Vượt lên cơ cực, 'dị nhân' khiếm thị nuôi cả gia đình

Vượt lên cơ cực, 'dị nhân' khiếm thị nuôi cả gia đình

Thứ 5, 02/05/2013 | 16:00
0
Mặc dù đã mù cả hai mắt nhưng ông Lê Văn Cảnh, SN1970, trú tại xóm Phúc Chu, trị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, Thái Nguyên vẫn có thể tự mình xuống suối tìm sỏi về đóng gạch. Nhờ công việc đóng gạch mà ông có điều kiện chăm lo cho cuộc sống cho vợ con và xây được căn nhà khang trang trị giá gần 200 triệu đồng.

Những ngày cơ cực

Chúng tôi đến thôn Phúc Chu vào buổi trưa chiều nắng cháy. Bóng người đã ngả sập trên những con đường làng quanh co và khúc khuỷu. Trong căn chòi sập sệ lợp mái ngói bờ - lu, ông Chu Văn Cảnh nằm co ro trên tấm phản. Bị cái nắng oi hầm hập phả vào người, bộ quần áo cũ kỹ ướt sũng. Dường như ông đã mệt lả sau một buổi làm việc quần quật với cái nóng đầu mùa. Phải có người nhà đến gọi thì ông mới tỉnh cơn mê man, mệt mỏi.

Mấy chục năm trước, ông Cảnh là một tay đào vàng khét tiếng. Hồi đó cuộc sống của người dân còn khốn khổ. Thấy nhiều người cho rằng, việc đào đãi vàng sẽ đem biến cuộc sống đổi khác, khi tìm được vàng sẽ có được cuộc sống giàu sang. Chính vì vậy họ đã rồng rắn kéo nhau đến các bãi vàng ở Thái Nguyên, Bắc Cạn... mong tìm cuộc sống mới. Ông Cảnh cùng với đám thanh niên làng đi đào đãi các bãi vàng ở huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

Tuy nhiên, khi ông chưa kịp đổi đời thì đã phải trả giá bằng đôi mắt. "Năm 1992, khi tôi đang đãi vàng ở trong hầm thì bị một tiếng nổ kinh hoàng. Đất đá đổ ào ào làm rung chuyển cả căn hầm được đục khoét nham nhở. Trong vụ nổ đó, có nhiều người đã bị vùi dưới lòng đất. Tôi đã may mắn thoát chết trong gang tấc. Nhưng đôi mắt của tôi mãi mãi không nhìn thấy nữa. Năm đó tôi vừa tròn 22 tuổi".

Miền bắc - Vượt lên cơ cực, 'dị nhân' khiếm thị nuôi cả gia đình

Ông Lê Văn Cảnh bị mù hai mắt nhưng vẫn nuôi được cả gia đình bằng sức lao động cực nhọc của mình.

Trở về khi đã không còn đôi mắt là những chuỗi ngày cùng cực tưởng như không thể vượt qua. Khi nhớ lại quãng đời gian khổ đó, vầng trán suy tư của ông đã xô những nếp nhăn trùng lại, đôi mắt cay cay: "Ở quê nên việc lập gia đình sớm là hết sức bình thường. Trước khi bị mù mắt, tôi đã lập gia đình, con thì còn nhỏ. Số tiền trợ cấp 180 ngàn hàng tháng không thể đủ tiền đong gạo. Thời buổi khó khăn, người mắt sáng còn không thể chăm lo cuộc sống gia đình chứ chưa nói đến trường hợp người mù. Lúc đó tôi cũng chẳng biết làm thế nào để kiếm ra tiền.

Có nhiều khi buồn chán, tôi lại tìm đến rượu để mong quên hết thực tại. Càng say tôi lại càng hận bản thân mình vô dụng. Vợ tôi thì làm quần quật mà vẫn phải chăm con và chăm luôn cho cả người chồng mù. Càng ngày cuộc sống càng bí cực hơn. Nhiều bữa, trong nhà không còn gạo để nấu cơm, vợ thì cứ kêu đau ốm, bệnh tật mà không có thuốc uống, con nhỏ thì suốt ngày khóc lóc đòi ăn vì đói. Trước thực trạng đó, tôi cũng không thể cầm lòng được, phần vì thương vợ, thương con, phần lại tự trách bản thân mình đã không nuôi được gia đình, mà còn biến mình thành gánh nặng cho họ. Tôi đã thề rằng, dù có mù nhưng vẫn phải nuôi được gia đình. Tôi phải là trụ cột nên phải trở thành chỗ dựa cho vợ cho con".

Chúng tôi nhận thấy ý chí mạnh mẽ trong từng giọng điệu, hơi thở qua những lời ông kể về những tháng ngày vật lộn với số phận để mưu sinh. Sau thời kỳ khoán 10, ruộng đất ông khai hoang đã được chia lại cho mọi người, gia đình ông không có đủ đất để canh tác. Bản thân ông cũng chẳng phải thạo nghề ngỗng gì. Vậy là ông quyết định đi làm thuê.

Nhưng người mù thì chẳng có ai chịu nhận. Cũng may mắn cho ông, hồi đó có người làm nghề đóng gạch nên ông đã xin được gánh đá, sỏi. Mới đầu ông chủ còn không muốn nhận nhưng khi ông Cảnh xin được hưởng theo sản phẩm thì họ mới chấp nhận. Người mù làm gì cũng khó, đoạn đường gánh cát từ dưới suối lên đến lò đóng gạch cũng khá xa, khi tôi gánh đến nơi thì cũng bị vơi đi phần nào. Thấy hoàn cảnh tôi như vậy nên ông chủ cũng không bắt đền. Gánh mãi rồi cũng thành quen, ông đã thuộc từng bước chân, từng viên đá sỏi chắn ngang đường. Càng ngày ông càng làm việc hiệu quả. Không những gánh được bằng những người mắt sáng mà ông còn gánh được nhiều hơn họ. Những đồng tiền do ông làm ra cũng đủ để nuôi sống gia đình. Không những vậy mà ông còn có tích cóp để có vốn làm ăn sau này.

Miền bắc - Vượt lên cơ cực, 'dị nhân' khiếm thị nuôi cả gia đình (Hình 2).

Ông Cảnh đang chuẩn bị đá để đóng gạch.

Chiến thắng số phận

Nhờ sự tích lũy vốn để xây dựng ông Cảnh đã tự mở cơ sở đóng gạch để bán. Lượng gạch ông làm ra có thể đủ để cung cấp cho cả thị trấn Chợ Chu. Không những người dân địa phương mà nhiều người dân ở các xã, huyện khác trong tỉnh cũng tìm mua gạch của ông Cảnh. Theo người dân địa phương cho hay, những viên gạch do ông Cảnh đóng rất tỷ mỉ, kỳ công, viên nào cũng rất chắc chắn. Nhiều người đến mua gạch đã hết sức ngạc nhiên khi biết những viên gạch đẹp đẽ đó lại do chính một người mù tự tay làm ra.

Khi câu chuyện của chúng tôi còn chưa kết thúc, ông Cảnh đã xin phép ra sân làm việc tiếp. "Trong nhà hơi nóng. Tôi chỉ vào chợp mắt chút rồi lại phải làm. Tôi vừa làm vừa nói chuyện cũng được. Làm việc đã thành thói quen với tôi rồi. Nghỉ lâu thấy hơi khó chịu". Nói đoạn, ông Cảnh cầm xẻng ra sân phân loại đá, chuẩn bị xi măng để đóng mẻ gạch buổi chiều. Mặc dù có điều kiện để thuê người làm nhưng ông Cảnh vẫn chỉ làm một mình. Ông cho rằng, thuê công nhân đắt đỏ, trong thời buổi kinh tế khó khăn như bây giờ nên rất ít người xây nhà. Người có điều kiện thì họ lại dùng gạch chỉ đã qua nung nấu chứ ít ai xây nhà bằng gạch ba - banh được làm bằng xi măng và cát sỏi này.

Công việc chính của ông chỉ diễn ra ở hai địa điểm. Một là bờ suối, hai là lò đóng gạch. Ngày ngày ông dậy từ tờ mờ sáng để xuống bờ suối chọn lấy bãi đá sỏi đẹp rồi gánh lên xưởng. Khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ông tự mình đóng từng viên gạch. "Việc đóng gạch ba - banh cũng khá vất vả, nhất là với người mù. Tôi phải dùng bát để đong và căn ke sao cho đủ lượng cát sỏi, xi măng và nước.

Do chưa quen nên lúc đầu vẫn bị hỏng, có khi làm những viên gạch vừa nặn xong vẫn chưa kịp khô đã bị tôi giẫm lên hỏng hết vì không nhớ vị trí đặt. Rút kinh nghiệm từ những vấp váp của mình, tôi vừa làm vừa điều chỉnh, dần dần cũng thành quen. Tôi có thể đoán được con đường từ bãi gạch tôi đến nơi lấy đá, sỏi dưới bờ suối vào khoảng bao nhiêu bước chân. Nhưng số viên gạch mà tôi làm đã không thể nhớ nổi số viên. Nếu nhà nào được xây dựng mà lấy gạch tôi vẫn hay đùa rằng, mỗi viên gạch nhà anh đều do bàn tay tôi nặn thành", ông Cảnh chia sẻ.

Ông Cảnh cho hay, nhờ công việc đóng gạch này mà ông đã chăm lo được gia đình, ông có thể nuôi sống cả nhà, nuôi dạy con cái trưởng thành. Không những vậy, sau nhiều năm tích cóp, ông đã xây được một ngôi nhà khang trang, ước tính cũng phải gần 200 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Cảnh vẫn khiêm tốn về tất cả những gì mình đã làm được: "Sự sinh tồn bắt buộc mình phải làm thôi chú ạ".

Chúng tôi cảm thấy, những việc ông làm không chỉ để sinh tồn mà là trách nhiệm của một người chồng, người bố và một người đàn ông trụ cột trong gia đình. Hơn nữa, đây còn là một tấm gương về ý chí và nghị lực cho mọi người soi vào đó.

Tấm gương sáng về ý chí và nghị lực

Bà Vũ Thị Lan, Hội phó Hội người mù huyện Định Hóa, Thái Nguyên cho hay, ông Lê Văn Cảnh là thành viên của Hội người mù huyện Định Hóa. Đây là trường hợp rất đặc biệt, mặc dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn lao động như những người bình thường. Đối với người mù, để sống được mà không trở thành gánh nặng cho mọi người là điều rất khó khăn, vậy mà ông Cảnh còn nuôi được cả gia đình, giúp ích cho xã hội. Đây là một tấm gương sáng để những người kém may mắn có thêm nghị lực vượt qua số phận.

Hoàng Thế Tào

Cô gái tật nguyền 10 năm 'lăn lộn' trên thương trường

Thứ 3, 23/04/2013 | 11:18
Phải ngồi xe lăn nhưng hàng ngày Hậu vẫn vừa quản lý cửa hàng sim thẻ, vừa tham gia tích cực các hoạt động của Trung tâm sống độc lập Hà Nội và miệt mài đèn sách cho những ngày lên giảng đường.

Cám cảnh sự sống của hai đứa trẻ mồ côi và tật nguyền

Thứ 4, 24/04/2013 | 14:40
Hai đứa trẻ thiểu năng trí tuệ cứ cười ngặt nghẽo suốt ngày. Chúng cũng không biết mẹ đã bỏ đi, bố đã mất. Chúng sống nhờ bà nội đã ngoài 80 tuổi. Nếu một ngày bà cụ mất đi, không biết chúng có thể sống tiếp?

Người đàn bà tật nguyền của 'làng Hollywood Việt Nam'

Thứ 7, 06/04/2013 | 09:38
Nhắc đến bà Hoàng Thị Yên (xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội) rất nhiều người biết đến bà. Người đàn bà tật nguyền mang trên mình một cái bướu lớn trên lưng này còn là người giữ hương khói cho từ đường cổ 8 mái, bên trong dát vàng của đất Tây Mỗ. Bà cũng là một gương mặt thân quen đối với nhiều nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam.

Đám cưới chàng tý hon tật nguyền và cô dâu xinh xắn

Thứ 4, 20/02/2013 | 15:48
Đã 37 năm nay, anh luôn phải mang trong mình nỗi đau về thể xác khi bị nhiễm chất độc màu da cam. Thân người anh chỉ cao vẻn vẹn 90cm, với cân nặng khoảng 12kg và đôi chân co quắp không đi lại được. Những tưởng, cuộc đời anh sẽ là những tháng ngày bất hạnh, đau buồn. Thế nhưng, thật bất ngờ, hạnh phúc đã mỉm cười với người đàn ông tật nguyền này, khi chỉ qua một cuộc điện thoại nhầm của một cô gái trẻ kém anh đến hơn một giáp.
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.