Anh nông dân đếm tiền mỏi tay nhờ trồng loại

Anh nông dân đếm tiền mỏi tay nhờ trồng loại "cây tiền tỷ" quen thuộc

Thứ 6, 15/03/2024 | 07:30
10
Chỉ trồng loại cây quen thuộc, sau hơn 15 năm anh San ở Lào Cai sở hữu tài sản trị giá hàng tỷ đồng. Điển hình, cây to nhất trong vườn cũng có giá 250 triệu đồng.

Xuất thân là một nông dân, anh Đặng Văn San ở Lào Cai không ngừng chăm chỉ làm giàu tại địa phương. Nhờ quyết đoán và ham học hỏi mà hiện nay gia đình anh có rừng sưa đỏ hơn 600 cây. Đặc biệt với hơn 600 cây gỗ sưa, anh nông dân này đang sở hữu tài sản trị giá hàng tỷ đồng.

Chăm chỉ chăm sóc vườn cây "tiền tỷ" của mình, anh San tiết lộ với báo Lào Cai: Mình trồng cây sưa đỏ vừa để phủ xanh đất trống, giữ nguồn nước cho sản xuất, vừa phát triển kinh tế. Với loại cây gỗ quý này càng để lâu càng tăng giá trị nên gia đình chưa bán.

Đời sống - Anh nông dân đếm tiền mỏi tay nhờ trồng loại 'cây tiền tỷ' quen thuộc

Rừng cây của gia đình anh San chủ yếu là các cây sưa đỏ đã trồng từ 6 đến 15 năm. Cây sưa đỏ to thường có giá đắt.

Vốn là một nông dân cần cù chịu khó làm nông nhưng tình cờ một "ngày đẹp trời" vào năm 2007 khi xem ti vi thấy giới thiệu về gương anh Lăng Văn Bắc ở huyện Tam Ðảo, Vĩnh Phúc vượt khó làm giàu nhờ trồng cây sưa đỏ. Ông San đã về tận nhà ông Bắc học kỹ thuật trồng cây sưa. Quyết là làm, anh San mua hơn 200 cây sưa giống đưa về trồng xen với cây mỡ trong đồi rừng của gia đình.

Nhận thấy loại cây "tiền tỷ" này phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương, anh quyết định trồng sưa đỏ thay thế toàn bộ diện tích đất rừng trồng mỡ. Không những vậy với mong muốn làm giàu cho gia đình và bà con học tập theo, anh San mở đại lý bán giống cây sưa đỏ tại địa phương để giúp đỡ nhiều người chung chí hướng.

Nhờ tính siêng năng và ham học hỏi cùng với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", anh nông dân này dùng toàn bộ tiền lãi từ bán cây giống tái đầu tư mở rộng diện tích cây gỗ sưa.

Sau nhiền năm khởi nghiệp, đến năm 2012, anh đã trồng được rừng gỗ sưa đỏ hơn 600 cây. Hiện nay, số lượng sưa đỏ trong vườn đã trồng từ 6 đến 15 năm. Cây to ước đạt khoảng 100 kg lõi đã được thương lái hỏi mua. 

"Cây sưa có giá trị nhất, ước tính được khoảng 100 kg lõi, được thương lái trả với giá 250 triệu đồng. Những cây còn lại dao động từ 80 đến 170 triệu đồng, nhưng tôi muốn chăm sóc thêm 10 năm nữa, khi đó rừng sưa đỏ này rất có giá trị kinh tế", ông San chia sẻ với Dân Việt.

Đáng chú ý, cây gỗ sưa đỏ từ lúc trồng đến khi khai thác phải mất thời gian từ 10 năm trở lên, lúc đó, lõi gỗ sưa đỏ có giá dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng/kg. Trong vườn cây gỗ sưa đỏ nhà anh San cây to nhất trong vườn của ông San có đường kính 25cm, cây bé nhất đường kính khoảng 10cm.

Chia sẻ với bà con về kỹ thuật trồng cây sưa đỏ, anh nông dân này cho rằng loại cây này không khó, chỉ cần đào hố trồng cây được ươm trong bầu đất, làm cỏ theo đợt. Khi cây khép tán thì tỉa cành để cây tập trung phát triển thân chính và lõi.

Nếu muốn cây sưa đỏ phát triển tốt thì nên trồng trên đất bằng, nơi có độ cao 500 m so với mực nước biển. Còn khi trồng trên đất dốc, sưa đỏ phát triển chậm hơn đất bằng nhưng ngược lại, lõi phát triển nhiều hơn. Trồng cây đơn giản là vậy nhưng cách chăm sóc cây sưa khá kỳ công. Điển hình mối nguy hại nhất với sưa là sâu đục thân, phải thường xuyên thăm rừng để phát hiện kịp thời và phun thuốc vào từng lỗ cây để diệt sâu tận gốc.

Có thể nhiều người không biết, thời gian sinh trưởng của cây gỗ sưa lâu hơn các loại cây gỗ khác, tối thiểu từ lúc trồng đến khi khai thác khoảng trên chục năm. Do đó, khi muốn trồng loại này bà con cần phải kiên trì, có những tính toán hợp lý để duy trì đà sinh trưởng và phát triển.

Tận dụng diện tích nhà còn trống nhằm mục đích “lấy ngắn nuôi dài”. Cụ thể, dưới tán rừng sưa, anh San đã tận dụng để nuôi gà thả đồi, làm chuồng nuôi lợn rừng lai, nuôi lợn đen bản địa để phát triển kinh tế gia đình.

Từ ngày trồng sưa, không bao giờ anh San nghĩ mình lại có một gia tài lớn như hôm nay. Đến tận bây giờ, khi nhắc lại chuyện trồng cây sưa đỏ, anh vẫn khẳng định đây như một ván bài đầy may rủi.

Thời gian qua, nhiều người hỏi sao thương lái đến hỏi mua mà không bán, anh San bảo, gỗ sưa đỏ đắt chủ yếu là phần lõi, vì thế, cây càng lâu năm thì giá trị càng lớn.

Vợ chồng anh San không chỉ làm giàu cho mình mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, giúp nhiều hộ trong thôn về vốn và cây trồng. Ai cần hỗ trợ kỹ thuật trồng, giống cây sưa đỏ, anh đều sẵn sàng cung cấp.

Lâu nay, sưa đỏ được người dân ví như báu vật, “khối vàng lộ thiên” bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá trị cao. Thông tin trên Dân Trí, hiện nay ở Việt Nam, những cây gỗ sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Đặc biệt, gỗ sưa đỏ được xếp vào nhóm IA trong danh sách các loài gỗ quý hiếm tại Việt Nam. Từ xưa, giá trị của gỗ sưa luôn được đề cao bởi độ chắc bền theo thời gian, loại gỗ này dù có ngâm trong nước hoặc trong bùn nhiều năm vẫn giữ được mùi hương và không bị mục nát hoặc co nứt.

Nhiều người tin rằng dùng gỗ sưa dùng sản xuất đồ nội thất, đồ mỹ nghệ có thẩm mĩ cao và mang ý nghĩa phong thủy, giúp gia chủ thịnh vượng, bình an, xua đuổi tà khí. Gỗ sưa còn là vị thuốc đông y chữa bệnh xương khớp…

Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ, không phải ai cũng biết 

Cây sưa đỏ (Dalbergia tonkinensis Prain) còn được gọi là Trắc thối. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác trong các rừng thứ sinh thuộc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình...

- Cách chọn cây sưa mang đi trồng

+ Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi.

+ Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất.

+ Cây thân thẳng, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, túi bầu còn nguyên vẹn…

- Chọn đất trồng sưa

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Dương, cây Sưa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi có độ dốc trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất đồi đá sỏi nhưng phải có đủ độ ẩm, không trũng nước, không khô hạn (tức là đất phải có độ ẩm nhưng không được ngập úng).

- Thời vụ trồng cấy sưa đỏ

+ Từ tháng 6 – tháng 9 (vào mùa mưa để tận dụng nguồn nước tưới).

- Làm đất trước khi trồng sưa

+ Bà con nông dân cần phải tiến hành cày 2 lần bằng cày chảo 3 để san ủi thực bì, cày dọn đất. Sau đó, sử dụng cày chảo 7 để cày cho đất tơi, thoáng, xốp.

+ Trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Hố cần phải được đào và trộn đều phân bón lót trước 15 ngày. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm (Ngang: 50 cm, Dài: 50 cm và độ sâu: 50 cm) là phù hợp.

- Cách bón phân cho cây phát triển tốt

+ Lưu ý mỗi hố 1-3kg phân chuồng hoai mục và 100-200 gram NPK, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

- Mật độ và khoảng cách trồng giúp cây phát triển tốt

+ Trồng tập trung (trồng thành rừng): Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, trung bình 1 ha có thể trồng được 1.100 cây. Nếu trồng cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, thì 1 ha có thể trồng 1.660 cây.

+ Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh: Nên để cây cách cây 1.5 – 2 mét.

- Cách tưới nước

+ Khi trồng tưới ẩm đều trong 30 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Tưới nước đều ẩm trong 1 – 2 tháng đầu.

+ Sau đó, giảm lượng tưới nước, nhưng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt, thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải kịp thời bổ sung tránh để cây bị hư hại, giảm sức sống.

- Cách chăm sóc cây trưởng thành

+ Sau trồng 2 - 3 năm tỉa bỏ cành cong, xấu, cành võng. Sau trồng 5 - 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.

+ Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. 

- Cách phòng trừ sâu, bệnh hại

+ Vệ sinh sạch cỏ vườn cây sưa, khi dọn cỏ vườn nên gom thành đống để khô sau đó đốt đi để tiêu diệt bọ cánh cứng trưởng thành, bọ non và trứng.

Trúc Chi (t/h)

Anh nông dân đút túi 500 triệu nhờ nuôi con đặc sản "hiền như cục đất"

Thứ 4, 13/03/2024 | 07:30
Với cách nuôi con đặc sản theo cách "độc lạ" trong bể xi măng. Anh nông dân ở Bắc Giang nhẹ nhàng kiếm 500 triệu đồng cho gia đình.

Anh nông dân thu lãi nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi con đặc sản “bốc mùi”

Thứ 3, 12/03/2024 | 07:30
Nuôi con vật này, chỉ bán 100 con giống, anh Nhân đã thu về lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Anh nông dân thu lãi 7 tỷ/năm nhờ nuôi con đặc sản "thích ở dưới nước"

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:30
Bén duyên với nuôi con "đặc sản", anh Bảy Bon - một nông dân ở Cần Thơ nhẹ nhàng thu lợi nhuận trên 7 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động.

Anh nông dân lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con đặc sản "thích phơi nắng"

Thứ 4, 06/03/2024 | 07:30
Sau khi trừ hết chi phí, trung bình mỗi năm gia đình anh Mai Quốc Huy lãi khoảng 1 tỷ đồng từ mô hình nuôi loài đặc sản này.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: Hơn 1,5 tỷ đồng cho hoạt động tháng công nhân năm 2024

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:00
Bình Phước đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động.

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:00
Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu chính thức mở cửa phục vụ du khách.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 10 tỷ đồng/năm nhờ nuôi loài “chim tiền tỷ”

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:30
Nuôi thứ “chim tiền tỷ”, anh Nguyễn Văn Tú (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.