nào trong số này mang tính chất quyết định nghiêm trọng nhưng đủ cũng đủ gây lo lắng cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Và vì vậy, bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo giữa Ukraine và Nga, dấu ấn của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mờ nhạt. Mặc dù Tổng thống Erdogan rất muốn ghi dấu ấn của Thổ Nhĩ Kỳ trên khu vực Biển Đen, nhưng ông lại có nguy cơ bị loại khỏi đấu trường và trở thành khán giả.

Ukraine là "điều sống còn" của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đến gần là "gấu sẽ vồ"?

Thứ 7, 24/04/2021 | 10:00
Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra mình không thể là bá chủ khi Nga vẫn còn đó. Càng đến gần, càng có nguy cơ bị "gấu Nga vồ lấy".
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.