Băn khoăn việc để Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư xây nhà ở xã hội

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 26/10/2023 | 16:11
0
Nhiều ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê.

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 26/10, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (khoản 4 Điều 80), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung này còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án.

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến của Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo hướng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê.

Việc này vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Phương án 2: Chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong luật.

Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong luật.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án 1.

Đối thoại - Băn khoăn việc để Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư xây nhà ở xã hội

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, đoàn Yên Bái (Ảnh: Quochoi.vn).

Tham gia góp ý Dự thảo Luật về quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái) bày tỏ thống nhất với quy định tại phương án 1 trong dự thảo Luật.

Đại biểu Luận cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa mặn mà với đầu tư nhà ở xã hội, việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư nhà ở xã hội là một cách hiệu quả để công nhân lao động thuê, phát huy các nguồn lực phát triển xã hội theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường các nguồn lực đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân lao động.

Ông cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có các giải pháp cân đối nguồn lực để đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư. Đồng thời, cẩn sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể có cơ sở triển khai thực hiện.

Đối thoại - Băn khoăn việc để Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư xây nhà ở xã hội (Hình 2).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương (Ảnh: Quochoi.vn).

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng tán thành việc trao quyền cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội. Theo bà, đây là một quy định với mục đích rất nhân văn; góp phần tháo gỡ thực trạng việc phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được chủ đầu tư.

Tuy nhiên theo bà Nga nên mở rộng đối tượng được phép thuê nhà ở xã hội do Tổng liên đoàn đầu tư. Bởi vì khi dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bước vào giai đoạn vận hành cho thuê mà chỉ cho phép công nhân, người lao động thuê sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng công nhân, người lao động chưa có nhu cầu thuê hết, thì nhà cho thuê vẫn thừa mà nhiều đối tượng khác có nhu cầu nhưng không thể thuê do không thuộc đối tượng “công nhân, người lao động”.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ nhất trí với phương án quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách xã hội và  tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, ông cho rằng cần có quy định cụ thể và lộ trình cụ thể.

Tổng Liên đoàn xây nhà, ai giám sát?

Phát biểu tranh luận về vấn đề Tổng Liên đoàn lao động tham gia phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng đây là vấn đề mới, trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề cần làm rõ.

Ông cho rằng, Chính phủ chưa đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các quy định sẵn có, do vậy, cần có đánh giá tổng thể kỹ lưỡng để xem vấn đề này đã “chín”, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm chưa, qua đó đưa vào quy định một cách hợp lý.

Đại biểu cũng cho rằng, việc giao cơ quan Nhà nước, hay một tổ chức chính trị, xã hội làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua chưa phù hợp với yêu cầu tách biệt giữa chức năng của cơ quan Nhà nước, chức năng của tổ chức chính trị xã hội và chức năng sản xuất, kinh doanh.

Do đó, ông Tám đề nghị cần cân nhắc kỹ, chưa đưa nội dung này vào trong luật, mà cần thực hiện theo các quyết định hiện hành, tổng hợp thực tiễn để luật hóa những nội dung đã "chín", đã rõ.

Đối thoại - Băn khoăn việc để Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư xây nhà ở xã hội (Hình 3).

Đại biểu Tô Văn Tám, đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum (Ảnh: Quochoi.vn).

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng tranh luận về ý kiến các đại biểu đồng tình chọn phương án 1 là tổ chức công đoàn là chủ đầu tư.

Ông Cường cho rằng, lí giải này là chưa thỏa đáng vì công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động. Đồng thời bày tỏ băn khoăn khi nhà ở có vấn đề thì ai là người đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói đó? “Khi thiếu nhà ở thì công đoàn cũng phải chịu trách nhiệm”, ông Cường nói.

Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình tổ chức công đoàn là chủ đầu tư nhà ở cho người lao động, tuy nhiên đề nghị đây chỉ là những dự án mẫu để làm điển hình và để công đoàn làm cơ sở có tiếng nói với các cơ quan khác.

Cá nhân xây nhà ở từ 2 tầng, 20 căn hộ trở lên phải lập dự án đầu tư

Thứ 5, 26/10/2023 | 15:09
Dự thảo Nhà ở (sửa đổi) đã có quy định cụ thể các điều kiện phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân.

Sau vụ cháy chung cư mini, Hà Nội phát hiện hơn 1.000 nhà xây sai phép

Thứ 5, 26/10/2023 | 14:01
Qua tổng rà soát cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao sau vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, lực lượng chức năng Tp.Hà Nội phát hiện 1.062 trường hợp xây dựng sai phép.

Nhà ở xã hội vừa thiếu vừa “ế”: Đâu là giải pháp?

Thứ 3, 24/10/2023 | 16:16
Nhà ở xã hội đang đối mặt với tình trạng nghịch lý vừa thiếu vừa “ế. Để giải được bài toàn khó này, chúng ta cần bắt đầu từ nguồn – cơ chế, chính sách.
Cùng tác giả

Gửi 42.600 tỷ đồng ở ngân hàng, PV Gas mang về 436 tỷ đồng tiền lãi

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:39
Hơn 46% tài sản của PV Gas nằm ở khoản tiền, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với 42.613 tỷ đồng. Đây cũng là quý ghi nhận lượng tiền nắm giữ cao kỷ lục của DN.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Cùng chuyên mục

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.