Cái giá cho kẻ nghịch thần phản quốc đầu triều Lê

Cái giá cho kẻ nghịch thần phản quốc đầu triều Lê

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:18
0
Lê Thái Tổ là vị vua đầu tiên của vương triều Hậu Lê. Người anh hùng có công giành lại độc lập cho đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc triều Minh này đã để lại cho hậu thế những câu chuyện vui buồn, nhân tình thế thái và hành xử khiến người đời phải suy nghĩ.

Ngẫm ra, ở cái thế của một vị quân vương, nhiều khi cũng lâm vào thế bí, buộc phải lựa chọn. Thậm chí có những lựa chọn mà trong đáy lòng không khỏi hao tâm tổn khí như việc loại trừ các công thần dựng nước, tạo nên thảm cảnh cho các gia tộc. Người đời sau có thấu cũng thấm thía và thông cảm được đôi phần nỗi khổ của một người đứng đầu thiên hạ, khi phải lựa chọn và bảo vệ quyền lợi của gia tộc và củng cố cho vương triều. Nhiều sử gia đời sau cũng phải thốt lên: "Than ôi, làm vua chắc gì đã được như ý mình mong muốn". Nhiều khi phải gạt bỏ cái tình riêng để giữ được cái ngai cao nhất cho con cháu, dòng tộc, ắt hẳn đúng với vị vua này.

Tuy nhiên, điều mà lịch sử phải khẳng định và tôn vinh ông là một vị vua sáng, không những là một anh hùng trên chiến trường chống quân Minh, ông còn là một vị minh quân trong thời bình bởi những chính sách khoan dân và đối đãi ân đức, vị tha với nhiều kẻ phạm tội, vừa có tính răn đe, nghiêm trị mà lại thể hiện được sự nhân đạo của Nhà nước. Điển hình như vụ kẻ phản nghịch Trần Phong nhiều lần cấu kết với bên ngoài, đe dọa tới an ninh quốc gia cũng thể hiện được sự cương, nhu trong chính sách đối nội, đối ngoại của ông vua này.

Theo sách Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn có viết: Trần Phong người xã Ma Lộng, huyện Chí Linh, phủ Tân An. Cuối thời nhuận Hồ, Trương Phụ (nhà Minh) sang xâm lược, Phong đem toàn bộ thuộc hạ hàng giặc, được phong chức chỉ huy đồng tri thuộc Giao Châu Hữu Vệ. Y dốc sức phục vụ người Minh chiêu phủ quân dân ta rồi dò la tin tức. Hễ có người Việt nào yêu nước khởi binh chống lại nhà Minh thì y liền đánh bắt. Năm Vĩnh Lạc thứ 10 (1412), y được thăng chức Đô chỉ huy thiêm sự Giao Chỉ, khét tiếng tàn bạo với những người yêu nước.

Giữa lúc ấy, khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra mùa xuân năm Mậu Tuất (1418) do Lê Lợi (Lê Thái Tổ về sau) đứng đầu ngày một lớn mạnh và giành được những thắng lợi vang dội khiến quân Minh khiếp sợ. Trần Phong trở thành tay sai đắc lực của nhà Minh trong cuộc chống quân khởi nghĩa.

Đến năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị, đóng đinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Do kỉ luật quân đội nghiêm minh, nghĩa quân được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Khi nghĩa quân vây thành Đông Quan, quân Minh bị nguy khốn, đưa thư xin hòa, muốn được bảo toàn quân số trở về nước. Lê Lợi bằng lòng cho, đã có lời đoan ước đầy đủ nhưng bọn Trần Phong và Nhữ Hốt xúi bẩy Vương Thông rằng: "Trước nay quân của Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, đem toàn quân quy hàng". Hưng Đạo Vương bằng lòng cho nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Ra tới ngoài biển, đang đêm, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục đáy thuyền, làm cho những người đã quy hang đều bị chết đuối, không một ai sống sót chở về được. Bọn Thông tin lời ấy, lại sinh lòng khác, đóng chặt cửa thành không ra. Đến khi Vương Thông cùng kế, buộc phải cầu hòa, dẫn quân về nước, bọn Trần Phong mới chịu ra hàng.

Luật sư - Cái giá cho kẻ nghịch thần phản quốc đầu triều Lê

Lê Thái Tổ là vị minh quân có tầm nhìn xa trong việc ứng xử cương nhu trước các vấn đề đối nội, đối ngoại của nước nhà.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm 1428, lấy tên Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).

Về phần bọn Trần Phong, để thể hiện được sự khoan hòa của vương triều mới, nhà vua đã tha cho y tội chết, cho lui về quê hương bản quán sinh sống. Tuy nhiên, bản tính hung ác của y vẫn không chịu yên, Trần Phong lại tìm mọi cách để liên kết với các bè đảng chống phá lại Nhà nước. Một mặt, y cho chuẩn bị và xây dựng lực lượng bên trong, mặt khác cho người đi tắt đưa thư cho tướng nhà Minh ở biên giới yêu cầu quân Minh gây sự. Theo kế hoạch, Phong sẽ bí mật làm nội ứng từ bên trong cho nhà Minh chống nhà Lê. Không ngờ, bức thư ấy bị viên thượng tướng quân ở trấn Thái Nguyên là Hoàng Nguyên ý bắt được, trình lên vua. Vua Lê Thái Tổ không muốn kinh động lòng dân mới quy phụ, bèn giết kẻ đưa thư ấy mà giấu kín chuyện này đi. Tuy nhiên ngựa quen đường cũ, đến tháng 8 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), lại có người trong đảng của Phong đến cáo giác y vẫn hoat động chống phá. Lúc ấy, nhà vua mới bắt Phong đem đi giết và ban cho chiếu bảo trong ngoài rằng chỉ giết kẻ cầm đầu, những người còn lại thì không hỏi đến. Con cháu của Trần Phong được vua tha bổng, vẫn sinh sống ở xã Ma Lộng. Vua cũng không ngăn cấm việc gia đình được thờ cúng Phong, khiến người dân lại càng nể phục.

Sau vụ án Trần Phong, phép nước trở nên nghiêm trị, những kẻ có tâm lý phản nghịch phải dè chừng và thoái lui. Đất nước bước vào thời kỳ hòa bình thịnh trị.

Luật nay: Tội phản quốc, luật xưa, luật nay đều nghiêm trị

Nhìn lại vụ án Trần Phong, thấy được phần nào bối cảnh nước nhà của những năm đầu vương triều Hậu Lê. Độc lập tự chủ đã giành được nhưng những đảng phái chống đối vẫn còn. Dân tình còn suy kiệt do hậu quả cuộc đô hộ, bóc lột của nhà Minh trước đó cho nên việc an dân phải lấy làm đầu. Lê Thái Tổ đã thể hiện được tầm nhìn của một vị đế vương trong việc xử lý các vấn đề đối nội, đối ngoại. Ông ưu tiên việc dưỡng dân, dưỡng quân, đồng thời sát sao trong việc theo sát những phần tử chống đối và nghiêm trị kịp thời.

Những kẻ như Trần Phong, vốn có lý lịch đen trong sử, là kẻ phản bội lại lợi ích dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang, khiến đồng bào và những người yêu nước rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi hẳn không thể nào dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, đức độ của một vị vua và lòng nhân đạo của dân tộc, Lê Thái Tổ đã tha chết cho Phong. Tiếc thay, con người này vẫn vì tham vọng quyền tước và danh vọng mà bán rẻ cơ hội sống cuối cùng của mình. Phong vẫn âm mưu cấu kết với bên ngoài để lật đổ lại chính quyền và Nhà nước. Y vẫn viện cầu ngoại bang, rục rịch chuẩn bị từ bên trong. Sự ngoan cố và tàn bạo của tên này dường như đã không còn cách nào cứu chữa. Vua Lê đã hai lần tha chết cho y, lần thứ nhất sau cuộc khởi nghĩa thành công, lần thứ hai khi bắt được lá thư của Phong gửi cho tướng nhà Minh ở biên giới. Đáng lẽ ra, sau hai lần như vậy, Phong phải biết đường mà hối cải chứ không nên chờ đến khi có kẻ đồng đảng tố giác. Luật pháp không thể mãi nhân đạo với những kẻ ngoan cố, không chịu hối cải, cho nên cái chết của y cũng là một lẽ tất yếu.

Theo luật xưa là vậy, nếu áp dụng vụ án này theo luật pháp hiện hành, Trần Phong cũng không tránh khỏi việc đối đầu với bản án nghiêm khắc dành cho y. Xét theo Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì tội của Trần Phong khép vào điểm 1, Điều 78, quy định về tội phản bội Tổ quốc.

Điểm 1, Điều 78 Bộ luật Hình sự: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng phòng chống, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, với những hành động chống lại quyền lợi của quốc gia, dân tộc, Trần Phong cũng sẽ phải chịu mức án cao nhất dành cho y có thể lên tới tử hình.

Mọi quốc gia, dân tộc đều nghiêm trị trước những phần tử chống đối lại chính quốc gia, dân tộc mình. Phản quốc là tội nặng nhất, bất kể luật pháp xưa hay nay thì điều này cũng là điều hiển nhiên. Tiếc thay cho những kẻ không biết quay đầu là bờ như Trần Phong, vẫn cứ đam mê mù quáng theo gót chân ngoại bang. Giết những người yêu nước, tạo lực lượng phản loạn, tội chồng tội, cái chết của Trần Phong cũng không thể nào rửa hết được những tội lỗi mà y đã gây ra với đồng bào, dân tộc mình. Vết nhơ mãi còn đó, sự ô nhục không phai. Âu cũng là bài học đích đáng cho những kẻ như y nhìn vào mà biết đường hối cải.

Hón  Thỵ

Nàng phi tần của vua Lê và câu chuyện 'Đại lão mộc tinh'

Thứ 2, 15/04/2013 | 14:54
Vốn là người tài sắc bà đã trở thành cánh tay phải cho nhà vua mỗi lần Ngài nhiếp chính hay tiếp sứ giả của các nước láng giềng mỗi khi giao bang. Những kế sách, cương nhu của nàng đã nhiều lần khiến các quan triều Lê hết lòng nể phục.

Lê Thánh Tông xử án quan hệ đồng tính nữ sinh con

Thứ 7, 27/04/2013 | 20:45
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hầu như rất ít tư liệu nhắc đến chuyện phòng the, chứ đừng nói gì đến chuyện đồng tính luyến ái. Không mấy ai biết rằng hơn 500 năm trước ở một góc độ nào đó, đây cũng một vấn đề được xã hội lưu tâm đến.