Khi giới trẻ muốn 'chết đẹp' để nổi tiếng

Khi giới trẻ muốn 'chết đẹp' để nổi tiếng

Thứ 7, 06/07/2013 | 09:00
0
Muốn khẳng định mình, nhiều đứa trẻ chán sống đã tìm đến cái chết với nhiều cách khác nhau. Tự tử nơi có độ cao, đông người quan sát để thể hiện cái chết ... "yêng hùng", chết trong sự "vinh quang", nổi tiếng.

Cái chết lãng xẹt của đứa trẻ không biết quý sự sống

Không ít trẻ hiện đang bị đầu độc, huyễn hoặc mình bằng những triết lý lãng nhách, không đầu đuôi theo kiểu chắp vá: "Đời người ai chẳng chết một lần. Phải chết làm sao cho danh nổi như cồn, báo chí biết đến, người ở lại ám ảnh nhớ đến suốt đời". Chẳng cần lý do, chỉ cần thấy chán là không ít đứa trẻ tìm đến cái chết.

Chỉ trong vòng một ngày cuối tháng 6, tại Đà Nẵng đã có hai con người trẻ tuổi nhảy cầu sông Hàn tự tử, cây cầu được coi là biểu tượng của thành phố. Lý do của những vụ nhảy cầu thật đơn giản chỉ vì thi đại học nhiều lần không đậu, Phạm Hoàng V. (23 tuổi, trú Điện Bàn, Quảng Nam) sinh ra chán nản.

Thời gian gần đây, V. bị chứng trầm cảm, ít tiếp xúc với mọi người và hay từ Điện Bàn ra chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng thắp hương. Có lẽ do một phút nông nổi vì cảm thấy thua kém bạn bè, bế tắc trong cuộc sống nên V. đã dại dột nhảy cầu tự tử.

Xã hội - Khi giới trẻ muốn 'chết đẹp' để nổi tiếng

Chán nản, cô gái này định nhảy lầu tự tử

Cùng thời gian ấy, vì tình yêu không đạt, bị gia đình ngăn cản nên Nguyễn Quang L. đã gieo mình xuống dòng sông Hàn tự tử. Cô gái trẻ mới 18 tuổi, N.T.D.H từ Đà Nẵng ra Hà Nội định xa rời thành phố, nơi có những người thân nhưng chẳng ai quan tâm đến cô.

Ra Hà Nội được hai ngày, cô đã tìm đến sân thượng của một nhà tập thể 5 tầng định nhảy xuống tự tử. H. được người dân và công an phường giải cứu, đưa đến bệnh viện Tâm thần nhưng trong đầu cô gái cũng chỉ mong tìm đến cái chết.

Khi tôi gặp H. tại bệnh viện tâm thần, đôi mắt sưng húp, H. nói: "Chẳng muốn sống nữa. Đời có gì thú vị đâu". Rồi H. kể, trong những lần lang thang trên mạng, em cũng tìm vào một số trang web dạy tự tử, chết thế nào cho đẳng cấp.

Có lẽ, do ảnh hưởng của tâm lý bất ổn, lại muốn chết cho "nổi tiếng" nên H. đã có ý định nhảy lầu tự tử. Hành động của cô gái khiến người dân tưởng cô bị bệnh tâm thần. Song thực tế, đó chỉ là tâm lý bị ức chế của những người trẻ không còn lý tưởng sống. Đó là loại virut len lỏi vào đầu óc những đứa trẻ, tạo ra hội chứng lây lan.

Chị Trần Mai Hà (Hà Đông- Hà Nội) có con gái mới thi trượt tốt nghiệp THPT sau những ngày lặng lẽ, chán nản đã cóp những cách thức tự tử nhẹ nhàng, lãng mạn ra máy tính. Chị Hà gọi điện nhờ bác sỹ tư vấn và biết trước sự khủng hoảng của con gái và đã lên kế hoạch nghỉ mấy buổi chợ để đưa con đi điều trị tâm lý.

Hôm ấy, chị thấy con gái mang về rất nhiều cánh hoa đại trắng muốt, hái ở ngôi đền gần nhà. Linh tính mách bảo điều không hay, nên chị đã mang sẵn chìa khoá phòng con gái theo người. Đêm ấy, chờ con gái ngủ, chị mở cửa vào phòng. Chị kinh ngạc khi thấy con gái ngủ trong phòng kín mít, tắt điều hoà, rắc hoa đại quanh giường. Chị mở cửa phòng thông thoáng nên đã giải cứu được đứa con gái dại dột.

Nỗi đau từ cuộc sống ảo

TS. Nguyễn Thị Kim Quý cho biết: "Rất nhiều trường hợp tới đây tư vấn là nữ sinh, từng cắt cổ tay 3 lần do tự ái không được bố mẹ quan tâm, không hiểu mình, em cảm thấy càng giẫy càng bị quấn chặt lại, tự mình không giải thoát được nên đã giải thoát bằng cách xâm kích cơ thể mà đỉnh cao là tự tử. Thậm chí còn rủ nhau tự tử tập thể, tạo diễn đàn để thành lập hội, chết sao cho đẹp, cho nổi tiếng để mọi người đều biết tới nỗi đau của mình".

Hay có trường hợp một bé gái lớp 7 ở Thanh Hóa bị bạn bè tẩy chay, bố mẹ áp đặt sống theo cách của mình, khi bị tích tụ nên bùng lên tự tử. Một bé gái khác mới học lớp 4 nhưng là người có nhân cách hướng nội, dễ ưu tư nhạy cảm nên đã tự tử để kéo sự quan tâm của bố mẹ. Thậm chí có trẻ  lớp 5 còn mua sẵn bát hương dặn dò mọi người thắp hương cho mình.

Thực trạng những đứa trẻ chán sống, muốn khẳng định mình qua cái "chết đẹp" đang ở mức báo động. TS. Quý đã từng nhận nhiều cuộc điện thoại của những kẻ hấp hối, đang chìm vào trong cái chết ảo tưởng, gọi điện đến chia sẻ. "Tôi đã khuyên nhủ chúng, cuộc sống là quý giá nhất. Và tra số điện thoại gọi đến báo với người lớn trong gia đình để kịp thời ngăn chặn những hành động dại dột".

Cũng theo TS. Quý, những trang mạng xã hội đã đánh trúng tâm lý những trẻ vị thành niên, ở lứa tuổi này trẻ có lòng tự trọng, tự ái cao, luôn muốn khẳng định mình là ai, mình làm được gì? Ở tuổi này, nhiều trẻ học thì không học được, làm không làm được nhưng lại muốn biết mình là ai, khẳng định vị trí trong xã hội bằng cách làm khác người, làm ngược lại những gì xã hội và người thân lên án. Tự tử cũng được trẻ dùng để khẳng định mình, tìm cách chết khác biệt. Nắm bắt tâm lý này, một số kẻ xấu đã bày cho chúng cách "chết đẹp" - đánh trúng tâm lý giới trẻ. Những trang web này thực sự gây xáo trộn, suy thoái về đạo đức khi giới trẻ như chết đuối vớ được cọc.

Trẻ không biết trả lời câu hỏi đó như thế nào muốn được coi là người lớn, muốn khẳng định cái tôi nên bố mẹ không có thời gian gần gũi quan tâm thì trẻ sẽ tự tìm bạn xấu. Bố mẹ khi phát hiện ra con có dấu hiệu bất thường thì không tìm hiểu tháo gỡ mà áp đặt, mắng mỏ thì như một dòng nước đang chảy mạnh gặp vật cản thì dòng nước sẽ dội ngược lại, nghĩa là trẻ sẽ có phản ứng ngược lại với bố mẹ.

Minh Khánh

Bệnh hưng cảm đang xuất hiện trong giới trẻ?

Thứ 3, 25/06/2013 | 16:07
Thời gian qua, cư dân mạng được dịp tranh cãi sôi động với hàng loạt sự ra đời của các hình tượng Kun “hot gơn” hay những clip sốc của Bà Tưng,… Hưng cảm dường như đã xuất hiện phổ biến trong nhiều bạn trẻ bất chấp những điều tiếng thị phi.

Giới trẻ và những tạo dáng hết sức phản cảm

Thứ 7, 01/06/2013 | 08:00
Trong thời gian qua không ít lần cộng đồng mạng "dậy sóng" bởi những bức ảnh tạo dáng hết sức phản cảm của giới trẻ bên cạnh những bức tượng.