Bỏ biên chế giáo viên: Nên thí điểm trước với lãnh đạo bộ GD&ĐT

Bỏ biên chế giáo viên: Nên thí điểm trước với lãnh đạo bộ GD&ĐT

Thứ 6, 02/06/2017 | 10:15
0
“Nếu thực hiện bỏ biên chế thì nên từ Trung ương đến địa phương mà đầu tiên nên thí điểm bỏ biên chế với các lãnh đạo bộ GD&ĐT", thầy Trần Trung Hiếu nêu quan điểm.

 

Giáo dục - Bỏ biên chế giáo viên: Nên thí điểm trước với lãnh đạo bộ GD&ĐT

Thầy Trần Trung Hiếu và nhiều giáo viên rất tâm tư với ý tưởng mới nhất của bộ GD&ĐT.

Sau một loạt những đổi mới, cải cách “dang dở” mà hiệu quả thực sự vẫn là dấu hỏi thì mới đây, bộ GD&ĐT muốn thí điểm việc bỏ biên chế giáo viên. Báo Người Đưa Tin nhận được bức tâm thư của Ths.Trần Trung Hiếu – Giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An liên quan đến “ý tưởng” sẽ thí điểm xóa bỏ biên chế giáo viên của “tư lệnh” ngành giáo dục.

Báo Người Đưa Tin xin trân trọng đăng tải nguyên văn bức tâm thư này:

"Với góc độ là giáo viên phổ thông, khi đón nhận chủ trương dù mới là dự kiến này của Bộ, tôi cho rằng có vẻ như trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị về “đổi mới căn bản toàn diện” ngành giáo dục thì bộ GD&ĐT đang lúng túng và có lẽ đang tự làm khó mình khi đưa ra phương án này. Tôi luôn ủng hộ sự đổi mới của ngành nhưng không tán thành cách làm này.

Trong quá trình đổi mới toàn diện ngành giáo dục, việc đổi mới về con người là vấn đề cốt lõi, cụ thể là việc bỏ biên chế giáo viên. Theo tôi, bộ GD&ĐT rất cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn trọng, cần phải có lộ trình và sự tham vấn rộng rãi từ dư luận xã hội, đặc biệt những cán bộ quản lý, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy đầy tâm huyết ở tất cả các bậc học phổ thông.  

Chưa ai dám khẳng định chắc chắn tính khả thi, tính hiệu quả của phương án này nhưng tôi tin nếu được tham vấn một cách công khai, dân chủ và trung thực trên toàn quốc thì số lượng giáo viên sẽ phản đối nhiều hơn là đồng thuận. Vì sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp đến tinh thần, tâm tư, tình cảm, công ăn việc làm, đến miếng cơm manh áo, đời sống của hơn 1 triệu cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên toàn quốc.

Khi đón nhận thông tin này, chúng ta nên có cách nhìn nhận khách quan, công bằng mới nên hay không nên (hay chưa nên) bỏ biên chế trong giáo dục.

Cái được thứ nhất của phương án này sẽ giúp thủ trưởng các cơ quan trường học, các cơ sở đào tạo có thêm rất nhiều quyền tiếp nhận và sử dụng lao động, đồng thời nó cũng sẽ tạo ra cho những người lao động, nhất là giáo viên trẻ vừa ra trường có quyền lựa chọn môi trường, cơ quan công tác, theo điều kiện khả năng của mình. Đó là một sự cạnh tranh lành mạnh .

Thứ hai, phương án bỏ biên chế sẽ “triệt tiêu” thói quen, nhận thức “ỷ lại” của nhiều giáo viên khi đã trở thành “biên chế” và sẽ “an toàn” mà không lo đến quy luật “đào thải” nên không muốn phấn đấu khẳng định mình, không quan tâm lo lắng về trau dồi chuyên môn.

>> Xem thêm: Bỏ biên chế giáo viên: Thực hiện đúng luật không thí điểm giáo viên

Thứ ba, phương án này cũng có thể tạo nên một động lực cho các giáo viên muốn được ký hợp đồng một cơ quan, trường học nào đó cần phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu không sẽ bị cắt hợp đồng.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra cho phương án này mà không dễ có câu trả lời thỏa đáng: Bộ GD&ĐT sẽ nghĩ gì và hành xử như thế nào khi những cán bộ quản lý, giáo viên đã cống hiến nhiều năm trong ngành, đã được biên chế và hưởng lương từ ngân sách sẽ không còn là viên chức, công chức? Chế độ, chính sách về lương bổng, các danh hiệu, thành tích trong cơ quan trường học, cơ sở giáo dục của họ sẽ như thế nào? Còn những cán bộ quản lý, giáo viên kém cỏi về mặt trình độ quản lý, chuyên môn, tệ hại về nhân cách đạo đức liệu có bị ra khỏi guồng “biên chế” không khi họ là những “con ông này, cháu bà kia”?

Ai là người có quyền tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên và ai là người ký quyết định hủy bỏ hợp đồng? Hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” hiện nay có rất nhiều ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đâu chỉ có trong nghành giáo dục? Tại sao nhiều ngành khác, cơ quan hành chính sự nghiệp cùng hưởng lương ngân sách nhà nước khác lại không đề cập đến chủ trương xóa bỏ bỏ chế để thay bằng “hợp đồng” như ngành giáo dục?

Phương án này nghe có vẻ nhẹ nhàng, đơn giản nhưng để triển khai đồng bộ, đồng loạt sẽ vô cùng phức tạp. Đây là phương án của bộ GD&ĐT giành cho ngành mình nhưng sẽ đụng chạm đến nhiều bộ ngành liên quan như: Bộ Tài chính, bộ Nội vụ, bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội… Đồng thời, nó lại tương tác đến việc sửa đổi bổ sung một số điều trong luật Giáo dục, luật Lao động, luật Thi đua và Khen thưởng… Quốc hội mới là cơ quan có quyền quyết định vấn đề hệ trọng này.

Đổi mới để phát triển là sự phù hợp của xu thế, quy luật chung nhưng cần sự ổn định chứ không nên tạo ra sự xáo trộn và bất ổn. Thoạt nghe, phương án này tưởng chừng sẽ giảm thiểu được những tiêu cực trong ngành giáo dục nhưng không phải, nó thậm chí còn để lại những hậu quả không lường trước được mà trước tiên chính là tạo nên sự xáo trộn về tâm can của nhiều giáo viên đang đứng lớp.

Trong nhiều năm qua, một vấn nạn như một căn bệnh trầm kha và nhức nhối mà ai cũng biết là vấn đề tiêu cực trong quy trình tuyển dụng viên chức và bổ nhiệm công chức, quan chức mà hầu như trong cơ quan, trường học, cơ sở giáo dục nào cũng có. Nhiều người biết, ít người không biết nhưng không nhều người nói ra sự thật đau lòng này.

Họ đã chấp nhận mất nhiều tiền của, thậm chí có những người đã phải đánh đổi để hy vọng tìm kiếm một công việc trong 1 cơ quan trường học khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc chuyên nghành sư phạm. Bước đầu tiên là “chạy” có 1 suất “thử việc”, bước thứ 2 là “chạy” hợp đồng và sau một thời gian công tác lại thêm một công đoạn cuối cùng là “chạy biên chế”!

Hơn nữa, cùng là “anh em” với quá trình “chạy biên chế” này chính là quá trình luân chuyển giáo viên, đặc biệt ở các bậc THCS, tiểu học, mầm non từ vùng này sang vùng khác, từ miền núi về đồng bằng, từ đồng bằng về thành thị lại thêm những khoản tiền để tiêu cực mà chúng tôi nói đùa đầy xót xa là “phí chuyển nhượng”. Hiện tượng gần như phổ biến này trong nghành giáo dục có nhiều địa phương, nhưng có lẽ hiển diện nhiều nhất là miền Trung trở ra. Có lẽ chỉ ở TP.HCM, cơ chế tuyển dụng lao động nói chung, giáo dục nói riêng khi nhận người ít bận tâm đến vấn đề “biên chế” và người lao động cũng không quá nặng nề đến vấn đề này.

Theo tôi, phương án này sẽ khó có tính khả thi vì điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của đất nước và thực trạng chung của ngành giáo dục chưa thể thực hiện trong giai đoạn hiện tại. Và chắc chắn rằng phương án đó sẽ vấp phải sự phản ứng nhiều chiều, thậm chí sự thiếu đồng thuận, đồng tâm, đồng hành của ngay những người trong cuộc, trong ngành. Trăm dâu đổ đầu tằm, thử hỏi với đồng lương của giáo viên hiện nay làm sao đủ để làm nên những sự “chuyển dịch” như vậy?

Tóm lại, tôi cho rằng khi hoạch định và ban hành một chủ trương để tạo nên sự thay đổi mang tính đột phá, bộ GD&ĐT nên thận trọng, dân chủ và triển khai đúng lộ trình. Mọi sự nóng vội đều trả giá, mọi sai lầm đều dẫn đến những hệ lụy khó cân đong đo đếm. Đổi mới để phát triển cần sự ổn định chứ không nên tạo nên sự xáo trộn. Mọi bước đi, chủ trương, cách làm mang tính đột phá đều xuất phát từ thực tiễn và chính thực tiễn mới là thước đo chính xác nhất mọi chủ trương.

Tôi thiết nghĩ, bộ GD&ĐT muốn hiện thực hóa chủ trương này cần làm, nên làm và  phải làm được những việc sau:

Thứ nhất, nên thực hiện từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương, từ bậc học đại học đến mầm non mà đầu tiên nên thực hiện thí điểm bỏ biên chế đầu tiên là với các vị trí lãnh đạo ở bộ GD&ĐT.

Thứ hai, trong quá trình triển khai không nên phân biệt giữa cán bộ quản lý với giáo viên, trường công lập hay tư thục và tất cả quy trình này đều phải có sự giám sát của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là Quốc hội.

Thứ ba, cần sửa đổi lại rất nhiều điều trong hệ thống các bộ luật của nhà nước liên quan đến công việc bỏ viên chức mà việc làm này thì bộ GD&ĐT chỉ là cơ quan tham mưu, còn cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định là Quốc hội.

Dù hiện tại mới là ý tưởng, là dự kiến của Bộ trưởng bộ GD&ĐT nhưng tôi cho rằng có lẽ câu trả lời cắt nghĩa đầy thuyết phục nhất, trung thực nhất, khách quan nhất cho chủ trương này như thế nào, xin những người có trách nhiệm cao nhất của nghành giáo dục hãy nên “vi hành”, hãy về với các trường học phổ thông, các cơ sở giáo dục ở các địa phương để gặp gỡ, trò chuyện cởi mở cùng các giáo viên sẽ rõ".

Thơm Lan (ghi)

Xem thêm: 

Bỏ biên chế giáo viên: Nhà trường sẽ biến thành doanh nghiệp?

Hà Nội: Thực hư thông tin bỏ công chức, viên chức ngành giáo dục

Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...