"Bi hài" bệ xí giật nước thưở sơ khai

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Là một nơi “cực kỳ” đặc biệt của mọi gia đình, bệ xí giật nước xưa nay vẫn là nơi để con người có thể thoải mái xả bực tức và “nỗi niềm riêng tư” của mình một cách sảng khoái.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nơi “đặc biệt” này đã ra đời từ khi nào và thái độ ứng xử của con người với bệ xí giật nước “thưở ban đầu” bi hài ra sao…

“Cẩn thận… nước tới”

Theo những tài liệu y văn cổ xưa, thời La Mã cổ đại, người La Mã đã rất quan tâm đến việc thanh lọc cơ thể và vệ sinh môi trường sống. Họ có thói quen ngâm mình dưới suối nước nóng. Cùng với người Hi Lạp, người La Mã đã đi tiên phong trong việc đặt các ống dẫn nước sạch tại thành Rome, làm nhà vệ sinh và hố rác ở Ephèse, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà sau khi đế quốc La Mã suy tàn, người ta quên đi vấn đề vệ sinh.

Nhà vệ sinh công cộng thời đại La Mã trước công nguyên

Trong những tài liệu ghi lại được của người La Mã cổ đại, vào thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, hoàng đế Wisconsin đã cho xây dựng ở Roma bệ xí công cộng sử dụng nước đầu tiên. Bệ đi vệ sinh được thiết kế trên một bồn nước, mỗi khi “giải phóng” xong, người ta sẽ lấy một miếng bọt biển được gắn trên đầu chiếc gậy đặt sẵn trong bệ xí giật nước để lau. Sở dĩ phải thực hiện như vậy là ở thời điểm đó chưa hề có khái niệm: thế nào là giấy vệ sinh.

Và cũng để cho người khác có thể tiếp tục sử dụng miếng bọt biển, sau khi hoàn thành “nhiệm vụ thứ nhất”, bọt biển sẽ được ngâm vào nước muối rồi được chà sạch và đính lại lên chiếc gậy. Những người vào sau cứ thế tiếp tục sử dụng… Đến thời trung cổ, người ta đã đưa thiết kế của bệ xí giật nước công cộng tại thời La Mã cổ đại vào phòng tắm để tăng tính tiện lợi. Tuy nhiên, chỉ có những bậc công tôn quyền quý mới sử dụng loại bệ xí giật nước với mô hình khép kín này.

Mặc dù nhà vệ sinh sử dụng nước đã ra đời từ những năm trước công nguyên nhưng khi đó nó không được nhiều người ưa dùng. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở chỗ, việc giữ thăng bằng khi đi vệ sinh kiểu này như… làm xiếc. Theo thiết kế, bệ xí được đặt trên một bồn nước nên thường rất chênh vênh, nhiều người không cẩn thận đã thọt chân xuống lỗ. Vì thế, thường những ai có khả năng giữ thăng bằng tốt mới sử dụng được bệ xí giật nước kiểu này.

Vào năm 1596, ở Anh mới xuất hiện khái niệm bệ xí giật nước hiện đại đầu tiên. Đây là công trình “tâm huyết” của một vị huân tước có tên John Linton dành tặng nữ hoàng Anh- Elizabeth I. Vào năm đó, vị huân tước này đã dâng lên nữ hoàng Anh thiết kế bệ xí giật nước đầu tiên của mình. Tuy nhiên khi xây dựng đã xuất hiện nhiều lỗi cần phải sửa chữa lại. Chính vì nguyên nhân chậm chễ này đã khiến nữ hoàng Anh không còn kiên nhẫn để chờ đợi và bà quay lại cách dùng… bô truyền thống.

Sau thời kỳ của nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, chiếc bồn cầu giật nước được sử dụng chủ yếu trong hoàng cung. Người ta còn kể lai rằng, mỗi khi người trong hoàng gia đi “đại tiện” xong, chất thải cùng với nước đã được xả thẳng ra ngoài chiếc cống lộ thiên nằm ngay trên đường phố của thủ đô London. Mỗi khi dòng nước thải này chuẩn bị chảy tới đâu là người dân ở khu vực đó cảnh báo nhau bằng một câu hét: “Gardyloo”. Trong tiếng Pháp, từ này có nghĩa là “Cẩn thận, nước tới”.

Vua Pháp ngồi bồn cầu bàn chính sự

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, một nhà khoa học vào ngày đẹp trời đã quyết định không dùng bệ xí giật nước mà trực tiếp thải chất cặn bã của cơ thể ra ngoài thiên nhiên. Đương nhiên là ông đã lưu trữ những “bảo bối” này của mình một cách kín đáo và không ảnh hưởng đến ai. Một năm sau , khi những “bảo bối” đã khô đi, nhà khoa học này đã sắp xếp chúng vừa vặn vào 2 hộp đựng giầy, sau đó ông dùng chất thải đã khô để làm phân bón ruộng. Cũng bởi vì không phải dùng bệ xí giật nước, nên nhà khoa học đã tiết kiệm được cho gia đình mình 1,2 vạn lít nước, tương đương với sức chứa của 5000 hộp giầy. Sau thí nghiệm độc đáo này, nhiều người đã đặt câu hỏi: Thực chất việc phát minh bệ xí giật nước là sự thụt lùi hay tiến bộ của nhân loại? Trong khi nếu thải ra ngoài tự nhiên thì vừa có thể tiết kiệm được nước lại có thể tận dụng thành phân bón?

Vua Louis XIV của Pháp với nhà vệ sinh đặc biệt

Để trả lời câu hỏi này thì vào cuối thế kỷ 18, tại nơi phồn hoa bậc nhất thế giới như ở Pháp, cũng chỉ có nhà giàu mới có nhà vệ sinh và chậu rửa. Các phòng tắm công cộng đã được xây dựng nhưng lại là nơi để nói chuyện phiếm và nhà vệ sinh cộng đồng dường như là con số không. Trong các thành phố châu Âu, nhiều con đường là nơi để phóng uế và sặc mùi hôi thối. Tại thời điểm đó, để giữ sự sạch sẽ cho thành phố, đã có nhiều người tình nguyện tay cầm thùng gỗ tay cầm que đi hót những đống phế thải vô tổ chức nằm tràn lan trên đường phố.

Giữa thế kỷ 19, người ta mới nhận thức được rằng cuộc sống trong điều kiện bẩn thỉu có mối liên quan mật thiết với bệnh tật và những cái chết. Năm 1842, nhà khoa học Edwin Chadwick cho xuất bản cuốn sách "Môi trường vệ sinh của người thợ tại nước Anh". Nhờ sự ra đời của tác phẩm này mà phong trào vệ sinh phát triển ra toàn châu Âu. Cuốn sách nhấn mạnh: Việc vệ sinh cá nhân là chưa đủ, phải có các biện pháp cộng đồng. Và một trong những biện pháp này là sử dụng bệ xí giật nước giật nước nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

Sang thế kỷ thứ 20, mặc dù việc phát minh ra bệ xí giật nước giật nước đã được vài trăm năm, tuy nhiên nhiều người dân tại Châu Âu khi đó vẫn cố chấp không chịu sử dụng. Những hộ dân nghèo cho rằng, bệ xí giật nước kiểu này quá xa hoa và điều kiện của họ thì sử dụng… bô là đủ. Có những gia đình việc phóng uế ra thiên nhiên như xuống hồ, ao, thậm chí là những nơi vắng người là thói quen và… sở thích hàng ngày.

Vào thời gian trước đó, để kêu gọi dân chúng bảo vệ môi trường sống và tránh thói quen phóng uế bừa bãi nơi công cộng, vua Louis XIV của Pháp còn thông báo lễ đính hôn của mình khi vẫn ngồi trên… bồn cầu. Ơ thời điểm đó, vị vua này có một sở thích vô cùng đặc biệt, vừa “giải phóng bản thân” tại bồn cầu vừa trao đổi việc chính sự với quan lại trong triều đình. Vào năm chuẩn bị việc trọng đại trong cuộc đời mình, vua Louis XIV đã mời rất nhiều quần thần và đại sứ các nước đến để thông báo “việc hệ trọng”. Cũng giồng như nhiều lần khác, khi mọi bá quan văn võ tập hợp đầy đủ, vua Louis XIV vẫn ngồi trên bệ xí và tuyên bố rằng “Thời gian tới, ta sẽ chính thức tô chứ lễ đính hôn”.

Những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 20, những chiếc bệ xí giật nước vẫn chưa có một tên gọi riêng chính thức. Năm 1914, lần đầu tiên một tạp chí về nội thất đã gọi nó với cái tên “Toilet”. Sau khi tên gọi này được phổ biến rộng rãi thì “địa vị” của chiếc bồn cầu giật nước đã được nâng lên… tầm cao mới.

Đề xuất ngày toilet thế giới

Từ khi “địa vị” của bồn cầu giật nước được nâng lên, tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã nghĩ ra nhiều để gọi nơi “vô cùng đặc biệt” này trong ngôi nhà của mình. Ví như ở Pháp, nhiều nơi bệ xí giật nước được gọi với cái tên Les Water, được dịch nghĩa từ Les W.C trong tiếng Anh. Thậm chí có những vùng người ta đã dùng tên của người nổi tiếng để gọi, như: Vespasionne. Đây là từ phiên âm từ tiếng La Tinh, chỉ tên của vị hoàng đế thành Rome- một trong những người sáng tạo ra chiếc bồn cầu đầu tiên của thế giới.

Ở một số quốc gia phương Tây, có những vùng người ta đã dùng những tên khá kỳ lạ dành tặng cho chiếc bồn cầu. Tại Đức, những từ như “mật thất”, “ phòng ngoài” đều để chỉ bệ xí giật nước. Cũng trên cánh cửa các bệ xí giật nước công cộng ở Đức thường chỉ thấy hai ký tự D và H- viết tắt của từ Damen và Herren(tức nam và nữ). Tương tự cách viết tắt này, tại Ailen- ký hiệu cho bệ xí giật nước nam và nữ lần lượt là M và F.

Để nâng tầm địa vị cho chiếc bồn cầu, tổ chức WTO tại Anh (Viết tắt của từ- World Toilet Organisation- Hội bệ xí giật nước quốc tế) đang đề nghị Liên hợp quốc đặt này 19 tháng 11 hàng năm thành “Ngày bệ xí giật nước quốc tế”. Theo người phát ngôn của hiệp hội đặc biệt này cho biết: Bệ xí giật nước phản ánh sự văn minh và phát triển của mỗi quốc gia. Đồng thời nên tổ chức những hội chợ dành riêng cho chiếc bồn cầu. Mỗi khi một du khách đến tham quan khu vực triển lãm bệ xí của quốc gia nào thì đều được nghe… quốc ca chào đón của quốc gia đó.

Hải Hiền (Theo Kuaibao)